Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 1 – Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ là một trong những đề thi thuộc Chương 1 – Số hữu tỉ trong chương trình Toán lớp 7. Đây là bài học đầu tiên giúp học sinh làm quen với khái niệm về tập hợp các số hữu tỉ, hiểu rõ cách biểu diễn và phân biệt chúng với các tập hợp số đã học trước đó như số tự nhiên, số nguyên.
Để làm tốt đề thi lớp 7 này, học sinh cần nắm vững:
- Khái niệm và ký hiệu tập hợp Q các số hữu tỉ.
- Cách viết một số dưới dạng phân số.
- Mối quan hệ giữa số hữu tỉ và các loại số khác.
- Biết biểu diễn các số hữu tỉ trên trục số.
Nội dung bài tập trong đề thi sẽ xoay quanh những kỹ năng cơ bản như nhận diện số hữu tỉ, so sánh, sắp xếp, biểu diễn hình học, và ứng dụng vào các bài toán thực tế đơn giản.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 1 – Bài 1
Câu 1. Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là?
A. \( \mathbb{R} \)
B. \( \mathbb{Q} \)
C. \( \mathbb{N} \)
D. \( \mathbb{N}^* \)
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng?
A. \( -5 \in \mathbb{N} \)
B. \( -\dfrac{5}{7} \in \mathbb{Z} \)
C. \( -\dfrac{4}{7} \notin \mathbb{Q} \)
D. \( \dfrac{3}{5} \in \mathbb{Q} \)
Câu 3. Số nào sau đây là số hữu tỉ dương?
A. \( -\dfrac{4}{7} \)
B. \( -\dfrac{3}{5} \)
C. \( \dfrac{-1}{-2} \)
D. \( -\dfrac{2}{9} \)
Câu 4. Số nào sau đây là số hữu tỉ âm?
A. \( 0{,}13 \)
B. \( -\dfrac{-5}{7} \)
C. \( \dfrac{-13}{5} \)
D. \( \dfrac{-2}{-7} \)
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng:
A. Số hữu tỉ \( 0 \) là số hữu tỉ âm;
B. Số hữu tỉ \( 0 \) không là số hữu tỉ âm, cũng không là số hữu tỉ dương;
C. Số hữu tỉ \( 0 \) là số hữu tỉ dương;
D. Số hữu tỉ \( 0 \) vừa là số hữu tỉ âm, vừa là số hữu tỉ dương.
Câu 6. Số hữu tỉ là số được viết dưới dạng phân số \( \dfrac{a}{b} \) với điều kiện nào sau đây?
A. \( a, b \in \mathbb{N}, b \ne 0 \);
B. \( a \in \mathbb{N}, b = 0 \);
C. \( a, b \in \mathbb{Z}, b \ne 0 \);
D. \( a = 0, b \ne 0 \).
Câu 7. Hình nào biểu diễn đúng điểm A của số hữu tỉ trên trục số?
A.
B.
C.
D. Không có hình nào đúng.
Câu 8. Số đối của \( 3{,}5 \) là:
A. \( 3{,}5 \)
B. \( \dfrac{3}{5} \)
C. \( \pm3{,}5 \)
D. \( -3{,}5 \)
Câu 9. Hình nào biểu diễn số \( \dfrac{1}{3} \) và số đối của \( \dfrac{1}{3} \)?
A.
B.
C.
D.
Câu 10. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. \( \dfrac{-2}{-9} \) là số hữu tỉ dương;
B. \( 0 \) vừa là số hữu tỉ dương, vừa là số hữu tỉ âm;
C. \( \dfrac{0}{3} \) không là số hữu tỉ;
D. \( \dfrac{0}{4} \) là số hữu tỉ dương;
Câu 11. So sánh các số hữu tỉ sau: \( \dfrac{-112}{113}, \dfrac{-15}{-7}, \dfrac{-215}{211} \).
A. \( \dfrac{-112}{113} > \dfrac{-15}{-7} > \dfrac{-215}{211} \)
B. \( \dfrac{-15}{-7} < \dfrac{-112}{113} < \dfrac{-215}{211} \)
C. \( \dfrac{-15}{-7} > \dfrac{-112}{113} > \dfrac{-215}{211} \)
D. \( \dfrac{-112}{113} < \dfrac{-15}{-7} < \dfrac{-215}{211} \)
Câu 12. Hãy sắp xếp các số hữu tỉ sau đây theo thứ tự tăng dần: \( \dfrac{1}{5}, \dfrac{-2}{5}, \dfrac{3}{7}, \dfrac{-1}{3}, 0 \).
A. \( \dfrac{-2}{5}; \dfrac{-1}{3}; 0; \dfrac{1}{5}; \dfrac{3}{7} \)
B. \( \dfrac{-2}{5}; \dfrac{-1}{3}; 0; \dfrac{3}{7}; \dfrac{1}{5} \)
C. \( \dfrac{-1}{3}; \dfrac{-2}{5}; 0; \dfrac{1}{5}; \dfrac{3}{7} \)
D. \( \dfrac{-1}{3}; \dfrac{-2}{5}; 0; \dfrac{3}{7}; \dfrac{1}{5} \)
Câu 13. Trên một trục số biểu diễn hai điểm \( -15 \) và \( 15 \). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khoảng cách từ điểm \( -15 \) đến điểm gốc \( 0 \) lớn hơn khoảng cách từ điểm gốc \( 0 \) đến điểm \( 15 \);
B. Khoảng cách từ điểm \( -15 \) đến điểm gốc \( 0 \) nhỏ hơn khoảng cách từ điểm gốc \( 0 \) đến điểm \( 15 \);
C. Khoảng cách từ điểm \( -15 \) và điểm \( 15 \) đến điểm gốc \( 0 \) bằng nhau;
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 14. Lan muốn mua một chiếc áo nhưng không biết chiều dài của áo tương ứng với các size S, M, L. Người bán hàng cho biết chiều dài áo tương ứng với các size S, M, L lần lượt là \( 48{,}5 \) cm; \( 50{,}2 \) cm; \( 52{,}4 \) cm. Chiếc áo Lan mua phải dài hơn \( \dfrac{1}{3} \) chiều cao của Lan, biết Lan cao 155 cm. Lan nên mua chiếc áo có size gì?
A. Size S;
B. Size M;
C. Size L;
D. Size M và L đều được.
Câu 15. Cho số hữu tỉ \( x = \dfrac{m – 2022}{2021} \), với giá trị nào của \( m \) thì \( x \) là số không dương không âm.
A. \( m = 2021 \);
B. \( m = 2020 \);
C. \( m = 2019 \);
D. \( m = 2022 \).