Đề Thi Trắc Nghiệm Luật Môi Trường TNU

Năm thi: 2023
Môn học: Luật môi trường
Trường: Đại học Thái Nguyên (TNU)
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Mai
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: SInh viên luật môi trường
Năm thi: 2023
Môn học: Luật môi trường
Trường: Đại học Thái Nguyên (TNU)
Người ra đề: TS. Nguyễn Thị Mai
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: SInh viên luật môi trường

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Môi trường TNU là một phần trong chương trình học của môn Luật Môi trường, được giảng dạy tại Đại học Thái Nguyên (TNU). Đề thi này do TS. Nguyễn Thị Mai, một chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường, biên soạn cho kỳ thi năm 2023, dành cho sinh viên năm 3 ngành Luật Kinh tế.

Nội dung đề thi tập trung vào các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên, quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp và tổ chức trong việc bảo vệ môi trường, cùng các chế tài xử lý vi phạm môi trường theo quy định pháp luật Việt Nam. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết về bộ đề thi này và thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm về Luật Môi trường TNU ngay bây giờ nhé!

Đề Thi Trắc Nghiệm Luật Môi Trường TNU (có đáp án)

Câu 1: Bản chất của biện pháp tài chính, kinh tế là việc Nhà nước…
A) Đầu tư tài chính để bảo vệ môi trường.
B) Sử dụng lợi ích kinh tế để định hướng hành vi thân thiện với môi trường.
C) Thực hiện biện pháp thu thuế bảo vệ môi trường.
D) Thực hiện chính sách ưu đãi hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.

Câu 2: Báo cáo hiện trạng môi trường gồm:
A) Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.
B) Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường.
C) Cả 2 đáp án đều đúng.
D) Cả 2 đáp án đều sai.

Câu 3: Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia được trình cơ quan nào:
A) Chính phủ.
B) Quốc hội.
C) Uỷ ban mặt trận tổ quốc.
D) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Câu 4: Bảo tồn tại chỗ là hình thức bảo tồn như thế nào?
A) Bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
B) Bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
C) Chưa được áp dụng tại Việt Nam.
D) Duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Câu 5: Biện pháp chính trị trong bảo vệ môi trường là?
A) Là biện pháp quan trọng nhất.
B) Là biện pháp thể hiện uy quyền của Nhà nước.
C) Là biện pháp thứ yếu trong bảo vệ môi trường.
D) Là biện pháp tối cao trong bảo vệ môi trường.

Câu 6: Biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ là?
A) Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ sao cho quá trình sản xuất và tiêu dùng thải ra ít hoặc không thải ra chất thải, sử dụng năng lượng và tài nguyên ít nhất, hướng tới một công nghệ sạch.
B) Nhà nước buộc tổ chức cá nhân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng.
C) Nhà nước tài trợ cho hoạt động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng.
D) Tổ chức, cá nhân tự bỏ tiền để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất.

Câu 7: Biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam được quy định như thế nào?
A) Đã được áp dụng bằng các quy định pháp luật và đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
B) Đang được thực nghiệm chưa được áp dụng.
C) Mang tính chất khuyến khích áp dụng.
D) Mang tính phổ biến.

Câu 8: Căn cứ cấp giấy phép môi trường không bao gồm:
A) Tiêu chuẩn môi trường.
B) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có).
C) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
D) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này.

Câu 9: Căn cứ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và căn cứ nào:
A) Cả 2 đáp án đều đúng.
B) Cả 2 đáp án đều sai.
C) Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia trong cùng giai đoạn phát triển.
D) Kịch bản biến đổi khí hậu trong cùng giai đoạn phát triển.

Câu 10: Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là:
A) Cả 2 đáp án đều đúng.
B) Cả 2 đáp án đều sai.
C) Căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
D) Chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong cùng giai đoạn.

Câu 11: Chất thải là gì?
A) Các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường.
B) Chất chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
C) Vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
D) Vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Câu 12: Chất thải nguy hại là?
A) Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
B) Là một loại hàng hóa có thể kinh doanh
C) Là một loại phế liệu.
D) Là vật liệu dễ cháy.

