Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 2 – Bài 4: Làm tròn và ước lượng là một trong những đề thi thuộc Chương 2 – Số thực trong chương trình Toán lớp 7. Đây là chuyên đề vô cùng quan trọng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ước lượng giá trị và làm tròn số thực, từ đó phục vụ cho các bài toán tính nhẩm, ước lượng kết quả trong thực tiễn và trong quá trình giải toán nâng cao sau này.
Để làm tốt đề thi lớp 7 này, học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản như: hiểu rõ khái niệm làm tròn số theo hàng, làm tròn lên – làm tròn xuống, cách sử dụng dấu ≈ để biểu thị sự gần đúng, và các phương pháp ước lượng trong những tình huống khác nhau. Đặc biệt, bài trắc nghiệm còn giúp rèn luyện kỹ năng nhận diện sai số khi làm tròn và ứng dụng ước lượng vào các phép toán thực tế.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 2 – Bài 4
Câu 1. Làm tròn số \( 9{,}375 \) đến hàng phần mười ta được kết quả là:
A. \( 9{,}3 \)
B. \( 9{,}4 \)
C. \( 9{,}37 \)
D. \( 9{,}38 \)
Câu 2. Làm tròn số \( 14{,}11 \) đến hàng đơn vị ta được số nào?
A. \( 14 \)
B. \( 14{,}1 \)
C. \( 14{,}2 \)
D. \( 15 \)
Câu 3. Làm tròn một số với độ chính xác \( 0{,}0005 \) tức là làm tròn đến hàng:
A. hàng đơn vị;
B. hàng phần mười;
C. hàng phần trăm;
D. hàng phần nghìn.
Câu 4. Làm tròn số \( 576\,123 \) với độ chính xác \( 5\,000 \) ta được:
A. \( 580\,000 \)
B. \( 576\,000 \)
C. \( 570\,000 \)
D. \( 600\,000 \)
Câu 5. Làm tròn số \( 1{,}(02) \) với độ chính xác \( 0{,}005 \) ta được:
A. \( 1{,}0 \)
B. \( 1{,}02 \)
C. \( 1{,}1 \)
D. \( 1{,}021 \)
Câu 6. Biết \( \sqrt{11} = 3{,}31662479\ldots \). Làm tròn số \( \sqrt{11} \) với độ chính xác \( 0{,}005 \) ta được:
A. \( 3{,}3 \)
B. \( 3{,}31 \)
C. \( 3{,}32 \)
D. \( 3{,}4 \)
Câu 7. Vào một ngày tháng 3 năm 2022, xăng dầu có giá \( 27\,798 \) đồng/ lít. Một người đi xe máy muốn đổ xăng cho chiếc xe của mình nên đã làm tròn giá xăng là \( 30\,000 \) đồng/ lít để ước lượng giá tiền mình cần trả để đổ xăng. Hỏi người đó đã làm tròn giá xăng đến hàng nào?
A. Hàng chục;
B. Hàng trăm;
C. Hàng nghìn;
D. Hàng chục nghìn.
Câu 8. Các nhà khoa học tính được vận tốc ánh sáng bằng \( 299\,792\,458 \) m/s. Để dễ nhớ, người ta nói vận tốc ánh sáng là \( 300\,000\,000 \) m/s. Số liệu đã được làm tròn với độ chính xác là bao nhiêu?
A. \( 5\,000 \)
B. \( 50\,000 \)
C. \( 500\,000 \)
D. \( 5\,000\,000 \)
Câu 9. Cho các điểm biểu diễn các số trên trục số như hình vẽ sau:
Biết \( \sqrt{10} = 3{,}16227766\ldots \). Số \( \sqrt{10} \) khi làm tròn với độ chính xác \( 0{,}5 \) thì được biểu diễn bởi điểm nào?
A. Điểm A;
B. Điểm B;
C. Điểm C;
D. Không được biểu diễn bởi điểm nào.
Câu 10. Thực hiện phép tính \( (11{,}253 + 2{,}5) – (7{,}253 – 5{,}25) \) rồi làm tròn kết quả với độ chính xác \( 0{,}05 \) ta được kết quả là:
A. \( 11{,}7 \)
B. \( 12 \)
C. \( 11{,}75 \)
D. \( 11{,}8 \)
Câu 11. Áp dụng quy tắc làm tròn số để ước lượng kết quả phép tính: \( 31{,}12 – (-11{,}07) \)
A. \( 20{,}05 \)
B. \( 20 \)
C. \( 42{,}19 \)
D. \( 42 \)
Câu 12. Ước lượng kết quả của phép tính \( \dfrac{4{,}87 + 2{,}8}{2{,}3 + 1{,}9} \) là:
A. \( 2 \)
B. \( 3 \)
C. \( \dfrac{8}{5} \)
D. \( \dfrac{8}{3} \)
Câu 13. Kết quả của phép tính \( 2{,}123 \cdot 10{,}09 – 5{,}29 \cdot 4{,}98 \) sau khi được ước lượng là:
A. \( -5 \)
B. \( -1 \)
C. \( 1 \)
D. \( -3 \)
Câu 14. Diện tích hình vuông có độ dài cạnh là \( 12{,}3\,\text{cm} \) (làm tròn kết quả với độ chính xác 5) ta được:
A. \( 151\,\text{cm}^2 \)
B. \( 151{,}3\,\text{cm}^2 \)
C. \( 151{,}29\,\text{cm}^2 \)
D. \( 150\,\text{cm}^2 \)
Câu 15. Người ta muốn sơn một bức tường hình chữ nhật với chiều dài \( 4{,}8\,\text{m} \) và chiều rộng \( 3{,}2\,\text{m} \). Hãy ước lượng diện tích bức tường cần sơn.
A. \( 15{,}36\,\text{m}^2 \)
B. \( 15\,\text{m}^2 \)
C. \( 12\,\text{m}^2 \)
D. \( 16\,\text{m}^2 \)