Trắc nghiệm Chủ nghĩa Xã hội Khoa học – Đề 7 là một bài kiểm tra trong môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, được xây dựng nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về các nguyên lý cơ bản và quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa xã hội. Đề thi này được biên soạn bởi PGS. TS. Trần Thị Mai từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với nội dung xoay quanh các chủ đề quan trọng như lý thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp, vai trò của giai cấp vô sản, sự phát triển của phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa và những thách thức trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đề thi này dành cho sinh viên năm 2 và năm 3 thuộc ngành Khoa học Chính trị, Triết học, và các chuyên ngành liên quan. Hãy cùng Itracnghiem.vn tham gia làm thử bài trắc nghiệm này để kiểm tra hiểu biết của bạn ngay bây giờ!
Trắc Nghiệm Chủ nghĩa Xã Hội Khoa học – Đề 7 (có đáp án)
Câu 1: Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là:
A. Là sự phân bố đan xen nhau, không một dân tộc nào có lãnh thổ riêng.
B. Là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất.
C. Là có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc.
D. Là các dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, đa dạng, phong phú.
Câu 2: Nghị quyết “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được đề cập đến ở Hội nghị Trung ương nào?
A. Hội nghị Trung ương II khoá VII
B. Hội nghị Trung ương V khoá VIII.
C. Hội nghị Trung ương VI khoá VIII.
D. Hội nghị Trung ương VII khoá IX.
Câu 3: Để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay thì chính sách cụ thể nào của Đảng và Nhà nước ta được coi là vấn đề cực kỳ quan trọng?
A. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá của các dân tộc.
B. Phát huy truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc.
C. Phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số.
D. Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.
Câu 4: Hãy tìm ý đúng trong các phương án dưới đây. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:
A. Vấn đề dân tộc có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.
B. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng.
C. Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí quyết định đến sự sống còn của dân tộc ta hiện nay.
D. Vấn đề dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược của Việt Nam hiện nay.
Câu 5: Bản chất của tôn giáo là gì?
A. Là sự phản ánh hiện thực khách quan và tồn tại xã hội.
B. Là sự phản ánh thế giới quan của con người đối với xã hội.
C. Là một hình thái ý thức xã hội nó phản ánh một cách hoang đường hư ảo cái hiện thực khách quan vào đầu óc con người. Tôn giáo thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội
D. Cả a, b và c
Câu 6: Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
A. Nhận thức của con người đối với thế giới khách quan
B. Niềm tin của con người
C. Sự tưởng tượng của con người
D. Tồn tại xã hội
Câu 7: Câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là của ai?
A. Hêghen
B. Phoi ơ bắc
C. C.Mác
D. V.I. Lênin
Câu 8: Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo là:
A. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
B. Do sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị của con người
C. Do sự thất vọng, bất lực của con người trước những bất công xã hội
D. Cả a, b và c
Câu 9: Tôn giáo là một phạm trù lịch sử bởi vì:
A. Là sản phẩm của con người.
B. Là do điều kiện kinh tế – xã hội sinh ra.
C. Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất định của loài người.
D. Tôn giáo sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại
Câu 10: Khi nào thì tôn giáo mang tính chính trị?
A. Phản ánh nguyện vọng của nhân dân.
B. Khi các cuộc chiến tranh tôn giáo nổ ra.
C. Khi các giai cấp thống trị đã lợi dụng và sử dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
D. Cả a, b và c.
Câu 11: Số lượng tôn giáo lớn và số lượng tín đồ của các tôn giáo đó ở nước ta có khoảng bao nhiêu?
A. 6 tôn giáo với khoảng 30 triệu tín đồ
B. 6 tôn giáo với khoảng 20 triệu tín đồ
C. 5 tôn giáo với khoảng 15 triệu tín đồ
D. Cả a, b và c đều sai
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do … và không … của nhân dân.