Câu 13: Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp nào?
A) Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.
B) Không triển khai dự án trong thời gian 12 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
C) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
D) Không triển khai dự án trong thời gian 36 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Câu 14: Chủ nguồn chất thải nguy hại có thể chuyển giao chất thải nguy hại cho đối tượng nào?
A) Bất cứ ai có nhu cầu tiếp nhận để làm nguyên, nhiên, vật liệu.
B) Bất cứ ai có nhu cầu tiếp nhận để tài.
C) Cơ sở có điều kiện xử lý chất thải.
D) Cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Câu 15: Chủ thể pháp luật nào sau đây được phép xử lý chất thải nguy hại?
A) Chỉ có Nhà nước.
B) Chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
C) Tổ chức cá nhân có nhu cầu.
D) Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có giấy phép.

Câu 16: Có mấy cấp độ bảo vệ môi trường?
A) 3.
B) 4.
C) 5.
D) 6.

Câu 17: Cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh?
A) Chính phủ.
B) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
C) Quốc hội.
D) UBND cấp tỉnh.

Câu 18: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh là?
A) UBND cấp tỉnh.
B) Bộ Tài nguyên và Môi trường.
C) Quốc hội.
D) Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 19: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư vượt quá khả năng thẩm định trong nước, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm định?
A) Thủ tướng Chính phủ.
B) Bộ Tài nguyên và Môi trường.
C) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
D) UBND cấp tỉnh.

Câu 20: Cơ quan nào có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia?
A) Chính phủ.
B) Hội đồng nhân dân tỉnh.
C) Quốc hội.
D) UBND tỉnh.

Câu 21: Cơ quan nào có trách nhiệm lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia?
A) Bộ Quốc phòng.
B) Bộ Tài nguyên và Môi trường.
C) Chính phủ.
D) UBND các tỉnh lập, Bộ TNMT tập hợp và công bố.

Câu 22: Đối tượng nào được tham vấn trong đánh giá tác động môi trường?
A) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
B) Cả 2 đáp án đều đúng.
C) Cả 2 đáp án đều sai.
D) Cơ quan, tổ chức ở địa phương.

Câu 23: Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là gì?
A) Tất cả các đáp án đều đúng.
B) Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
C) Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
D) Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Câu 24: Động vật hoang dã bao gồm?
A) Động vật hoang dã thông thường.
B) Động vật hoang dã thông thường và động vật nhóm I, nhóm II.
C) Động vật quý hiếm loại I.
D) Động vật quý hiếm nhóm I.

Câu 25: Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình được xếp vào dự án đầu tư nhóm mấy?
A) Nhóm II.
B) Nhóm I.
C) Nhóm III.
D) Nhóm IV.

Câu 26: Dự án đầu tư nhóm I là dự án có:
A) Nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao.
B) Ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
C) Không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
D) Nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ trung bình.

Câu 27: Giấy phép môi trường bị thu hồi trong trường hợp nào?
A) Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền.
B) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất.
C) Giấy phép hết hạn.
D) Tất cả các đáp án.

Câu 28: Hành vi nào bị pháp luật môi trường cấm thực hiện?
A) Không làm giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường khi nhập khẩu.
B) Nhập khẩu chất thải.
C) Nhập khẩu phế liệu.
D) Xuất khẩu phế liệu.

Câu 29: Hiện trạng môi trường Việt Nam như thế nào?
A) Có biểu hiện ô nhiễm, suy thoái.
B) Tốt, đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
C) Trong lành lý tưởng.
D) Trung bình.

Câu 30: Hình thức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là?
A) Hội đồng thẩm định.
B) Cả 2 đáp án đều đúng.
C) Cả 2 đáp án đều sai.
D) Dịch vụ tư vấn thẩm định.

Câu 31: Khái niệm Luật Môi trường là?
A) Là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
B) Ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C) Tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực môi trường.
D) Văn bản Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Câu 32: Khái niệm môi trường dưới góc độ pháp lý là?
A) Các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
B) Tất cả các yếu tố nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
C) Tất cả các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
D) Tất cả những gì tồn tại trên thế giới bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Câu 33: Khẳng định nào sau đây đúng?
A) Thuế Bảo vệ môi trường đánh vào các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
B) Thuế Bảo vệ môi trường đánh vào thuốc lá.
C) Thuế Bảo vệ môi trường là bộ phận của thuế tài nguyên.
D) Thuế Bảo vệ môi trường là thuế trực thu.

