Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: ThS Nguyễn Hoàng Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị/ Kinh Tế
Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: ThS Nguyễn Hoàng Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị/ Kinh Tế

Mục Lục

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế là một trong những bài thi quan trọng của môn Địa lý Kinh tế tại các trường đại học chuyên ngành về kinh tế và quản lý. Đề thi này thường được giảng dạy và biên soạn bởi các giảng viên tại những trường như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) hay Học viện Tài chính, nhằm kiểm tra kiến thức về sự phân bố các nguồn lực, các ngành kinh tế, và mối quan hệ giữa địa lý và phát triển kinh tế.

Sinh viên cần nắm vững các khái niệm như địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vùng kinh tế, và vai trò của địa lý trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Đây là bài thi dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc thứ tư thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, và các chuyên ngành liên quan.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 2

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Ninh.
B. Hải Dương.
C. Bắc Ninh.
D. Thái Bình.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?
A. Lai Châu.
B. Nghệ An.
C. Kom Tum.
D. Điện Biên.

Câu 3. Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.
B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu.
C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu.
D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.

Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung:
A. Đà Nẵng
B. Nha Trang
C. Vinh
D. Thanh Hóa

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào?
A. Quảng Bình.
B. Hà Tĩnh.
C. Thừa Thiên – Huế.
D. Nghệ An.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?
A. Cơ khí.
B. Điện tử.
C. Luyện kim màu.
D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia?
A. Hạ Long.
B. Đà Lạt.
C. Huế.
D. Vũng Tàu.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?
A. Sông Đà.
B. Sông Hồng.
C. Sông Mã.
D. Sông Lô.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Bình Định.
B. Phú Yên.
C. Quảng Nam.
D. Quảng Ngãi.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Nhật Lệ thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Quảng Trị.
D. Quảng Bình.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Khánh Hòa.
C. Bình Định.
D. Phú Yên.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 9 chạy qua tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Trị.
B. Thanh Hóa.
C. Quảng Bình.
D. Nghệ An.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá có ở nơi nào sau đây?
A. Tiền Hải.
B. Cẩm Phả.
C. Cổ Định.
D. Quỳ Châu.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?
A. Quảng Trị.
B. Thanh Hóa.
C. Nghệ An.
D. Quảng Bình.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?
A. Quỳnh Nhai.
B. Sinh Quyền.
C. Cam Đường.
D. Văn Bàn.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Tây Ninh.
B. Bình Phước.
C. Đồng Nai.
D. Bình Dương.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lai Châu.
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng.
D. Điện Biên.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Kon Tum.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Lâm Đồng.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Trà Vinh.
B. Bến Tre.
C. Cà Mau.
D. Sóc Trăng.

Câu 20. Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để
A. tăng thêm được một vụ lúa.
B. trồng được các loại rau ôn đới.
C. trồng được cây công nghiệp lâu năm.
D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Câu 21. Đặc điểm và xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay:
A. Mỗi nước độc lập có xu hướng phát triển riêng.
B. Có sự liên kết trong một số mặt.
C. Xu hướng thống nhất, phát triển đa dạng, không đều, mâu thuẫn.
D. Có xu hướng hội nhập, thống nhất theo xu thế chính trị.

Câu 22. Nguyên nhân nào là chủ yếu của xu thế nền kinh tế thống nhất:
A. Các quốc gia cùng tồn tại trên trái đất, nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng, các nước trở thành những mắt xích của nền kinh tế thế giới.
B. Do sản xuất phát triển nhanh dẫn đến thiếu nguyên nhiên liệu, thiếu kỹ thuật.
C. Do nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh, ưu chuộng hàng ngoại, ưu sự đa dạng.
D. Một số nước có nhu cầu sản xuất và tiêu dùng giống nhau nên liên kết. Xây dựng thị trường chung, liên kết sản xuất.

Câu 23. Nguyên nhân nào là chủ yếu dẫn đến phát triển kinh tế không đều giữa các nước:
A. Mỗi quốc gia, mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội khác nhau.
B. Là các nước thuộc địa cũ, kỹ thuật kém phát triển.
C. Do quá trình phát triển trong lịch sử.
D. Do nông dân, tài nguyên tự nhiên thiếu hụt.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu của các mâu thuẫn:
A. Phát triển không đều.
B. Những vấn đề tồn tại trong quá trình lịch sử, quyền lợi dân tộc bị chèn ép.
C. Va chạm quyền lợi dân tộc, bị nước ngoài can thiệp.
D. Những vấn đề do chủ nghĩa thực dân cũ để lại.

Câu 25. Lợi thế nào quan trọng nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới:
A. Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, chính sách mở cửa.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Kinh tế phát triển nhanh.
D. Chính trị ổn định.

Câu 26. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
A. Phát triển nhanh, bền vững.
B. Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Phát triển không đều giữa các vùng.
D. Tăng trưởng kinh tế cao.

Câu 27. Ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của Việt Nam:
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp và xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Thương mại.

Câu 28. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh, thành phố nào:
A. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
C. TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương.
D. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Câu 29. Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở vùng Đông Nam Bộ:
A. Công nghiệp chế biến thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử, tin học.
C. Công nghiệp dệt may.
D. Công nghiệp hóa chất.

Câu 30. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
A. Có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên.
B. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
C. Có nhiều khu công nghiệp lớn.
D. Có nhiều cảng biển lớn.

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 1

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 2
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 3
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 4
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 5

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 6
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 7
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 8
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 9
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)