Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 10

Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y Sinh Học Di Truyền
Trường: Đại học Y Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Lê Quang Hòa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Học Di Truyền  là một bộ đề thi quan trọng trong môn Sinh học Di truyền, được thiết kế dành cho sinh viên ngành Y học tại Trường Đại học Y Hà Nội. Đề thi này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm tập trung vào những nguyên lý cơ bản của di truyền học, từ di truyền phân tử, di truyền quần thể, đến các ứng dụng lâm sàng trong y học. Được biên soạn bởi PGS.TS Lê Quang Hòa, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực sinh học di truyền, đề thi này giúp sinh viên củng cố kiến thức nền tảng và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi học phần quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu kỹ hơn về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Y Sinh Học Di Truyền – Đề 10

Câu 1: Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể sinh vật thường tạo ra các biến dị:
A. đột biến
B. di truyền
C. không di truyền
D. tổ hợp

Câu 2: Mức phản ứng là
A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường
B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường
D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau

Câu 3: Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng:
A. trội không hoàn toàn
B. chất lượng
C. số lượng
D. trội lặn hoàn toàn

Câu 4: Kiểu hình của cơ thể là kết quả của:
A. quá trình phát sinh đột biến
B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái
C. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường
D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp

Câu 5: Thường biến là những biến đổi về:
A. cấu trúc di truyền
B. kiểu hình của cùng một kiểu gen
C. bộ nhiễm sắc thể
D. một số tính trạng

Câu 6: Nguyên nhân của thường biến là do:
A. tác động trực tiếp của các tác nhân lý, hoá học
B. rối loạn phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể
C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào
D. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường

Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Mức phản ứng của kiểu gen có thể rộng hạy hẹp tuỳ thuộc vào từng loại tính trạng
B. Sự biến đổi của kiểu gen do ảnh hưởng của mội trường là một thường biến
C. Mức phản ứng càng rộng thì sinh vật thích nghi càng cao
D. Sự mềm dẽo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường

Câu 8: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng
D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng

Câu 9: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng?
A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân
B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng
C. Nhiệt độ thấp enzim điều hoà tổng hợp mêlanin hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được mêlanin làm lông đen
D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân

Câu 10: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào:
A. nhiệt độ môi trường
B. cường độ ánh sáng
C. hàm lượng phân bón
D. độ pH của đất

Câu 11: Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen tổng hợp mêlanin tạo màu lông ở giống thỏ Himalaya như thế nào theo cơ chế sinh hoá?
A. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin ở phần thân bị đột biến nên không tạo được mêlanin, làm lông ở thân có màu trắng
B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hoà tổng hợp mêlanin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng
C. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin hoạt động, nên các tế bào ở phần thân tổng hợp được mêlanin làm lông có màu trắng
D. Nhiệt độ cao làm gen tổng hợp mêlanin không hoạt động, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp mêlanin làm lông trắng

Câu 12: Bệnh phêninkêtô niệu ở người do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người mắc bệnh có thể biểu hiện ở nhiều mức độ năng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào:
A. hàm lượng phêninalanin có trong máu
B. hàm lượng phêninalanin có trong khẩu phần ăn
C. khả năng chuyển hoá phêninalanin thành tirôxin
D. khả năng thích ứng của tế bào thần kinh não

Câu 13: Cho biết các bước của một quy trình như sau:1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là:
A. 1 → 2 → 3 → 4
B. 3 → 1 → 2 → 4
C. 1 → 3 → 2 → 4
D. 3 → 2 → 1 → 4

Câu 14: Mức phản ứng của một kiểu gen được xác định bằng:
A. số cá thể có cùng một kiểu gen đó
B. số alen có thể có trong kiểu gen đó
C. số kiểu gen có thể biến đổi từ kiểu gen đó
D. số kiểu hình có thể có của kiểu gen đó

Câu 15: Sự mềm dẻo kiểu hình có ý nghĩa gì đối với bản thân sinh vật?
A. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp quần thể sinh vật đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
B. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có sự mềm dẽo về kiểu gen để thích ứng
C. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật thích nghi với những điều kiện môi trường khác nhau
D. Sự mềm dẻo kiểu hình giúp sinh vật có tuổi thọ được kéo dài khi môi trường thay đổi