Câu 34: Loài bị đe dọa tuyệt chủng là?
A) Loài sinh vật đang có nguy cơ bị suy giảm hoàn toàn số lượng cá thể.
B) Loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa – lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
C) Loài sinh vật chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.
D) Tất cả các đáp đều đúng.

Câu 35: Loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên là loài sinh vật nào?
A) Chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi, trồng nhân tạo nằm ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của chúng.
B) Đang bị săn bắt nhiều.
C) Đang có nguy cơ không còn cá thể nào.
D) Vô cùng quý hiếm.

Câu 36: Loài ngoại lai là loài sinh vật?
A) Loài cấm nhập khẩu.
B) Loài có giá trị sử dụng cao.
C) Loài được khuyến khích phát triển.
D) Loài xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

Câu 37: Loài ngoại lai xâm hại là?
A) Loài động vật có toàn bộ hoặc một phần quần thể di chuyển thường xuyên, định kỳ hoặc theo mùa từ khu vực địa lý này đến khu vực địa lý khác.
B) Loài động vật đặc hữu ở miền khí hậu này được đưa sang miền khí hậu khác để nuôi dưỡng.
C) Loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
D) Loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.

Câu 38: Mục đích của đánh giá môi trường chiến lược là gì?
A) Nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
B) Cung cấp các luận cứ phục vụ cho.
C) Đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường của dự án.
D) Tập hợp các số liệu, ảnh hưởng của dự án tới môi trường.

Câu 39: Ngành Luật Môi trường sử dụng phương pháp nào để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực môi trường?
A) Phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
B) Phương pháp hành chính.
C) Phương pháp mềm dẻo linh hoạt.
D) Phương pháp mệnh lệnh hành chính và phương pháp bình đẳng thỏa thuận.

Câu 40: Nguyên nhân đặc thù nào gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam?
A) Chiến tranh.
B) Mưa nhiều.
C) Người dân.
D) Trồng rừng.

Câu 41: Nguyên tắc nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học?
A) Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen.
B) Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
C) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học.
D) Là trách nhiệm của Nhà nước.

Câu 42: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về quy chuẩn kỹ thuật môi trường?
A) Do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành.
B) Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.
C) Quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh.
D) Quy định về mức giới hạn hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải.

Câu 43: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi xác định đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Môi trường?
A) Các quan hệ về khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Môi trường.
B) Các quan hệ về nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Môi trường.
C) Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý môi trường là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Môi trường.
D) Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 44: Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích gồm?
A) Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
B) Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.
C) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa bảo vệ môi trường.
D) Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.

Câu 45: Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:
A) Tất cả các đáp đều đúng.
B) Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường.
C) Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
D) Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch.

Câu 46: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là nội dung chính trong quy hoạch bảo vệ môi trường?
A) Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường.
B) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều tra, khảo sát, thăm dò hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên.
C) Phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường.
D) Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.

Câu 47: Phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng để vận chuyển cái gì?
A) Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải.
B) Khí thải.
C) Nước thải.
D) Phế liệu.

Câu 48: Phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng để vận chuyển cái gì?
A) Chất thải nguy hại.
B) Chất thải sinh hoạt.
C) Khí thải.
D) Nước thải.

Câu 49: Phát triển bền vững là gì?
A) Không gây tổn hại cho môi trường.
B) Là hoạt động phát triển đảm bảo cả yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
C) Là quan điểm giải quyết được mọi mâu thuẫn.
D) Yêu cầu bắt buộc khi gia nhập WTO.

Câu 50: Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian của:
A) Tất cả các đáp án đều đúng.
B) Các khu vực đa dạng sinh học cao.
C) Cảnh quan sinh thái quan trọng.
D) Hành lang đa dạng sinh học.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)