Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 2 – Bài 5: Tỉ lệ thức là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc Chương 2 – Số thực trong chương trình Toán lớp 7. Đây là nội dung quan trọng giúp học sinh nắm vững cách thiết lập và vận dụng các tỉ lệ thức trong giải toán, đặc biệt trong các bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch và dãy tỉ số bằng nhau.
Để làm tốt đề thi lớp 7 này, học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản như định nghĩa tỉ lệ thức, tính chất của tỉ lệ thức, phương pháp tìm giá trị chưa biết trong tỉ lệ, và kỹ năng vận dụng linh hoạt vào các dạng bài tập thực tế. Đây là phần kiến thức nền tảng để phát triển các kỹ năng giải toán và tư duy logic trong suốt chương trình trung học cơ sở.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 2 – Bài 5
Câu 1. Cho \( \dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \) (a, b, c, d ≠ 0) điều nào sau đây **không đúng**?
A. \( ad = bc \)
B. \( ab = cd \)
C. \( \dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d} \)
D. \( \dfrac{c}{a} = \dfrac{d}{b} \)
Câu 2. Cho đẳng thức \( ad = bc \) (a, b, c, d ≠ 0). Tỉ lệ thức nào sau đây là **sai**?
A. \( \dfrac{a}{d} = \dfrac{b}{c} \)
B. \( \dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \)
C. \( \dfrac{a}{c} = \dfrac{b}{d} \)
D. \( \dfrac{d}{c} = \dfrac{b}{a} \)
Câu 3. Các cặp số nào sau đây lập thành một tỉ lệ thức?
A. \( \dfrac{8}{12} \) và \( \dfrac{12}{10} \)
B. \( 0{,}4 : \dfrac{5}{3} \) và \( \dfrac{3}{5} \)
C. \( \dfrac{2}{14} \) và \( 0{,}25 : 1{,}75 \)
D. \( 0{,}25 : 1{,}5 \) và \( \dfrac{1}{3} \)
Câu 4. Cho tỉ lệ thức \( \dfrac{x}{15} = -\dfrac{4}{5} \) thì giá trị của x là:
A. \( -\dfrac{4}{3} \)
B. \( 4 \)
C. \( -12 \)
D. \( -10 \)
Câu 5. Giá trị nào của x trong tỉ lệ thức: \( -\dfrac{4{,}8}{x} = \dfrac{12}{0{,}2} \) là?
A. \( -0{,}08 \)
B. \( -0{,}06 \)
C. \( \dfrac{2}{25} \)
D. \( \dfrac{4}{9} \)
Câu 6. Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được:
A. 50 : 81
B. 8 : 9
C. 81 : 50
D. 9 : 8
Câu 7. Cho bốn số -5; -3; 15; 9. Chọn câu **sai**.
A. \( \dfrac{-5}{-3} = \dfrac{15}{9} \)
B. \( \dfrac{-5}{15} = \dfrac{-3}{9} \)
C. \( \dfrac{-5}{9} = \dfrac{-3}{15} \)
D. \( \dfrac{9}{-3} = \dfrac{15}{-5} \)
Câu 8. Tìm x trong tỉ lệ thức sau: \( \left( \dfrac{1}{5}x \right) : \dfrac{6}{5} = 1\dfrac{2}{3} : \dfrac{3}{2} \)
A. \( x = 6 \)
B. \( x = \dfrac{20}{3} \)
C. \( x = \dfrac{8}{9} \)
D. \( x = 15 \)
Câu 9. Quốc kỳ của nước Việt Nam là hình chữ nhật, chiều dài và chiều rộng có tỉ lệ quy định bằng \( \dfrac{3}{2} \), nên đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ trên cột cờ Lũng Cú – Hà Giang có chiều dài 9 mét thì diện tích của lá cờ là:
A. 24 m²;
B. 54 m²;
C. 48 m²;
D. 30 m².
Câu 10. Trong dịp Tết Nguyên Đán nhà Lan gói 15 kg gạo nếp thì được 30 chiếc bánh chưng. Hỏi một chiếc bánh chưng thì cần bao nhiêu ki – lô – gam gạo nếp?
A. 0,5 kg;
B. 2 kg;
C. 0,5 g;
D. 2 g.
Câu 11. Người ta pha nhiên liệu cho một loại động cơ bằng cách trộn 2 phần dầu với 7 phần xăng. Hỏi cần bao nhiêu lít dầu để trộn hết 35 lít xăng theo cách pha nhiên liệu trên?
A. 0,4 lít;
B. 122,5 lít;
C. 490 lít;
D. 10 lít.
Câu 12. Có bao nhiêu giá trị \( x \ne 0 \) thỏa mãn \( -\dfrac{2}{x} = -\dfrac{x}{0{,}72} \)?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Câu 13. Biết rằng \( \dfrac{2x – y}{x + y} = \dfrac{2}{3} \). Khi đó tỉ số xy (với \( y \ne 0 \)) bằng:
A. \( \dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3} \)
B. \( \dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{2} \)
C. \( \dfrac{x}{y} = \dfrac{4}{5} \)
D. \( \dfrac{x}{y} = \dfrac{5}{4} \)
Câu 14. Cho \( \dfrac{x – 3}{8} = \dfrac{27}{4} \). Giá trị nào của x là:
A. 54;
B. 56;
C. 57;
D. 58.
Câu 15. Giá trị nào của x thỏa mãn \( \dfrac{2 – x}{4} = \dfrac{3x – 1}{3} \)?
A. \( x = -\dfrac{2}{9} \)
B. \( x = \dfrac{2}{9} \)
C. \( x = \dfrac{9}{2} \)
D. \( x = -\dfrac{9}{2} \)