Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam chương 4 là một phần trong bộ đề thi trắc nghiệm được thiết kế để kiểm tra kiến thức của sinh viên về các nội dung cốt lõi trong môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Đề thi tổng hợp các câu hỏi từ nhiều nguồn khác nhau trong năm 2023, bao gồm những tài liệu giảng dạy chính thức tại các trường đại học uy tín. Đề thi này sẽ giúp bạn ôn luyện và củng cố những kiến thức quan trọng về văn hóa Việt Nam, tập trung vào các chủ đề trọng tâm được đề cập trong chương 4.
Trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam Chương 4
Câu 1: Tiêu chuẩn chọn nhà sao cho thuận lợi trong cuộc sống, sinh hoạt của người Việt xưa nay được thể hiện trong câu thành ngữ nào?
a) Nhà hướng nam hợp phong thuỷ là tốt nhất
b) Nhất cận lân, nhì cận thị
c) Nhất cận giang, nhì cận thị, tam cận lân
d) Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ
Câu 2: Cân bằng âm dương trong món ăn của người Việt được thể hiện qua thói quen:
a) Thích ăn nhiều rau hơn thịt cá
b) Dùng nhiều gia vị vừa tăng khẩu vị vừa điều hoà âm dương
c) Nấu chín trước khi ăn
d) Không thích các thực phẩm nhiều chất béo
Câu 3: Phong tục ẩm thực truyền thống lâu đời nào ở Việt Nam mang tính tổng hợp, biện chứng của âm dương tam tài?
a) Hút thuốc lào
b) Uống chè tàu
c) Ăn trầu cau
d) Uống rượu gạo
Câu 4: Tập quán dùng đũa thể hiện đặc tính nào sau đây của người Việt?
a) Tính phân tích
b) Tính linh hoạt
c) Tính lịch sử
d) Tính cân bằng
Câu 5: Trong cách ăn mặc của người Việt Nam xưa, đàn ông vận khố, phụ nữ mặc yếm váy là do sự chi phối của:
a) Tín ngưỡng dân gian
b) Tín ngưỡng phồn thực
c) Môi trường địa lý và khí hậu
d) Điều kiện kinh tế và khí hậu
Câu 6: Màu sắc trang phục truyền thống được ưa thích của người Việt Bắc là:
a) Màu hồng, đỏ – màu “đại cát”
b) Màu chàm
c) Màu tím – màu của sự trang nhã
d) Màu nâu, màu gụ – màu của đất
Câu 7: Thứ tự cơ cấu bữa ăn của người Việt?
a) Cơm-Rau-Cá-Thịt
b) Cơm-Cá-Thịt-Rau
c) Cơm-Thịt-Rau-Cá
d) Cơm-Rau-Thịt-Cá
Câu 8: Áo dài của người Việt thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa:
a) Việt – Chăm
b) Việt – Hoa
c) Việt – Khmer
d) Việt – Thái
Câu 9: Cơ cấu bữa ăn của người Việt khác với người Trung Hoa ở chỗ:
a) Thiên về thực vật
b) Kết hợp hài hoà cả động vật và thực vật
c) Thiên về động vật
d) Thiên về lúa gạo, khoai sắn
Câu 10: Để đảm bảo quân bình âm dương giữa con và môi trường tập quán ăn uống của người Việt thường:
a) Ăn món ngon, bổ dưỡng
b) Ăn rất nhiều rau, trái
c) Ăn kiêng những món có nhiều dầu mỡ
d) Ăn uống theo vùng khí hậu, theo mùa
Câu 11: Hai yếu tố quan trọng nhất khi tạo thành khí hậu cho ngôi nhà được quan tâm là:
a) Nền cao vững chắc và mái rộng
b) Chất liệu và màu sắc
c) Phong (gió, động thuộc dương) Thuỷ (nước, tĩnh, thuộc dương)
d) Hướng nhà và vị trí gần trung tâm
Câu 12: Ngũ vị hợp với ngũ hành, trong đó vị Cay tương ứng với:
a) Hành Mộc
b) Hành Kim
c) Hành Thuỷ
d) Hành Hoả
Câu 13: Đặc điểm nào không thuộc thói quen ăn uống của người Việt?
a) Ăn chung thành bữa
b) Chấm chung nước mắm
c) Ăn lần lượt từng món
d) Dọn đồng thời tất cả các món
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng về văn hóa ẩm thực của người Việt?
a) Sử dụng chủ yếu là đũa
b) Thích nói chuyện khi ăn
c) Không thích nói chuyện khi ăn
d) Ăn cùng một lúc nhiều món
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của nhà ở truyền thống của người Việt?
a) Nhà quay mặt về hướng Nam
b) Coi trọng số chẵn
c) Thể hiện tính động, linh hoạt
d) Truyền thống có trọng phương Đông
Câu 16: Câu nói “Nấu canh suông ở truồng mà nấu” thể hiện đặc trưng nào trong văn hóa ẩm thực Việt Nam?
a) Tính hài hoà
b) Tính mực thước
c) Tính linh hoạt
d) Tính cộng đồng
Câu 17: Đặc điểm truyền thống của cách kiến trúc ngôi nhà Việt Nam là:
a) Động và linh hoạt
b) Theo chiều đứng
c) Theo hướng Nam
d) Liên kết bằng mộng
Câu 18: Tục xăm mình của người Việt xuất hiện vào thời gian nào?
a) Thời Lý
b) Thời Hùng Vương
c) Thời Trần
d) Thời Hậu Lê
Câu 19: Mọi sinh hoạt của người Việt thường lấy hình ảnh con thuyền và sông nước làm chuẩn mực bởi:
a) Sông ngòi ở nước ta rất phong phú và thuận tiện cho giao thông đường thuỷ
b) Từ ngữ chỉ khái niệm sông nước hết sức phong phú, đa dạng
c) Hình ảnh sông nước luôn khắc sâu vào tâm khảm người Việt
d) Người Việt gắn bó với sông nước không chỉ trong đi lại khi sống mà cả khi chết
Câu 20: Vẻ đẹp của trang phục áo dài Việt Nam, theo bạn ở điểm nào?
a) Thướt tha mềm mại mang đậm nữ tính
b) Tôn vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ, vừa kín đáo vừa gợi cảm
c) Thanh lịch, sang trọng, trang nhã, màu sắc tươi thắm hài hoà
d) Cả 3 ý trên đều đúng
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.