A. Tôn giáo
B. Tín ngưỡng
C. Tín ngưỡng – tôn giáo
D. Tôn giáo – tín ngưỡng
Câu 13: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Tôn giáo là một hình thái ý thức – xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo … khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
A. Thực tiễn
B. Hiện thực
C. Điều kiện
D. Cuộc sống
Câu 14: Giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo khác nhau ở điểm nào?
A. Khác nhau về thế giới quan
B. Khác nhau về nhân sinh quan
C. Khác nhau ở con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân
D. Cả a, b và c
Câu 15: Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau.
A. Đúng
B. Sai
Câu 16: Quan hệ nào được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình?
A. Quan hệ hôn nhân
B. Quan hệ hôn nhân và huyết thống
C. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
D. Quan hệ nuôi dưỡng
Câu 17: Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” là của ai?
A. C.Mác
B. C.Mác & Ph.Ăng ghen
C. Ph.Ăng ghen
D. V.I. Lênin
Câu 18: Chức năng nào được coi là chức năng cơ bản và riêng có của gia đình?
A. Tái sản xuất ra con người
B. Tổ chức đời sống gia đình
C. Giáo dục gia đình
D. Thoả mãn tâm sinh lý.
Câu 19: Điều kiện và tiền đề kinh tế – xã hội để xây dựng gia đình trong chủ nghĩa xã hội là gì?
A. Xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phát triển kinh tế – xã hội
C. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và thực hiện luật Hôn nhân và nâng cao trình độ văn hoá và dân trí cho mọi người dân
D. Cả a, b và c
Câu 20: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở nào?
A. Quyền tự do kết hôn và lý hôn
B. Tình yêu chân chính
C. Tình cảm nam – nữ.
D. Kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa
Câu 21: Nội dung cơ bản và trực tiếp để xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Phát triển kinh tế – xã hội
B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lao động
C. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
D. Giải phóng người phụ nữ
Câu 22: Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm về con người như thế nào?
A. Là thực thể tự nhiên
B. Là thực thể xã hội
C. Là chủ thể cải tạo hoàn cảnh
D. Cả a, b, và c.
Câu 23: Câu “Nhưng bản chất con người không phải là những cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” trong tác phẩm nào?
A. Gia đình thần thánh
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Luận cương về Phoi ơ bắc
D. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Câu 24: Con người phát triển và hoàn thiện mình chủ yếu dựa trên yếu tố nào?
A. Phát triển kinh tế – xã hội
B. Lao động sản xuất
C. Đấu tranh giai cấp
D. Cả ba đều sai
Câu 25: Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm những con người từ xã hội nào?
A. Từ xã hội tư bản
B. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa
C. Cả trong xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội xã hội chủ nghĩa
D. Từ xã hội cũ để lại và sinh ra trong xã hội mới
Câu 26: Khi nói tới nguồn lực con người là nói tới cái gì?
A. Là chủ thể hoạt động sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội
B. Là nói tới số lượng
C. Là nói tới chất lượng
D. Cả a, b và c
Câu 27: Để phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay cần phải thực hiện những phương hướng nào?
A. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế đất nước.
B. Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.
C. Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. Cả a, b và c
Câu 28: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Cách mạng tư tưởng và văn hoá là cần thiết và tất yếu để thay đổi … tinh thần, làm cho … tinh thần của xã hội phù hợp với phương thức sản xuất mới xét về mặt kinh tế đã hình thành.
A. Đời sống – đời sống
B. Phương thức sản xuất – phương thức sản xuất
C. Văn hoá – văn hoá
D. Đời sống văn hoá – đời sống văn hoá
Câu 29: Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá là gì?
A. Xuất phát từ cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá trong thời đại ngày nay.
B. Xuất phát từ sự đòi hỏi thay đổi phương thức sản xuất tinh thần.
C. Xuất phát từ yêu cầu: văn hoá là mục tiêu và động lực cuả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
D. Cả a, b và c
Câu 30: Yếu tố nào có tác động trực tiếp để phát huy nguồn lực con người?
A. Phát triển kinh tế – xã hội
B. Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin
C. Giáo dục về đạo đức, lối sống
D. Giải quyết việc làm
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.