Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 14

Năm thi: 2023
Môn học: Vi Sinh Y Học
Trường: Học viện Quân Y
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Xuân Kiên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Vi Sinh Y Học
Trường: Học viện Quân Y
Người ra đề: PGS.TS. Nguyễn Xuân Kiên
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 90 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật là một phần quan trọng trong môn Vi sinh vật học, thường được giảng dạy tại các trường đại học như Đại học Y Dược Hà Nội. Đề thi này do GS. Nguyễn Văn Minh, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vi sinh vật y học, trực tiếp biên soạn. Đề thi tập trung vào các kiến thức về di truyền học vi sinh vật và các ứng dụng của vi sinh vật trong y học. Đối tượng của bài thi này là sinh viên năm thứ hai ngành Y sinh. Sinh viên cần nắm vững các cơ chế di truyền và các ứng dụng của vi sinh vật trong y học để làm tốt bài thi này

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 14

1. Tình trạng nào sau đây không phải là nhiễm khuẩn
A. Tìm thấy vi khuẩn Shigella trong mẫu phân của một người bình thường
B. Tìm thấy Streptococci tiêu huyết  trong phết họng của một người bình thường
C. Tìm thấy vi khuẩn Clostridium perfringens trong mẫu phân của người bình thường
D. Cả ba trường hợp trên
E. Hai trường hợp B hay C

2. Một người bị viêm màng não mủ, cấy máu và cấy dịch não tuỷ đều có vi khuẩn H. influenzae type b, kết luận người ấy đang bị tình trạng nhiễm khuẩn huyết là
A. Đúng
B. Sai

3. Yếu tố nào sau đây giúp vi khuẩn kháng lại sự thực bào
A. Nang
B. Pili
C. Bào tử
D. Flagella
E. Cả A và B đều đúng

4. Vi khuẩn nào sau đây gây bệnh bằng ngoại độc tố
A. Salmonella typhi
B. Corynebacterium diphtheriae
C. Vibro cholerae
D. B và C đúng
E. Cả ba đều đúng

5. Trẻ nhỏ trước 6 tháng tuổi có khả năng miễn dịch được các bệnh nhiễm khuẩn. Đây là miễn dịch:
A. Bẩm sinh thụ động
B. Thu được chủ động
C. Thu được thụ động
D. Bẩm sinh chủ động

6. Tính chất của nội độc tố, ngoại trừ:
A. Do vi khuẩn chết phóng thích
B. Bản chất là protein
C. Tính sinh kháng nguyên yếu
D. Tương đối ít độc
E. Qui định bởi gen trên nhiễm sắc thể

7. Nội độc tố không gây ra tình trạng nào sau đây:
A. Sốt
B. Tổn hại dinh dưỡng
C. Hoại thư sinh hơi
D. Giảm bạch cầu
E. Gây chết

8. Biểu hiện và tiến triển của bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào:
A. Vi sinh vật gây bệnh
B. Cơ thể ký chủ
C. Môi trường xung quanh
D. Tất cả đều đúng

9. Số đặc điểm đúng của ngoại độc tố:(1) Thường do vi khuẩn gam (+) tiết ra(2) Bản chất là protein(3) Qui định bởi gen nằm trên NST(4) Tính sinh kháng nguyên cao(5) Không thể chế thành giải độc tố(6) Tương đối bền với nhiệt
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3

10. Nhận định sai về định đề Koch:
A. Vi khuẩn được tìm thấy trong sang thương của các cơ thể bị cùng một loại bệnh
B. Vi khuẩn được cấy và thuần khiết qua nhiều đời
C. Gây được mô hình bệnh thực nghiệm trên người
D. Sau thí nghiệm phân lập được vi khuẩn gây bệnh

11. Nhận định sai về định đề Koch phân tử:
A. Có liên quan đến tính độc lực của vi khuẩn
B. Kiểu hình hoặc tính chất khảo sát có liên hệ đến những thành viên sinh bệnh của giống hoặc những dòng gây bệnh của loài
C. Bất hoạt gen liên hệ với độc lực sẽ dẫn đến mất hoàn toàn độc lực
D. Sự đột biến ngược của gen làm phục hồi tính sinh bệnh

12. Loại vi sinh vật nào chỉ gây bệnh cho người:
A. HBV
B. Y. pestis
C. Virut dại
D. Tất cả đều sai

13. Chọn câu sai, yếu tố bám dính của vi sinh vật:
A. Pili
B. Gp120
C. Tính kỵ nước bề mặt
D. Flagella

14. Enzyme ly giải fibrin:
A. Streptokinase
B. Coagulase
C. Hyaluronidase
D. Neuraminidase

15. Enzyme phá hủy màng nhày:
A. Neuraminidase
B. Fibrinolysin
C. Streptokinase
D. Hyaluronidase

16. Chọn câu sai, yếu tố chống thực bào:
A. Nang tế bào vi khuẩn: polysaccharide ở nang Pneumococci
B. Kết hợp với một yếu tố của cơ thể: Protein A của Staphylococci gắn với Fc của IgM
C. Yếu tố bề mặt: Protein M của S.pyogenes
D. Tiết các yếu tố hòa tan ngăn cản hoá ứng động của bạch cầu