Câu 16: Trong thực tiễn sản xuất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”?
A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gen nên có mức phản ứng giống nhau
B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị giảm
C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gen làm năng suất bị sụt giảm
D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?
A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể
D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên

Câu 18: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên:
A. vốn gen của quần thể
B. kiểu gen của quần thể
C. kiểu hình của quần thể
D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 19: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể
B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể
C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể
D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể

Câu 20: Các cá thể trong một quần thể có khả năng giao phối với nhau vì:
A. chúng có quan hệ họ hàng với nhau
B. cùng loài, sống trong cùng một khu vực địa lý
C. chúng có cùng tuổi đời
D. sống trong cùng một sinh cảnh

Câu 21: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng với định nghĩa về quần thể giao phối?
A. Là tập hợp các cá thể sống trong một khu vực xác định
B. Quần thể giao phối là đơn vị tiến hóa cơ sở
C. Là tập hợp các cá thể cùng loài, sống trong một sinh cảnh nhất định, có khả năng giao phối với nhau
D. Các cá thể trong quần thể giao phối có vốn gen chung

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây là của quần thể tự phối?
A. Quần thể có sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình cao
B. Thành phần kiểu gen của quần thể duy trì không đổi qua các thế hệ
C. Tần số thể dị hợp giảm dần qua các thế hệ
D. Quần thể tự phối có đặc điểm giống với quần thể ngẫu phối

Câu 23: Điều nào dưới đây là đúng về quần thể ngẫu phối?
A. Các cá thể có kiểu hình giống nhau
B. Các cá thể có kiểu gen đồng nhất
C. Các cá thể trong quần thể ngẫu phối không giao phối ngẫu nhiên
D. Quần thể có tính đa dạng di truyền cao

Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không đúng với định nghĩa của quần thể tự phối?
A. Là quần thể có sự đa dạng di truyền cao
B. Là quần thể có xu hướng tăng dần số lượng cá thể đồng hợp tử
C. Quần thể tự phối thường có xu hướng giảm tần số thể dị hợp qua các thế hệ
D. Là quần thể có xu hướng duy trì những kiểu gen đồng hợp tử

Câu 25: Nguyên nhân chính làm cho quần thể giao phối ngẫu nhiên có độ đa dạng di truyền cao là:
A. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các tổ hợp gen khác nhau
B. Đột biến xuất hiện nhiều trong quần thể
C. Quá trình sinh sản hữu tính là nguồn cung cấp biến dị tổ hợp
D. Cả A và C đều đúng

Câu 26: Một quần thể ngẫu phối có đặc điểm:
A. Cấu trúc di truyền của quần thể không thay đổi theo thời gian
B. Thành phần kiểu gen của quần thể có sự thay đổi theo thời gian
C. Quần thể có tính đa dạng di truyền cao
D. Các cá thể trong quần thể có sự đồng nhất về kiểu gen

Câu 27: Kết quả của quá trình giao phối ngẫu nhiên trong quần thể là:
A. Làm giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp
B. Tạo nên trạng thái cân bằng di truyền
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp
D. Duy trì tỉ lệ kiểu gen dị hợp qua các thế hệ

Câu 28: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
A. Môi trường sống không thay đổi
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến

Câu 29: Cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. Thành phần kiểu gen của các cá thể trong quần thể
B. Tần số các kiểu gen và tần số các alen trong quần thể
C. Tần số kiểu hình của các cá thể trong quần thể
D. Tỉ lệ % số cá thể trong quần thể có cùng một kiểu gen

Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Theo lý thuyết, trong các quần thể có thành phần kiểu gen là 0,5 AA: 0,2 Aa: 0,3 aa, tần số kiểu hình của quần thể là:
A. 0,7 hoa đỏ : 0,3 hoa trắng
B. 0,5 hoa đỏ : 0,5 hoa trắng
C. 0,75 hoa đỏ : 0,25 hoa trắng
D. 0,8 hoa đỏ : 0,2 hoa trắng

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)