Trắc nghiệm Cơ sở Văn hóa Việt Nam Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 34
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn tập
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 34
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Cơ sở Văn hóa Việt Nam Chương 3 tập trung vào việc khám phá và đánh giá kiến thức về sự phát triển văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, bao gồm các yếu tố xã hội và nghệ thuật. Các câu hỏi trắc nghiệm bao quanh bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Việc thực hiện các bài trắc nghiệm sẽ giúp củng cố kiến thức, đồng thời đánh giá khả năng hiểu biết và áp dụng các khái niệm văn hóa vào thực tiễn học tập và nghiên cứu.

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Cơ sở Văn hóa Việt Nam Chương 3

Dưới đây là các câu trắc nghiệm với đáp án đã được in đậm:

Trong cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, lĩnh vực nào đóng vai trò quan trọng, chi phối cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người?
B. Tổ chức nông thôn
A. Tổ chức gia tộc.
C. Tổ chức đô thị.
D. Tổ chức quốc gia.

Khu vực lưu giữ, bảo tồn được những giá trị văn hóa cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa Việt chính là:
B. Tổ chức nông thôn
A. Tổ chức gia tộc.
C. Tổ chức đô thị.
D. Tổ chức quốc gia.

Hình thức tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới (chỉ có đàn ông tham gia) tạo nên đơn vị gọi là:
B. Giáp
A. Phường.
C. Hội.
D. Gia tộc.

Nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống là cơ sở hình thành nên nhược điểm nào trong tính cách của người Việt?
B. Thói gia trưởng, tôn ti
A. Thói dựa dẫm, ỷ lại
C. Thói cào bằng, đố kị
D. Thủ tiêu ý thức về con người cá nhân.

Tài sản của tộc họ do các thế hệ trước để lại (thường là ruộng đất) dùng vào việc hương khói, giỗ chạp, cúng tế… hoặc giúp đỡ các thành viên trong họ được gọi là:
D. Hương hỏa
A. Công điền.
B. Tư điền.
C. Từ đường.

Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt Nam cổ truyền nhằm mục đích:
D. Duy trì sự ổn định của làng xã
A. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ.
B. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài.
C. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng.

Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
B. Đã cư trú ở làng 3 đời trở lên và phải có ít điền sản
A. Đã cư trú lâu năm ở làng và phải có nhiều tài sản.
C. Đã kết hôn với người dân trong làng và có cuộc sống ổn định.
D. Đã tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng.

Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt Nam?
A. Lũy tre
B. Sân đình.
C. Bến nước.
D. Cây đa.

Mối quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam được thể hiện qua tình trạng:
A. Phép vua thua lệ làng
B. Đóng cửa bảo nhau khi có sai phạm.
C. Thánh làng nào làng nấy thờ.
D. Cha chung không ai khóc.

Những tập tục, quy tắc, lề thói… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:
C. Hương ước
A. Hương hỏa.
B. Gia lễ.
D. Gia pháp.

Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện…
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác.
D. Làng Nam Bộ có tính mở.

Câu “Khôn độc không bằng ngốc đàn” là biểu hiện của đặc điểm gì trong tính cách người Việt?
D. Thói cào bằng
A. Tính cộng đồng
B. Tính dân chủ
C. Thói dựa dẫm

Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?
B. Việc coi trọng chế độ khoa cử
A. Thái độ khinh rẻ nghề buôn
C. Quan niệm “Nhất sĩ nhì nông”
D. Quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”

Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng-nước được hình thành vào giai đoạn nào?
B. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc
A. Văn hóa tiền sử
C. Văn hóa thời Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nghề nào được coi trọng nhất và đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội?
A. Sĩ
B. Nông
C. Công
D. Thương

Vào thời Hậu Lê, đối tượng nào sau đây không được đi học, đi thi?
A. Con nhà xướng ca
B. Con nhà nghèo
C. Con nhà buôn bán
D. Con nhà tá điền

Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật này được ban hành vào thời kỳ nào?
C. Thời nhà Hậu Lê
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Trần
D. Thời nhà Nguyễn

