Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam chương 1

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam chương 1 là một đề thi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên các nội dung trọng tâm trong chương đầu tiên của môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam. Đề thi này tổng hợp các câu hỏi từ nhiều trường đại học, và được cập nhật vào năm 2023. Đề thi này giúp người học ôn tập kỹ lưỡng và hệ thống hóa các khái niệm cơ bản. Hãy cùng bắt đầu làm bài trắc nghiệm này để củng cố kiến thức của bạn

Tổng hợp các câu Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam chương 1

Câu 1: Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Câu 2: Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

Câu 3: Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

Câu 4: Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?
A. Chức năng tổ chức
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 5: Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?
A. Chức năng tổ chức
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 6: Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử
D. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?
A. Văn hóa
B. Văn hiến
C. Văn minh
D. Văn vật

Câu 8: Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị.
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử.
C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần.
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế.

Câu 9: Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là:
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn minh
D. Văn hiến

Câu 10: Tín ngưỡng, phong tục… là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 11: Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 12: Theo GS. Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức cộng đồng
C. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
D. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 13: Vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là:
A. Xứ sở mẫu hệ.
B. Xứ sở phụ hệ.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 14: Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Bản sắc chung của văn hóa
C. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
D. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa

Câu 15: Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
B. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

Câu 16: Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Pháp
D. Mỹ

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên.
B. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
C. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh
D. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên

Câu 18: Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là:
A. Thói đố kỵ cào bằng
B. Thói dựa dẫm, ỷ lại
C. Thói tùy tiện
D. Thói bè phái

Câu 19: Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Austroasiatic
B. Australoid
C. Austronésien
D. Mongoloid

Câu 20: Chủng người nào là cư dân Đông Nam Á cổ?
A. Indonésien
B. Austroasiatic
C. Austronésien
D. Australoid

Câu 21: Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian:
A. 2000 năm trước Công nguyên
B. 1000 năm trước Công nguyên
C. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
D. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII)

Câu 22: Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn…
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng

Câu 23: Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:
A. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn…
B. Lễ hội lồng tồng.
C. Văn hóa cồng chiêng.
D. Những trường ca (khan, k’ămon) nổi tiếng

Câu 24: Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam Bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc

Câu 1: Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất?
A. Vùng văn hóa Việt Bắc
B. Vùng văn hóa Tây Bắc
C. Vùng văn hóa Bắc Bộ
D. Vùng văn hóa Tây Nguyên

Câu 2: Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt?
A. Vùng văn hóa Trung Bộ
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Nam bộ
D. Vùng văn hóa Việt Bắc

Câu 3: Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc khu vực văn hóa nào sau đây?
A. Tây Bắc
B. Việt Bắc
C. Bắc Bộ
D. Đông Bắc

Câu 4: Nền văn hóa nào đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nên bản sắc văn hóa Việt?
A. Văn hóa Sơn Vi
B. Văn hóa Hòa Bình
C. Văn hóa Đông Sơn
D. Văn hóa Sa Huỳnh

Câu 5: Theo GS. Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành:
A. 3 lớp – 6 giai đoạn văn hóa
B. 3 lớp – 3 giai đoạn văn hóa
C. 4 lớp – 6 giai đoạn văn hóa
D. 6 lớp – 3 giai đoạn văn hóa

Câu 6: Thời kỳ 938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 7: Thời kỳ 179 TCN – 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 8: Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt

Câu 9: Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 10: Lớp văn hóa bản địa là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hoá tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc và giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt và giai đoạn văn hóa Đại Nam

Câu 11: Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là:
A. Hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
B. Kỹ thuật luyện kim đồng
C. Kỹ thuật luyện sắt
D. Kỹ thuật chế tạo đồ gốm

Câu 12: Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào Việt Nam vào giai đoạn văn hóa nào?
A. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
B. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Pháp thuộc
D. Giai đoạn văn hóa hiện đại

Câu 13: Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc.
B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc.
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 14: Thời kỳ văn hóa Văn Lang-Âu Lạc có ba trung tâm văn hóa lớn là:
A. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Óc Eo
B. Văn hóa Hòa Bình – Văn hóa Sơn Vi – Văn hóa Phùng Nguyên
C. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Đồng Nai
D. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ – Văn hóa Chămpa – Văn hóa Óc Eo

Câu 15: Tiếp thu tư tưởng văn hóa phương Tây, các nhà nho trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã chủ trương từ bỏ sự lạc hậu, đến với sự cách tân bằng con đường:
A. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa
B. Nhân văn, dân chủ và tiến bộ
C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh

Câu 16: Năm 1943, Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã vạch ra con đường phát triển văn hóa dân tộc theo nguyên tắc:
A. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa
B. Nhân văn, dân chủ và tiến bộ
C. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
D. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh

Câu 17: Dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nền giáo dục Nho học của Việt Nam dần tàn lụi và hoàn toàn chấm dứt vào năm:
A. 1898
B. 1906
C. 1915
D. 1919

Câu 18: Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 19: Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 20: Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 21: Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam Á được hình thành từ:
A. Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
B. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
C. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
D. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới

Câu 22: Mai táng bằng chum gốm là phương thức mai táng đặc thù của cư dân thuộc nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Đông Sơn
B. Văn hóa Sa Huỳnh
C. Văn hóa Óc Eo
D. Văn hóa Đồng Nai

Câu 23: Kiểu nhà ở phổ biến của cư dân văn hóa Đông Sơn là:
A. Nhà thuyền
B. Nhà đất bằng
C. Nhà bè
D. Nhà sàn

Câu 24: Chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai là:
A. Khuyên tai hai đầu thú
B. Mộ chum gốm
C. Trang sức bằng vàng
D. Đàn đá

Câu 25: Nền văn học chữ viết của người Việt chính thức xuất hiện vào thời kỳ nào?
A. Thời Bắc thuộc
B. Thời Lý – Trần
C. Thời Minh thuộc
D. Thời Hậu Lê

Câu 26: Các định lệ khuyến khích người đi học như lễ xướng danh, lễ vinh quy bái tổ, lễ khắc tên lên bia tiến sĩ… được triều đình ban hành vào thời kỳ nào?
A. Thời Bắc thuộc
B. Thời Lý – Trần
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 27: Theo quan niệm của đồng bào Giẻ (Triêng) ở Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng cho:
A. Thần Sấm – tính Nam
B. Mặt trời – tính Nam
C. Mặt trăng – tính Nữ
D. Đất – tính Nữ

Câu 28: Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần
B. Thời Minh thuộc
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)