17. Liên quan tính gây bệnh nội bào:
A. Mọi vi sinh vật đều có khả năng gây bệnh nội bào
B. Chỉ xảy ra với đại thực bào
C. Vi sinh vật tồn tại bình thường nhưng không tăng sinh
D. Nhờ khả năng ngăn cản sự kết hợp của phagosome và lysosome

18. Tổn thương miễn dịch, chọn câu sai:
A. Do vi khuẩn gây ra, ví dụ như Streptococci
B. Thấp khớp cấp sau khi nhiễm streptococci ở họng
C. Viêm cầu thận cấp sau khi nhiễm Streptococci ngoài da
D. Có thể gây suy tim

19. Yếu tố quyết định đối với sự phát sinh, phát triển và kết thúc của bệnh nhiễm trùng:
A. Vi sinh vật
B. Cơ thể ký chủ
C. Môi trường
D. Tất cả đều đúng

20. Bệnh truyền nhiễm:
A. Do nhiều mầm bệnh gây nên
B. Nguồn lây duy nhất từ người sang người
C. Có thể lây lan thành dịch nhờ ba yếu tố: nguồn lây, đường lây, mầm bệnh
D. Tiến triển có chu kỳ

21. Tập hợp phát biểu đúng về “thể ẩn” trong trạng thái nhiễm trùng:(1) Triệu chứng lâm sàng (-)(2) Không có tổn thương và rối loạn chức năng(3) Có thể có tổn thương và rối loạn chức năng(4) Thải mầm bệnh ra môi trường(5) Thường được miễn dịch và chống tái nhiễm
A. (1), (2), (4)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (3), (5)
D. (1), (2), (5)

22. Tế bào lympho nào tương đương túi bursa ở gia cầm:
A. Lympho B
B. Lympho T
C. Monocyte
D. Tất cả đều đúng

23. Chọn câu đúng về kháng sinh:
A. Tác động ở mức độ tế bào.
B. Có tác dụng đặc hiệu.
C. Chỉ có tác dụng diệt khuẩn.
D. Tất cả kháng sinh có hoạt phổ hẹp.

24. Không phải là cơ chế tác động của kháng sinh:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
B. Ức chế tổng hợp protein.
C. Ức chế thành lập vách tế bào.
D. Ức chế sự tạo màng tế bào.

25. Chọn số phát biểu đúng:(1) Kháng sinh bao gồm chất sát khuẩn.(2) Phân loại kháng sinh dựa vào nhóm bệnh cần điều trị.(3) Sự kháng thuốc kháng sinh có thể do di truyền hoặc không di truyền.(4) Lạm dụng kháng sinh có thể gây bội nhiễm vi khuẩn.(5) Kháng sinh có cùng hoạt tính như nhau đối với các loại vi khuẩn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

26. Sự kháng chéo:
A. Chỉ gặp ở những thuốc có thành phần hóa học tương tự nhau.
B. Kháng 1 loại thuốc sẽ kháng với tất cả thuốc cùng cơ chế tác động.
C. Sử dụng đồng thời 2 loại thuốc không có phản ứng chéo sẽ giới hạn kháng thuốc.
D. Erythromycin và Lincomycin có liên hệ hóa học nên có thể xảy ra kháng chéo.

27. Cơ chế tác động của sulfonamides:
A. Ức chế tổng hợp acid nucleic.
B. Ức chế tổng hợp protein.
C. Ức chế thành lập vách tế bào.
D. Ức chế nhiệm vụ màng tế bào.

28. Số phát biểu đúng về Penicillin G:(1) Thuộc nhóm β-lactams.(2) Bị dịch vị phá hủy.(3) Có thể tiêm hoặc dùng bằng đường uống.(4) Vi khuẩn sản xuất được penicillinase sẽ kháng Penicillin G.(5) Bền với acid và β-lactamase.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

29. Chọn câu sai về Chloramphenicol:
A. Là thuốc diệt khuẩn.
B. Có thể gây thiếu máu do suy tủy.
C. Gây ức chế tổng hợp protein vi khuẩn.
D. Có thể điều trị nhiễm trùng ở HTK trung ương.

30. Nhóm thuốc kháng lao:
A. Rifampin, PAS, Penicillin.
B. Dapsone, Rifampin, Streptomyicn.
C. Isoniazid, Rifampin, PAS.
D. Cefazolin, Streptomycin, Rifampin.

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 1
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 2
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 3
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 4
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 5
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 6
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 7
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 8
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 9
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 10
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 11
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 12
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 13
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 14

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: