Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật là một phần quan trọng trong môn Vi sinh vật học, thường được giảng dạy tại các trường đại học như Đại học Y Dược Hà Nội. Đề thi này do GS. Nguyễn Văn Minh, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vi sinh vật y học, trực tiếp biên soạn. Đề thi tập trung vào các kiến thức về di truyền học vi sinh vật và các ứng dụng của vi sinh vật trong y học. Đối tượng của bài thi này là sinh viên năm thứ hai ngành Y sinh. Sinh viên cần nắm vững các cơ chế di truyền và các ứng dụng của vi sinh vật trong y học để làm tốt bài thi này
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 5
Câu 1: Ứng dụng đặc điểm “chuyển hóa nhanh, hấp thụ nhiều” của vi sinh vật:
A. Tạo ra số lượng lớn trong thời gian ngắn
B. Dễ phát hiện các đột biến
C. Dễ dàng nuôi cấy vì cần cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ
D. Chẩn đoán vi sinh vật nhanh chóng thông qua tính chất sinh vật, hóa học
Câu 2: Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động đảo ngược:
A. Là phản ứng dùng hồng cầu gắn kháng nguyên hòa tan để phát hiện và đo lường kháng thể
B. Là phản ứng ngưng kết trong đó hồng cầu được dùng làm nền mượn để gắn kháng thể
C. Là phản ứng dùng hồng cầu để gắn kháng thể tương ứng với các kháng nguyên có sẵn
D. Do một số virus có khả năng là ngưng kết hồng cầu
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Sự phát triển vi khuẩn lao kháng thuốc liên quan đến sự lây lan các plamid kháng thuốc
B. Khi phản ứng Tuberulin (+), chúng ta có thể kết luận bệnh nhân bị bệnh lao
C. Các thuốc kháng lao hiện dùng là: Streptomyin, Ethabuton, Isoniazid, Cephalosphorin thế hệ 3
D. Có thể dùng môi trường như BBL, MGIT để giảm thời gian nuôi cấy vi khuẩn lao xuống
Câu 4: Vi khuẩn ký sinh nội bào bắt buộc giống virus ở:
A. Nhân chứa AND, ARN
B. Cấu trúc
C. Không nhạy cảm với kháng sinh
D. Nhân lên trong tế bào
Câu 5: Biểu hiện tại chỗ hoặc toàn thân của cơ thể vật chủ trong bệnh nhiễm trùng phụ thuộc vào:
A. Độc lực của vi sinh vật gây bệnh và đáp ứng của cơ thể vật chủ
B. Độc lực của vi sinh vật gây bệnh
C. Phản ứng của cơ thể vật chủ
D. Đường xâm nhập của vi sinh vật
Câu 6: Đặc điểm về hình thể của trực khuẩn bạch hầu:
A. Trực khuẩn gram (+) hình chùy
B. Trực khuẩn gram (+) đầu vuông
C. Trực khuẩn gram (-) một hoặc 2 đầu phình to
D. Trực khuẩn gram (-) hai đầu tròn
Câu 7: Nhân của vi khuẩn khác với nhân của tế bào động vật bậc cao ở:
A. Không có màng nhân và bộ máy phân bào
B. Chứa nhiều nhiễm sắc thể
C. Hình thể và số lượng
D. Chất liệu acid nucleic
Câu 8: Bệnh phẩm thông thường nhất để phân lập Poliovirus là:
A. Dịch họng
B. Máu
C. Đờm
D. Phân
Câu 9: Tính chất sinh vật hóa học của Vibrio:
A. Oxydase (-)
B. Indol (-)
C. Catalase (+)
D. Lên men sinh hơi nhiều loại đường
Câu 10: Các yếu tố độc lực của virus, ngoại trừ:
A. Tiết ra các enzyme làm mất tác dụng của kháng thể
B. Gây biến dạng nhiễm sắc thể
C. Chui vào trong tế bào tránh tác dụng của kháng thể
D. Ức chế tế bào tổng hợp các thành phần của mình
Câu 11: Bản chất kháng nguyên H của họ vi khuẩn đường ruột là:
A. Protein
B. Peptyloglycan
C. Phức hợp lipoprotein
D. Phức hợp lipopolysaccharit
Câu 12: Sau khi đã hấp thụ vào bề mặt tế bào cảm thụ virus sẽ:
A. Làm rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào
B. Kích thích tế bào tổng hợp Interferon
C. Ức chế các hoạt động bình thường của tế bào
D. Xâm nhập vào tế bào
Câu 13: Trong giai đoạn cởi áo:
A. Virus tổng hợp xong những enzyme cần thiết
B. Virus tiến đến nhân tế bào
C. Capsid thay đổi hình dạng
D. Capsid bị phá vỡ axit nucleic được phóng thích
Câu 14: Phương pháp nhuộm để xem tính chất bắt màu đặc biệt của Yersinia Pestis thường là:
A. Nhuộm wayson
B. Nhuộm gram
C. Nhuộm đơn
D. Nhuộm Jienl – Nelssen
Câu 15: Dương tính giả là hiện tượng:
A. Kết quả phản ứng cho âm tính và không có kháng nguyên, kháng thể cần tìm
B. Kết quả phản ứng cho dương tính nhưng không có kháng nguyên, kháng thể cần tìm
C. Kết quả phản ứng cho dương tính và có kháng nguyên, kháng thể cần tìm
D. Kết quả phản ứng cho âm tính nhưng có kháng nguyên, kháng thể cần tìm
Câu 16: Đặc điểm của virus viêm gan B:
A. Hình khối, đường kính 27nm
B. Hình sợi dài, đường kính 24nm
C. Hình cầu, đường kính 42nm
D. Hình cầu, đường kính 27nm
Câu 17: Chủng virus dại cố định:
A. Phát triển ngoài mô thần kinh
B. Không lưu hành trong tự nhiên
C. Gây bệnh dại khi tiêm vào cơ thể theo con đường ngoại thần kinh
D. Có trong nước bọt động vật nhiễm virus
Câu 18: Chất liệu di truyền trên R-plasmid có thể được lan truyền từ vi khuẩn nọ sang vi khuẩn kia là:
A. Biến nạp, tải nạp, plasmid tra
B. Tải nạp, transposon, plasmid tra
C. Tiếp hợp, tải nạp, plasmid tra
D. Tiếp hợp, biến nạp, tải nạp, plasmid tra
Câu 19: Đường truyền bệnh của virus viêm gan D:
A. Đường tiêu hóa
B. Đường nhau thai sữa mẹ
C. Đường tiết niệu sinh dục
D. Đường truyền máu, tiêm chích
Câu 20: Virus dại:
A. Nhạy cảm với ether
B. Capsid đối xứng xoắn
C. Hình viên đạn, chứa ARN hai sợi
D. Không có vỏ bao ngoài
Câu 21: Đặc điểm Staphylococcus aureus:
A. Có kháng nguyên H
B. Lên men đường Mannit
C. Không gây các nhiễm trùng ở da
D. Chủ yếu gây viêm niệu đạo cấp
Câu 22: Hiệu giá ranh giới phản ứng ASO là:
A. 1/200
B. 1/400
C. 1/1600
D. 1/800
Câu 23: Để phân lập tụ cầu từ bệnh phẩm phân cần cấy ngay vào môi trường:
A. Môi trường thạch thường
B. Môi trường thạch máu
C. Môi trường canh thang
D. Môi trường Chapman
Câu 24: Kháng sinh đồ là kỹ thuật:
A. Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn
B. Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
C. Xác định mức độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn
D. Xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Câu 25: Poliovirus được chia thành 3 typ dựa vào:
A. Hiệu ứng tế bào bệnh lý trên nuôi cấy tế bào
B. Dịch tễ của từng typ
C. Sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên
D. Triệu chứng lâm sàng khác nhau của mỗi typ
Câu 26: Sự đề kháng kháng sinh do thay đổi đích tác dụng của thuốc tìm thấy với thuốc sau:
A. Tetracyclin
B. Chloramphenicol
C. Kháng sinh nhóm Macrolid
D. Kháng sinh nhóm Aminoglycosid
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Phage chứa DNA hiếm gặp hơn phage chứa RNA
B. Cấu trúc phage gồm 2 phần: đầu, đuôi
C. Capsid của phage có cấu trúc phức tạp
D. Một tế bào vi khuẩn đồng thời có thể nhiễm 2 phage khác nhau
Câu 28: Đường lây nhiễm virus sởi:
A. Tiếp xúc trực tiếp qua da xây sát
B. Kết mạc mắt
C. Tiêu hóa
D. Máu
Câu 29: Tác dụng của enzym protease:
A. Phá hủy màng nguyên sinh chất của tế bào vật chủ giúp virus xâm nhập
B. Phá hủy cấu trúc protein của tế bào chủ gây hủy hoại tế bào
C. Làm thủng màng nguyên sinh chất giúp virus giải phóng
D. Tách các polyprotein được mã hóa gen Gag và gen Pol thành các phân tử hoạt động
Câu 30: Vi khuẩn nào sau đây bắt màu tím khi nhuộm bằng phương pháp Gram:
A. Neisseria meningitides
B. Burkhoderia pseudomadei
C. Staphylococcus aureus
D. Pseumonas aeruginosa
Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 1
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 2
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 3
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 4
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 5
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 6
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 7
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 8
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 9
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 10
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 11
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 12
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 13
Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật – Đề 14
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.