Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam USSH

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: TS Trương Thị Lan Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Số lượng câu hỏi: 500
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Khoa học Xã hội và Nhân văn
Người ra đề: TS Trương Thị Lan Hà
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Số lượng câu hỏi: 500
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam USSH là một đề thi trắc nghiệm được tổng hợp từ nhiều trường đại học khác nhau, đặc biệt là từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH). Đề thi này xoay quanh các kiến thức về bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam và cung cấp những câu hỏi bao quát các chủ đề chính của môn học. Đề thi này được tổng hợp vào năm 2023 và là một trong những đề thi mới nhất. Trong đề thi này, bạn sẽ được củng cố và ôn tập các kiến thức từ đầu đến cuối. Hãy cùng nhau làm đề thi này nhé.

Những câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam trường USSH

  1. Bộ ba gồm: Kèn Saranai, trống Ghi năng, trống Baranưng là nhạc cụ của dân tộc:
    • a) Khơ me
    • b) Chăm
    • c) Bana
    • d) Stiêng
  2. Một định nghĩa (về văn hoá) tiếp cận nội dung văn hoá cả về bình diện vật thể-phi vật thể và bình diện vật chất-tinh thần, đó là định nghĩa của tác giả:
    • a) Phan Ngọc
    • b) Hồ Chí Minh
    • c) Từ Chi
    • d) Trần Quốc Vượng
  3. Ranh giới phương Tây và phương Đông (văn hoá) chủ yếu được xác định dựa trên:
    • a) Sự phân cách do điều kiện địa lý tự nhiên và lịch sử phát triển nhân loại
    • b) Sự khác nhau về chủng tộc, màu da
    • c) Sự lan truyền theo khu vực của tôn giáo
    • d) Sự khác nhau về trình độ phát triển khoa học kỹ thuật
  4. Hành sinh ra hành Kim là hành:
    • a) Thổ
    • b) Mộc
    • c) Hoả
  5. Cung cách sống của cư dân trồng lúa nước hình thành kiểu quan hệ xã hội:
    • a) Coi trọng cá nhân và người cao tuổi
    • b) Coi trọng tập thể và người cao tuổi
    • c) Coi trọng cá nhân và người trẻ tuổi
    • d) Coi trọng tập thể và người trẻ tuổi
  6. Người ta không thể tìm thấy loại hình văn hoá du mục ở khu vực phương Đông.
    • a) Đúng
    • b) Sai
  7. Ngũ Hành tương sinh theo thứ tự:
    • a) Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ
    • b) Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ, Kim
    • c) Kim, Thổ, Mộc, Hoả, Thủy
    • d) Thổ, Mộc, Thuỷ, Kim, Hoả
  8. Cách suy luận của người Việt thuộc dạng tư duy:
    • a) Tổng hợp
    • b) Phân tích
    • c) Siêu hình
    • d) a và b sai
  9. Quẻ Tốn trong Bát Quái có cấu tạo:
    • Chưa có thông tin rõ ràng để hoàn thiện câu hỏi
  10. Theo y học cổ truyền dân tộc, tạng quan trọng nhất trong ngũ tạng là:
    • a) Tâm
    • b) Can
    • c) Tỳ, Phế
    • d) Thận
  11. Để chẩn đoán bệnh, các thầy thuốc Đông y dùng Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết). Đó là:
    • a) Nhìn, nghe, hỏi, xem mạch
    • b) Hỏi, xem mạch, bốc thuốc, châm cứu
    • c) Xem mạch, bốc thuốc, châm cứu, tái khám
    • d) Nhìn, nghe, xem mạch, châm cứu
  12. Đối với người Việt Nam, rủ nhau, chờ nhau, gọi nhau ăn là:
    • a) Do sự quy định của lễ giáo phong kiến
    • b) Do thói quen ăn nóng và lối sinh hoạt cộng đồng
    • c) Cách thể hiện tinh thần vì tập thể, vì mọi người
    • d) Hệ quả của lối sản xuất nông nghiệp cá thể
  13. Sân khấu tuồng có nguồn gốc ở Việt Nam.
    • a) Đúng
    • b) Sai
  14. Một định nghĩa (về văn hoá) xem văn hoá là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đó là định nghĩa của tác giả:
    • a) Phan Ngọc
    • b) Trần Ngọc Thêm
    • c) Trần Quốc Vượng
    • d) Cả 3 đều sai
  15. “Văn minh” là khái niệm:
    • a) Phản ánh những thành tựu về mặt vật chất có ý nghĩa dân tộc
    • b) Phản ánh những thành tựu về mặt tinh thần có ý nghĩa nhân loại
    • c) Phản ánh những thành tựu về mặt vật chất lẫn tinh thần có ý nghĩa nhân loại
  16. “Văn minh” là khái niệm phản ánh những thành tựu về mặt vật chất không có ý nghĩa nhân loại:
    • a) Đúng
    • b) Sai
  17. Tín ngưỡng phồn thực thể hiện trong đời sống là:
    • a) Tục đắp hai con rồng trên nóc nhà
    • b) Tục giã cối đón dâu
    • c) Tục biếu quà chẵn một cặp
  18. Chủng Nam Á còn có tên gọi khác là chủng:
    • a) Bách Việt
    • b) Indonesien
    • c) Austronesien
    • d) Australoid
  19. Tạng thận trong ngũ tạng thuộc:
    • a) Hành Thổ và phủ bàng quang
    • b) Hành Thủy và phủ tiểu tràng
    • c) Hành Thủy và phủ bàng quang
  20. Các tộc người: Chàm, Raglai, Êđê, Chru… thuộc nhóm:
    • a) Austronesien
    • b) Australoid
    • c) Indonesien
    • d) Austro-Asiatic
  21. Văn hoá Việt với những giai đoạn nối tiếp: Đông Sơn -> Đại Việt -> Đại Nam -> Việt Nam:
    • a) Đúng
    • b) Sai
  22. Thông thường, hạng Đinh trong tổ chức Giáp có độ tuổi từ:
    • a) 16 đến 50
    • b) 17 đến 55
    • c) 18 đến 60
    • d) Cả 3 đều sai
  23. Hành Thuỷ gồm một nhóm các yếu tố nào dưới đây:
    • a) Thận, bàng quang, tuỷ xương, tai
    • b) Can, bàng quang, tuỷ xương, tai
    • c) Thận, bàng quang, tuỷ xương, tai, mũi
  24. Văn hoá Việt với những sự chuyển tiếp từ:
    • a) Sơn Vi -> Đông Sơn -> Hoà Bình
    • b) Núi Đọ -> Sơn Vi -> Hoà Bình -> Đông Sơn
    • c) Núi Đọ -> Hoà Bình -> Đông Sơn
    • d) Sơn Vi -> Núi Đọ -> Đông Sơn -> Hoà Bình

25. Sự khác biệt giữa “văn hiến” và “văn vật” chủ yếu về:

a) Bình diện giá trị và phi giá trị
b) Bình diện vật chất và phi vật chất
c) Bình diện lô gíc và phi lô gíc
d) Cả 3 đều sai


26. Văn hoá là những sản phẩm được tạo ra do con người và do các hiện tượng tự nhiên

a) Đúng
b) Sai


27. Văn minh là những nét đẹp về tâm hồn, trí tuệ, phẩm cách của dân tộc đã được nâng lên thành giá trị tinh thần và mang tính truyền thống.

a) Đúng
b) Sai


28. Một định nghĩa (về văn hoá) tiếp cận nội dung văn hoá theo hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại, đó là định nghĩa của tác giả:

a) Phan Ngọc
b) Hồ Chí Minh
c) Từ Chi
d) Trần Quốc Vượng


29. Văn minh Văn Lang Âu Lạc thuộc thời kỳ:

a) Đồ đá cũ và đồ đá mới
b) Đồ đồng
c) Đồ sắt
d) Đồ đá, đồ đồng, đồ sắt


30. Nhóm phương tiện nào dưới đây thường được cư dân miền núi sử dụng:

a) Xuồng ba lá, ghe bầu
b) Thuyền buồm, thuyền thúng
c) Thuyền độc mộc, bè mảng kết bằng tre nứa
d) Ghe dài, đò có mái che


31. Giao thông ở Việt Nam trước đây chủ yếu là:

a) Đi ngựa
b) Đi bằng thuyền
c) Khiêng, võng, cáng
d) Cả 3 đều sai


32. Phương Đông (văn hoá) thoạt đầu là một khu vực gồm:

a) Châu Á, châu Phi
b) Châu Á, châu Âu
c) Chỉ mỗi Châu Á
d) Chỉ vùng Đông Á


33. Các dân tộc Việt Nam tôn thờ lực lượng tự nhiên là do thế lực này đã có tác động trực tiếp đến:

a) Nghề nghiệp của họ
b) Tuổi thọ của họ
c) Đời sống tâm linh của họ
d) a, c đều sai


34. Môi trường tự nhiên đang bị đe dọa là do:

a) Con người đang theo hướng đến nền công nghiệp ngày càng hiện đại
b) Núi lửa hoạt động bất thường và nạn cháy rừng quy mô lớn
c) Con người thiếu tôn trọng tự nhiên, chưa bảo vệ tốt hệ sinh thái
d) Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên quá nhiều


35. Trong tâm thức người Việt Nam, thần có uy lực nhất là:

a) Nam thần
b) Nữ thần
c) Các loài linh vật hoá thần
d) Các thượng đẳng thần


36. Loại hình văn hoá gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên:

a) Những sự kiện lịch sử – xã hội – kinh tế
b) Những đặc điểm về nhân chủng
c) Môi trường địa lý và điều kiện sinh sống
d) Mối quan hệ với các dân tộc khác nhau


37. Không gian văn hóa phương Nam cổ đại thuộc vùng lưu vực các sông: Hoàng Hà và Dương Tử.

a) Đúng
b) Sai


38. Trong hệ Can Chi, những can kết hợp được với các chi dương gồm:

a) Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
b) Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
c) Giáp, Bính, Mậu, Tân, Quý


39. Theo hệ Can Chi, giờ khởi đầu một ngày là giờ:

a) Hợi
b) Tý
c) Dần
d) Ngọ


40. Các nền văn minh phương Đông cổ đại thường được nhắc đến là:

a) Ai cập, Ấn Độ, Jesusalem, Trung Hoa
b) Ai cập, Lưỡng Hà, Jesusalem, Trung Hoa
c) Ai cập, Lưỡng Hà, Mac ca, Trung Hoa
d) Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa


41. Nơi xuất phát lịch âm dương là:

a) Ai Cập
b) Lưỡng Hà
c) Trung Quốc
d) Nam Á/Đông Á (?)


42. Trong lịch Âm Dương, các tiết trong năm thuộc:

a) Âm lịch
b) Dương lịch
c) Âm Dương hợp lịch


43. Hệ thống ngũ cung Trung Hoa gồm các âm:

a) Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ
b) Họ, Xự, Xang, Xê, Cống
c) Cung, Thương, Giốc, Vũ, Chuỷ


44. Nói chung, các nhạc cụ phương Tây là loại nhạc cụ có đặc điểm:

a) Không cố định cung bậc bằng phím và nút bấm
b) Cố định cung bậc bằng phím và nút bấm
c) Tạo thêm phím và nút bấm phụ


45. Văn hoá Việt Nam có thể chia làm 3 lớp: lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa, lớp văn hoá giao lưu với khu vực Đông Nam Á, lớp văn hoá giao lưu với phương Tây.

a) Đúng
b) Sai


46. Hành khắc hành Kim là hành:

a) Thổ
b) Mộc
c) Hoả


47. Tạng phế trong ngũ tạng thuộc:

a) Hành Thổ và phủ bàng quang
b) Hành Mộc và phủ tiểu tràng
c) Hành Kim và phủ đại tràng


48. Văn hoá Đại Nam thuộc lớp văn hoá nào dưới đây:

a) Bản địa
b) Giao lưu Trung Hoa
c) Giao lưu khu vực
d) Giao lưu phương Tây


49. Tranh Đông Hồ tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bổn” là nhờ ở:

a) Kỹ thuật làm giấy điệp
b) Kỹ thuật pha chế màu
c) Kỹ thuật in ván
d) Kỹ thuật vẽ bằng tay


50. Nói một cách dễ hiểu nhất, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là:

a) Giữ gìn những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
b) Giữ gìn những giá trị văn hoá được công nhận di sản văn hoá thế giới
c) Giữ gìn những giá trị văn hoá thể hiện cốt cách, tâm hồn, trí tuệ của dân tộc
d) Giữ gìn những giá trị văn hoá ngoại nhập đã được Việt hoá


51. Văn hoá Văn Lang-Âu Lạc thuộc lớp văn hoá dưới đây:

a) Bản địa
b) Giao lưu Trung Hoa và khu vực
c) Cả 2 đều sai


52. Giai đoạn văn hoá nào dưới đây có đặc điểm: ngôn ngữ truyền miệng trở thành công cụ chính yếu bảo lưu và chuyển giao văn hoá dân tộc.

a) Giai đoạn Văn Lang-Âu Lạc
b) Giai đoạn chống Bắc thuộc
c) Giai đoạn Đại Việt
d) Cả 3 đều sai


53. Ở nông thôn Việt Nam (trước đây), hội hoạt động như một tổ chức:

a) Phe đảng
b) Hành chính
c) Dòng tộc, cha truyền con nối
d) Tự nguyện, theo sở thích


54. Hai thuộc tính cơ bản của nông thôn Việt Nam là:

a) Tính mở và tính cộng đồng
b) Tính dân chủ và tính cát cứ
c) Tính cộng đồng và tính tự trị
d) Tính địa phương và tính huyết thống


55. Người Hoa ở Nam Bộ phần đông thờ:

a) Thiên Hậu, Quan Công
b) Thiên y a na, Bà Chúa xứ
c) Phật Thích ca, Quan thế âm Bồ Tát
d) Phật Di lặc, Nặc Tà (Neak Tà)

  1. Mô hình Tam Tài gồm: Thiên – Địa – Nhân
  • a) Thiên – Địa – Nhân
  • b) Thiên – Địa – Mộc
  • c) Thiên – Địa – Thuỷ
  • d) a và b đều sai
  1. Kiến trúc truyền thống thiết kế mái nhà hình mũi thuyền để tránh gió bão.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Cấu trúc nhà ở truyền thống của người Việt có đặc điểm:
  • a) Nóc nhà cao, cửa thấp và rộng
  • b) Nóc nhà cao, cửa thấp và hẹp
  • c) Nóc nhà thấp, cửa cao và rộng
  • d) Nóc nhà thấp, cửa thấp và hẹp
  1. Tam Tài đặt con người ở vào vị thế:
  • a) Là một “nguyên lực” không chịu sự tác động của tự nhiên
  • b) Là một “nguyên lực” không có mối quan hệ thống nhất với tự nhiên
  • c) Là một “nguyên lực” không có thể làm thay đổi sự sống trên quả đất
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Quan niệm cho rằng “nhân thân tiểu vũ trụ”, “thiên địa nhân hợp nhất” có liên quan đến Tam Tài.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Trong Bát Quái Tiên Thiên, quẻ đối xứng với quẻ Càn là quẻ:
  • a) Khảm
  • b) Cấn
  • c) Khôn
  • d) Đoài
  1. Tháp Chăm là nơi:
  • a) Táng thi hài các vị vua Chăm
  • b) Thờ ba vị thần gồm: Brahma, Visnu, Silva
  • c) Thờ hình tượng Linga và Yoni
  • d) Thờ rắn thần Naga
  1. Trong Bát Quái Hậu Thiên, quẻ đối xứng với quẻ Chấn là quẻ:
  • a) Chấn
  • b) Ly
  • c) Khôn
  • d) Đoài
  1. Quẻ Khảm trong Bát Quái có cấu tạo:
  • Chưa có thông tin rõ ràng để hoàn thiện câu hỏi
  1. Ở Việt Nam trước đây, Bát Quái được tầng lớp nào dưới đây thường dùng:
  • a) Quan lại và thị dân
  • b) Quan lại và nông dân
  • c) Quan lại và thợ thủ công
  1. Tam cương gói gọn trong ba chữ:
  • a) Trung – Hiếu – Nghĩa
  • b) Trung – Nghĩa – Tín
  • c) Trung – Nghĩa – Tiết
  1. Người quân tử trong Nho giáo được hiểu là:
  • a) Mẫu người lý tưởng của thời đại phong kiến
  • b) Mẫu người lý tưởng của mọi thời đại
  • c) Mẫu người vượt lên mọi thời đại
  • d) a và b đúng
  1. Đồ hình âm dương hiện đại gồm:
  • a) Hình tròn chia đôi làm 2 phần bằng nhau
  • b) Lưỡng nghi
  • c) Tứ tượng
  • d) 8 quẻ kép
  1. Giữa Âm và Dương có mối quan hệ:
  • a) Đối lập, tách rời
  • b) Đối lập, qua lại
  • c) Đối lập, đứng yên
  • d) Đối lập, tiêu diệt
  1. Theo triết lý Âm Dương, mặt trời vừa có âm vừa có dương.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Theo triết lý Âm Dương, tỷ lệ giữa dương và âm là:
  • a) 3/2
  • b) 2/3
  • c) 1/1
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Ngũ Hành gồm: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Chuỗi quan hệ nào dưới đây đúng với quan hệ tương khắc trong Ngũ Hành:
  • a) Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Mộc, Mộc khắc Thổ
  • b) Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ
  • c) Mộc khắc Hoả, Hoả khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Thổ
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư là do:
  • a) Nền chính trị phong kiến coi rẻ con người
  • b) Cơ chế phân quyền sử dụng đất của dòng họ trong làng
  • c) Nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp
  • d) Thói kỳ thị, địa phương cục bộ
  1. Hành sinh ra hành Hoả là hành:
  • a) Kim
  • b) Mộc
  • c) Thổ
  1. Tục nộp cheo khi cưới là biểu hiện của:
  • a) Hủ tục xôi thịt ở làng quê
  • b) Sự bóc lột của tầng lớp quản lý làng xã
  • c) Một biện pháp để giữ ổn định nhân sự làng xã
  • d) Nhu cầu thu quỹ để xây dựng các thiết chế trong làng
  1. Chế hoá là quan hệ cân chỉnh nội tại, là khâu trọng yếu của Ngũ Hành.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Chế hoá là quan hệ loại trừ nội tại, là khâu trọng yếu của Ngũ Hành.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Thần Lúa trở thành trung tâm lễ hội nông nghiệp của cư dân:
  • a) Vùng châu thổ sông Hồng
  • b) Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên
  • c) Vùng núi Thất Sơn Nam Bộ
  • d) Đồng bằng sông Cửu Long
  1. Các giai đoạn của tiến trình văn hoá Việt Nam gồm:
  • a) Văn Lang, Âu Lạc, chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam, hiện đại
  • b) Tiền sử, Văn Lang, Âu Lạc, chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam
  • c) Văn Lang, Âu Lạc, chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam, Giao lưu với phương Tây
  • d) Tiền sử, Văn Lang – Âu Lạc, chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam, hiện đại
  1. Trong mô hình Ngũ Hành, hành Thổ có thuộc tính vừa âm vừa dương.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Đơn vị hành chính cấp xã trước đây thường có:
  • a) Một làng
  • b) Một hoặc vài làng
  • c) Hàng chục làng
  1. Theo thuyết Âm Dương, nhóm nào dưới đây có thuộc tính âm:
  • a) Ngắn, nhỏ, mềm, yếu, lạnh, thấp, ít
  • b) Ngắn, nhỏ, mềm, yếu, lạnh, thấp, nhiều
  • c) Ngắn, nhỏ, mềm, mạnh, lạnh, thấp, ít
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Ngũ Hành là:
  • a) Năm yếu tố đơn lẻ, tách biệt, không có mối quan hệ nào
  • b) Năm chất liệu cụ thể tạo nên thế giới tự nhiên
  • c) Năm nhóm yếu tố có mối quan hệ với nhau
  1. Hành Thuỷ gồm nhóm các yếu tố nào dưới đây:
  • a) Phương Bắc, mùa Đông, màu xanh, thế đất ngoằn ngoèo
  • b) Phương Bắc, mùa Đông, màu đen, thế đất ngoằn ngoèo
  • c) Phương Bắc, mùa Đông, màu đen, thế đất vuông vắn
  1. Đờn ca tài tử hình thành dựa trên sự kết hợp giữa:
  • a) Nhạc cổ Nam bộ với nhạc cổ Bắc bộ
  • b) Nhạc cổ Nam bộ với âm nhạc phương Tây
  • c) Nhạc cổ Nam bộ với âm nhạc cung đình
  • d) Nhạc cổ Việt Nam với âm nhạc phương Tây
  1. Hành Kim gồm nhóm các yếu tố nào dưới đây:
  • a) Phương Tây, mùa Thu, màu trắng, thế đất tròn
  • b) Phương Nam, mùa Thu, màu đỏ, thế đất tròn
  • c) Phương Tây, mùa Thu, màu trắng, thế đất nhọn
  1. Trong xã hội Việt Nam trước đây, thương nghiệp không được coi trọng vì:
  • a) Quan niệm thứ bậc “Sĩ, nông, công, thương”
  • b) Thị dân không cần tranh giành địa vị xã hội
  • c) Thị dân mua bán không trung thực
  • d) Thị dân ỷ mình giàu có
  1. Hành Thổ trong Ngũ Hành biểu thị qua:
  • a) Màu đỏ, con rồng
  • b) Màu vàng, con hổ
  • c) Màu vàng, con rùa
  • d) Màu vàng, con người
  1. Theo quan niệm người Việt, màu ở phương vị trung tâm có màu:
  • a) Đỏ
  • b) Vàng
  • c) Xanh
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Cấu tạo của đồ hình Bát Quái thường treo trước nhà của một bộ phận dân cư:
  • a) Chỉ có 8 quẻ đơn
  • b) Chỉ có đồ hình âm dương
  • c) 8 quẻ đơn và đồ hình âm dương
  • d) 8 quẻ kép và đồ hình âm dương
  1. Năm con hổ trong tranh dân gian có năm màu là:
  • a) Đỏ, vàng, xanh, trắng, đen
  • b) Đỏ, vàng, xanh, tím, đen
  • c) Đỏ, vàng, xanh, trắng, xám
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Bốn chòm sao trên bầu trời phương Đông ứng với các Hành Thuỷ, Mộc, Hoả, Kim là:
  • a) Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Hoa Cái
  • b) Thanh Long, Chu Tước, Thiên Lang, Huyền Vũ
  • c) Thanh Long, Chu Tước, Thiên Lang, Huyền Vũ
  • d) Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ
  1. Trong bốn chòm sao Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Bạch Hổ, mỗi chòm có 9 sao.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Trong bốn chòm sao Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Bạch Hổ, mỗi chòm có 7 sao.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Cách tốt nhất trong ứng xử với văn hoá truyền thống là:
  • a) Duy trì và hiện đại hoá những yếu tố văn hoá có ảnh hưởng tốt đối với cuộc sống mới
  • b) Sàng lọc, loại bỏ những yếu tố văn hoá đang tồn tại cả 2 mặt: tốt và không tốt
  • c) Hạn chế những yếu tố văn hoá đang tồn tại cả 2 mặt: tốt và không tốt
  • d) a, c đều sai
  1. Lối sống có văn hoá chỉ thể hiện trong thái độ ứng xử với môi trường xã hội, không xét đến ứng xử với môi trường tự nhiên.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Ngũ Hành tương khắc theo thứ tự:
  • a) Thuỷ, Hoả, Kim, Mộc, Thổ
  • b) Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ, Kim
  • c) Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ
  • d) Hoả, Mộc, Thổ, Thuỷ, Kim
  1. Các quan hệ tương sinh, tương khắc là những quan hệ khác thường trong Ngũ Hành.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Chế hoá là khâu trọng yếu của Ngũ Hành vì nó lập lại sự cân bằng cho Ngũ Hành.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Theo hệ Can Chi (hiện đang dùng), tháng giêng trong năm là tháng:
  • a) Hợi
  • b) Tý
  • c) Dần
  • d) Ngọ
  1. Theo hệ Can Chi, năm khởi đầu một Hoa giáp là năm:
  • a) Quý Hợi
  • b) Bính Tý
  • c) Bính Dần
  • d) Giáp Tý
  1. Theo chuyển động biểu kiến của mặt trăng quanh quả đất, một tháng âm lịch có:
  • a) 29 ngày
  • b) 29,53 ngày
  • c) 29,54 ngày
  • d) 30 ngày
  1. Các nền văn minh phương Đông cổ đại thường được nhắc đến là:
  • a) Ai Cập, Lưỡng Hà, Mac Ca, Trung Hoa
  • b) Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa
  • c) Ai Cập, Jerusalem, Mac Ca, Trung Hoa
  • d) Ai Cập, Lưỡng Hà, Jerusalem, Trung Hoa
  1. Trong lịch Âm Dương, các tiết trong năm thuộc:
  • a) Âm lịch
  • b) Dương lịch
  • c) Âm Dương hợp lịch
  1. Số lần trăng tròn trong năm nhuận của lịch Âm Dương là:
  • a) 11 lần
  • b) 12 lần
  • c) 13 lần
  1. Biểu tượng cho tính cộng đồng của nông thôn Việt Nam là:
  • a) Cây đa, bến nước, sân đình
  • b) Luỹ tre làng
  • c) Chùa làng
  • d) a, c đều sai
  1. Trong hệ Can Chi, những chi kết hợp được với các can âm gồm:
  • a) Sửu, Mão, Thìn, Ngọ, Thân, Dậu
  • b) Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
  • c) Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
  1. Mỗi Hành bao gồm nhiều yếu tố cùng bản chất.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Chuỗi quan hệ nào dưới đây đúng với quan hệ tương sinh trong Ngũ Hành:
  • a) Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ
  • b) Mộc sinh Thổ, Thổ sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Kim
  • c) Thổ sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Kim, Kim sinh Mộc
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Trong hệ Can Chi, những can kết hợp được với các chi âm gồm:
  • a) Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
  • b) Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
  • c) Giáp, Bính, Mậu, Tân, Quý
  1. Nội dung câu nói “Trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh thể hiện:
  • a) Tư tưởng phát triển từ chủ nghĩa Mác-Lê nin
  • b) Tư tưởng phát triển từ quan điểm tầng lớp trí thức phong kiến Trung Hoa
  • c) Tư tưởng phát triển từ quan điểm tầng lớp trí thức phong kiến Việt Nam
  • d) Tư tưởng kết hợp giá trị truyền thống dân tộc với tiến bộ thế giới
  1. Theo hệ đếm Can Chi, giờ hoàn toàn dương là giờ:
  • a) Hợi
  • b) Ngọ
  • c) Dần
  • d) Tỵ
  1. Theo hệ Can Chi, năm cuối cùng của một Hoa giáp là năm:
  • a) Tân Hợi
  • b) Giáp Tý
  • c) Ất Sửu
  • d) Quý Hợi
  1. Công thức nào dưới đây dùng để đổi năm dương lịch ra năm Can Chi:
  • a) C = d [ (D + 3) : 60 ] hoặc C = d [ (D +3) : 12 ]
  • b) C = d [ (D – 3) : 60 ] hoặc C = d [ (D – 3) : 12 ]
  • c) Cả 2 đều sai
  1. Về khoa học và nghiên cứu, các đô thị phương Đông phát triển về:
  • a) Thiên văn, phong thủy, đạo học, y thuật phân tích
  • b) Thiên văn, phong thủy, đạo học, toán học, kinh doanh, luật pháp
  • c) Toán học, vật lý, hoá học, kỹ thuật, kinh doanh, y thuật tổng hợp
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Năm 1785 (Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút) tính theo hệ Can Chi là năm Ất Sửu:
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Năm 1941 (Hồ Chí Minh trở về Việt Nam) tính theo hệ Can Chi là năm:
  • a) Tân Tỵ
  • b) Canh Tỵ
  • c) Mậu Ngọ
  • d) Cả 3 đều sai
  1. Theo quan niệm của Phật giáo, nguồn gốc mọi nỗi khổ của con người là do:
  • a) Ăn uống
  • b) Mất nhiều mà được ít
  • c) Tham muốn (ái dục), và không sáng suốt (vô minh)
  • d) Sợ cái chết vì tất cả rồi cũng phải đi đến cái chết
  1. Mẹ của bạn Thanh Huyền sinh năm 1961. Tính theo hệ Can Chi là năm:
  • a) Tân Sửu
  • b) Canh Tý
  • c) Ất Sửu
  • d) Kỷ Hợi
  1. Hành sinh ra hành Thổ là hành:
  • a) Kim
  • b) Mộc
  • c) Hoả
  1. Hành sinh ra hành Mộc là hành Thổ:
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Đối với người Chăm theo Bà la môn giáo, con người chỉ được giải thoát khi:
  • a) Linh hồn cá thể tự huỷ diệt
  • b) Linh hồn cá thể nhập vào Thánh Ala
  • c) Linh hồn cá thể nhập vào Đại hồn
  • d) Linh hồn cá thể tìm gặp tổ tiên
  1. Hành khắc hành Thổ là hành:
  • a) Kim
  • b) Mộc
  • c) Hoả
  1. Tạng tâm trong ngũ tạng thuộc:
  • a) Hành Hoả và phủ tiểu tràng
  • b) Hành Kim và phủ tiểu tràng
  • c) Hành Mộc và phủ tiểu tràng
  1. Hệ thống chính trị truyền thống coi trọng:
  • a) Cấp Trung ương và cấp Tỉnh
  • b) Cấp Tỉnh và cấp huyện
  • c) Cấp Trung ương và cấp làng xã
  • d) Các cấp như nhau
  1. Cơ chế lãnh đạo tập thể trong bộ máy nhà nước Việt Nam là do:
  • a) Đột biến giai đoạn
  • b) Kế thừa truyền thống
  • c) Ảnh hưởng nền chính trị phương Đông
  • d) Ảnh hưởng nền chính trị phương Tây
  1. Nơi xuất phát lịch thuần dương (thế giới đang dùng) là:
  • a) Ai Cập
  • b) Lưỡng Hà
  • c) Hi Lạp
  • d) La Mã
  1. Trong lịch Âm Dương, các ngày trong tháng thuộc:
  • a) Âm lịch
  • b) Dương lịch
  • c) Âm Dương hợp lịch
  1. Tạng tỳ trong ngũ tạng thuộc:
  • a) Hành Thổ và phủ vị (dạ dày)
  • b) Hành Kim và phủ tiểu tràng
  • c) Hành Thổ và phủ tiểu tràng
  1. Hành Thổ gồm một nhóm các yếu tố nào dưới đây:
  • a) Tỳ, vị, huyết, miệng
  • b) Tỳ, vị, da, mũi
  • c) Tỳ, vị, thịt, miệng
  1. Ở làng xã Việt Nam trước đây, luật pháp tồn tại dưới hình thức bộ luật.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Ở làng xã Việt Nam trước đây, luật pháp tồn tại dưới hình thức khế ước tự nguyện của dân làng.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Hành Kim gồm một nhóm các yếu tố nào dưới đây:
  • a) Tâm, đại trường, da, lông, mũi
  • b) Phế, đại trường, da, lông, mũi
  • c) Phế, đại trường, da, thịt, mũi
  • d) Thận, đại trường, da, lông, mũi
  1. Các con số trong Lạc Thư phản ánh trình độ toán học của người cổ đại. Đó là:
  • a) Phép cộng theo hệ đếm 15
  • b) Phép trừ theo hệ đếm 15
  • c) Phép nhân và chia
  • d) Phép tính theo phương trận
  1. Hành Hoả trong Ngũ Hành ứng với:
  • a) Số 1 và phương Nam
  • b) Số 2 và phương Nam
  • c) Số 3 và phương Nam
  • d) Số 4 và phương Nam
  1. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ:
  • a) Triết lý Âm Dương
  • b) Tục thờ Linga của người Chăm
  • c) Niềm tin về thế lực có quyền năng về sinh sản
  • d) Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
  1. Vật dùng để thờ trong tín ngưỡng phồn thực người Việt Nam là:
  • a) Nỏ nường
  • b) Linga và yoni
  • c) Chày và cối
  • d) Các vật có hình người giao phối
  1. Văn vật bao gồm những công trình, hiện vật có giá trị lịch sử và những danh nhân.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Các giai đoạn của tiến trình văn hoá Việt Nam gồm: Tiền sử, Văn Lang, Âu Lạc, chống Bắc thuộc, Đại Việt, hiện đại.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Đối tượng được thờ trong tín ngưỡng tôn thờ lực lượng tự nhiên của người Việt Nam là:
  • a) Các lực lượng có thể tác động tích cực và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp
  • b) Các lực lượng có thể tác động tích cực và tiêu cực đến nơi cư trú
  • c) Các lực lượng có thể tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động đi lại
  1. Ở vị trí hành nào để có thể điều khiển các hành còn lại:
  • a) Kim
  • b) Thổ
  • c) Mộc và Hoả
  • d) Thuỷ
  1. Các vị thần trong đời sống tâm linh người Việt Nam thường là nữ thần.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Hành Thổ gồm nhóm các yếu tố nào dưới đây:
  • a) Trung tâm, giữa các mùa, màu vàng, thế đất dài dài
  • b) Trung tâm, giữa các mùa, màu đỏ, thế đất tròn
  • c) Trung tâm, giữa các mùa, màu vàng, thế đất vuông vắn
  1. Đặc điểm thuyền chiến Việt Nam là:
  • a) Ngắn, một khoang
  • b) Dài, một khoang
  • c) Ngắn, nhiều khoang
  • d) Dài, nhiều khoang
  1. Hành khắc hành Mộc là hành Kim:
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Giòng giống tiên rồng trong truyền thuyết người Việt có liên quan đến:
  • a) Thần nông và tiên
  • b) Thần nông và cá sấu
  • c) Chim hạc và thuồng luồng
  • d) Kỳ lân và rắn
  1. Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm các vị:
  • a) Hùng Vương, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, Ngô Quyền
  • b) Tản Viên, Hùng Vương, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần
  • c) Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
  • d) Thần Kim Quy, Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử
  1. Các vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam có thể bị phủ nhận nếu người ta cảm thấy thần không còn linh thiêng nữa.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. “Vô vi” trong Đạo giáo nghĩa là:
  • a) Không làm gì cả
  • b) Không làm điều gì trái với tự nhiên
  • c) Không làm điều mình không thích
  • d) Không làm quan hoặc làm tướng
  1. Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam gồm các vị: Hùng Vương, Thánh Gióng, Đức Thánh Trần, Ngô Quyền.
  • a) Đúng
  • b) Sai
  1. Tục chèo đò đưa linh theo quan niệm xưa là:
  • a) Đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia
  • b) Đưa linh cửu người chết sang thế giới bên kia
  • c) Để người chết được hoá kiếp làm người trở lại
  • d) Để người chết có phương tiện đi lại
  1. Tục thờ cúng, vái lạy ông bà, tổ tiên, các anh hùng dân tộc là:
  • a) Mỹ tục
  • b) Hủ tục
  • c) Vừa hủ tục vừa mỹ tục
  • d) Tình cảm tự nhiên, không hủ tục cũng không mỹ tục
  1. Nho giáo bắt đầu nhập vào Việt Nam từ thời:
  • a) Bắc thuộc
  • b) Lý
  • c) Trần
Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)