Hình thức lãnh đạo tập thể (vua anh-vua em, vua cha-vua con, vua-chúa…) thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?
C. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
A. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ
B. Ý thức quốc gia
D. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Việc tuyển chọn người tài vào bộ máy quan lại bằng hình thức thi cử thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?
C. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
A. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ
B. Ý thức quốc gia
D. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Việt Nam là một quốc gia chậm phát triển vì:
C. Khả năng bảo tồn mạnh, tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của xã hội
A. Nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển.
B. Chính sách „„bế quan tỏa cảng‟‟ đã kìm hãm sức vươn lên của xã hội.
D. Đô thị bị lệ thuộc vào nông thôn, không phát huy được sức mạnh.

Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi bật?
C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
A. Do nhà nước sản sinh ra
B. Do nhà nước quản lý và khai thác
D. Hình thành một cách tự phát

Các đô thị cổ của Việt Nam đa số được hình thành theo hướng:
B. Bộ phận quản lý hành chính có trước
A. Bộ phận làm kinh tế xuất hiện trước
C. Bộ phận kinh tế-hành chính xuất hiện đồng thời
D. Nông thôn phát triển thành đô thị

Trong các đô thị cổ của Việt Nam, đô thị nào được hình thành theo hướng từ thị đến đô?
C. Phố Hiến
A. Thăng Long
B. Phú Xuân
D. Cổ Loa

Bàn về đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng?
C. Đô thị hình thành một cách tự phát
A. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chánh.
B. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét.
D. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa.

Lối tổ chức buôn bán quần tụ theo kiểu phố phường làm thương nghiệp Việt Nam có gì khác biệt so với thương nghiệp phương Tây?
B. Thương nhân tương trợ, giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn hàng
A. Thương nhân cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách hàng.
C. Thương nhân liên kết với khách hàng và tính toán để chèn ép nhau.
D. Tính cạnh tranh cao.

Đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển theo mô hình đô thị công-thương nghiệp, chú trọng vào chức năng kinh tế từ thời kỳ nào?
C. Thời kỳ Pháp thuộc
A. Thời kỳ Bắc thuộc
B. Thời kỳ tự chủ
D. Thời kỳ hiện đại

Các ngành công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông lâm sản… xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ nào?
C. Thời kỳ Pháp thuộc
A. Thời kỳ Bắc thuộc
B. Thời kỳ tự chủ
D. Thời kỳ hiện đại

Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức nông thôn của người Việt?
A. Tính tôn ti trật tự
B. Tính gia trưởng
C. Thói bè phái
D. Thói dựa dẫm, ỷ lại

Chế độ thị tộc phụ quyền xuất hiện trong xã hội Việt Nam vào thời kỳ văn hóa nào?
C. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
A. Văn hóa thời kỳ tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
D. Văn hóa Đại Việt

Theo điều „„Tam bất khả xuất‟‟ trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông không được phép bỏ vợ?
B. Người vợ đã để tang cha mẹ chồng
A. Người vợ không có con
C. Người vợ cãi cha mẹ chồng
D. Người vợ hay ghen tuông

Theo điều „„Thất xuất‟‟ trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông được phép bỏ vợ?
D. Người vợ hay ghen tuông
A. Người vợ không cưới nàng hầu cho chồng.
B. Người vợ không nuôi con riêng của chồng.
C. Người vợ không còn nơi nương tựa.

Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu?
B. Phong Châu
A. Cổ Loa.
C. Mê Linh.
D. Vạn An.

Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng ở nước ta vào thời kỳ nào?
B. Thời nhà Lý
A. Thời nhà Đinh.
C. Thời nhà Hồ.
D. Thời nhà Nguyễn.

Năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển lựa nhân tài. Người đỗ đầu trong kỳ thi đó là nhà Nho:
C. Lê Văn Thịnh
A. Lê Văn Hưu.
B. Chu Văn An.
D. Nguyễn Hiền.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: