Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam HUTECH

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Đại học HUTECH
Người ra đề: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 120
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Đại học HUTECH
Người ra đề: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 120
Số lượng câu hỏi: 120
Đối tượng thi: Sinh viên
Làm bài thi

Bộ đề trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam HUTECH là một công cụ ôn tập quan trọng, giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức một cách hiệu quả. Đề thi này được xây dựng dựa trên chương trình giảng dạy tại HUTECH, đảm bảo bao quát đầy đủ các nội dung cốt lõi của môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam. Đề thi này được tổng hợp vào năm 2023 và là một trong những đề thi mới nhất của bộ môn cơ sở văn hóa Việt Nam. Hãy cùng nhau làm đề thi này nhé.

Tổng hợp các câu Trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam Trường HUTECH

Câu 1: Hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, được gọi là:
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn hiến
D. Văn minh

Câu 2: Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 3: Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 4: Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là:
A. Văn hóa
B. Văn vật
C. Văn minh
D. Văn hiến

Câu 5: Tín ngưỡng, phong tục… là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?
A. Văn hóa nhận thức
B. Văn hóa tổ chức xã hội
C. Văn hóa vật chất
D. Văn hóa tinh thần

Câu 6: Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử
D. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển

Câu 1: Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng.
B. Bản sắc chung của văn hóa
C. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
D. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa

Câu 2: Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Pháp
D. Mỹ

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gắn với nông nghiệp?
A. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên.
B. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
C. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh
D. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên

Câu 4: Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:
A. Austroasiatic
B. Australoid
C. Austronésien
D. Mongoloid

Câu 5: Nền văn hóa nào đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nên bản sắc văn hóa Việt?
A. Văn hóa Đồng Nai
B. Văn hóa Hòa Bình
C. Văn hóa Đông Sơn
D. Văn hóa Sa Huỳnh

Câu 6: Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:
A. Nghề thủ công mỹ nghệ
B. Kỹ thuật đúc đồng thau
C. Nghề trồng dâu nuôi tằm
D. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt

Câu 8: Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần
B. Thời Minh thuộc
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 9: Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đoạn văn hoá thời kỳ tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa thời kỳ sơ sử
C. Giai đoạn văn hóa thiên niên kỷ đầu công nguyên
D. Giai đoạn văn hóa thời kỳ tự chủ

Câu 10: Trong thời kỳ Bắc thuộc, để đồng hóa người Việt, chính quyền phong kiến Trung Hoa đã thi hành các chính sách:
A. Cho người Hán sang ở lẫn với người Việt.
B. Truyền bá chữ viết, các học thuyết, tôn giáo… của người Hán.
C. Bắt dân Việt học tập và hành xử theo các phong tục, tập quán… của người Hán.
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 1: Biểu tượng âm dương truyền thống lâu đời của người Việt là:
A. Hình tròn chia hai nửa đen trắng
B. Con Rồng Cháu Tiên
C. Biểu tượng vuông tròn
D. Một vạch dài và hai vạch ngắn

Câu 2: Câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” phản ánh quy luật nào của triết lý âm-dương?
A. Quy luật âm dương biến dịch nội tại
B. Quy luật âm dương biến dịch ngoại tại
C. Quy luật nhân quả
D. Quy luật chuyển hóa

Câu 3: Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn phương?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Thủy
D. Hành Kim

Câu 4: Hành Thủy tương sinh với hành nào trong Ngũ hành?
A. Hành Thổ
B. Hành Mộc
C. Hành Kim
D. Hành Hoả

Câu 5: Lịch cổ truyền Á Đông trong khoảng bao nhiêu năm thì có một tháng nhuận?
A. 4 năm
B. gần 4 năm
C. 3 năm
D. gần 3 năm

Câu 6: Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các tháng trong năm thường dựa theo:
A. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
B. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
C. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
D. Hiện tượng thủy triều

Câu 7: Theo quan niệm truyền thống, mỗi cá nhân trong xã hội đều mang đặc trưng của một hành trong Ngũ hành. Việc quy hành cho mỗi người được tiến hành trên cơ sở:
A. Căn cứ vào đặc điểm tính cách của cá nhân
B. Căn cứ vào mối quan hệ gia đình, bạn bè, hôn nhân…
C. Căn cứ vào thời điểm ra đời của cá nhân được xác định theo hệ can chi
D. Căn cứ vào nho-y-lý-số

Câu 8: Đối với Ngũ tạng bên trong cơ thể con người, khi khám chữa bệnh, y học cổ truyền Việt Nam coi trọng nhất tạng nào?
A. Ti
B. Thận
C. Can
D. Phế

Câu 9: Theo lịch âm dương, ngày nóng nhất trong năm là ngày nào?
A. Lập hạ
B. Hạ chí
C. Doan ngọ
D. Đoan dương

Câu 10: Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương nam là con vật nào?
A. Rùa
B. Chim
C. Rồng
D. Hổ

Câu 1: Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng-nước được thành lập vào giai đoạn nào?
A. Văn hóa tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc
C. Văn hóa thời Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt

Câu 2: Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt Nam cổ truyền nhằm mục đích:
A. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ
B. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
C. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng
D. Duy trì sự ổn định của làng xã

Câu 3: Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nghề nào được coi trọng nhất và đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội?
A. Sĩ
B. Nông
C. Công
D. Thương

Câu 4: Những tập tục, quy tắc, lề thói… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:
A. Hương hỏa
B. Gia lễ
C. Hương ước
D. Gia pháp

Câu 5: Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện…
B. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng.
C. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác.
D. Làng Nam Bộ có tính mở.

Câu 6: Câu “Khôn độc không bằng ngốc đàn” là biểu hiện của đặc điểm gì trong tính cách người Việt?
A. Tính cộng đồng
B. Tính dân chủ
C. Thói dựa dẫm
D. Thói cào bằng

Câu 7: Vào thời nhà Lê, Bộ lo việc xây dựng, kiến thiết, chuyên trông nom tu bổ thành quách, đường sá, đê điều là bộ nào?
A. Bộ Công
B. Bộ Lễ
C. Bộ Binh
D. Bộ Hình

Câu 8: Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật này được ban hành vào thời kỳ nào?
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 9: Năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài. Người đỗ đầu trong kỳ thi đó là nhà Nho:
A. Lê Văn Hưu
B. Chu Văn An
C. Lê Văn Thịnh
D. Nguyễn Hiền

Câu 10: Tam khôi là danh hiệu để chỉ ba nho sĩ giỏi nhất, đỗ đầu trong kỳ:
A. Thi Hương
B. Thi Hội
C. Thi Đình
D. Tam giáp (cả ba kỳ thi)

Câu 1: Bàn về quan niệm ăn uống của người Việt, nhận định nào sau đây là không đúng:
A. Người Việt coi trọng việc ăn uống, mọi hành động đều lấy ăn làm đầu.
B. Người Việt coi ăn uống là văn hóa, thể hiện nghệ thuật sống và phẩm giá con người.
C. Người Việt coi ăn uống là chuyện tầm thường không đáng nói.
D. Từ “ăn” trong tiếng Việt cực kỳ lý thú, phản ánh quá trình nhận thức đặc biệt của người Việt về hiện tượng “ăn”.

Câu 2: Cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt là:
A. Cơm – rau – tương – cà.
B. Cơm – mắm – cá – thịt.
C. Cơm – canh – cá – thịt.
D. Cơm – rau – cá – thịt.

Câu 3: Mùa đông, để giúp cơ thể chống lạnh, người Việt thường chọn ăn:
A. Những thức ăn có sự hài hòa âm-dương.
B. Những thức ăn có tác dụng kích thích dịch vị.
C. Những thức ăn âm tính như rau quả, tôm cá…
D. Những thức ăn dương tính như thịt, mỡ…

Câu 4: Màu sắc trang phục truyền thống được ưa thích ở miền Bắc là:
A. Màu nâu, gụ – màu của đất.
B. Màu đen – màu của bùn.
C. Màu tím – màu của sự trang nhã.
D. Màu hồng, đỏ – màu đại cát.

Câu 5: Áo dài Việt Nam là sự kết hợp xuất sắc giữa truyền thống dân tộc kín đáo dịu dàng và chất phương Tây táo bạo. Nét phương Tây trong chiếc áo dài được thể hiện qua việc:
A. Đa dạng hóa về chất liệu, màu sắc, kiểu dáng.
B. Áo được may ôm sát thân.
C. Phô trương vẻ đẹp cơ thể một cách trực tiếp.
D. Tà áo được xẻ cao để hở lườn.

Câu 6: Để tránh gió độc và đón được gió mùa mát mẻ, những ngôi nhà truyền thống của người Việt thường quay về hướng:
A. Đông
B. Tây
C. Nam
D. Bắc

Câu 7: Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, giao thông đường bộ là một lĩnh vực kém phát triển vì:
A. Việt Nam là xứ sở nông nghiệp lạc hậu.
B. Phương tiện vận chuyển chủ yếu của người Việt là trâu, ngựa, v.v.
C. Do bản chất nông nghiệp sống định cư nên người Việt ít có nhu cầu di chuyển, ít đi xa.
D. Người Việt quen dùng sức người để vận chuyển.

Câu 8: Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, loại hình giao thông nào là phổ biến nhất?
A. Đường bộ
B. Đường thủy
C. Đường đê
D. Đường sắt

Câu 9: Ở nông thôn, hai nhà thường được ngăn cách với nhau bởi một rặng cây xén thấp để hai bên dễ nói chuyện với nhau. Điều này thể hiện đặc điểm gì trong truyền thống văn hóa dân tộc?
A. Tính cộng đồng
B. Tính tự trị
C. Tính linh hoạt
D. Tính trọng tình

Câu 10: Chiếc mái cong trong ngôi nhà truyền thống của người Việt có nguồn gốc từ:
A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Nam Đảo
D. Kiến trúc bản địa

Câu 1: Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt là:
A. Tín ngưỡng phồn thực
B. Tín ngưỡng thờ Mẫu
C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
D. Tục thờ Tứ bất tử

Câu 2: Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:
A. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
B. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
C. Cầu cho đông con, nhiều cháu
D. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở

Câu 3: Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là:
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài

Câu 4: Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu?
A. Quyền lợi của làng xã
B. Quyền lợi của gia tộc
C. Sự phù hợp của đôi trai gái
D. Sự phù hợp giữa mẹ chồng – nàng dâu

Câu 5: Trong đám tang, tại sao chất, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng?
A. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành.
B. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu.
C. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình
D. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp.

Câu 6: Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ:
A. Tắm rửa cho người chết
B. Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết
C. Đặt tên thụy cho người chết
D. Khâm liệm cho người chết

Câu 7: Sau khi truyền vào Việt Nam, Phật giáo phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo vào:
A. Đầu Công nguyên
B. Thời Bắc thuộc
C. Thời Lý-Trần
D. Thời nhà Lê

Câu 8: Chủ trương tu tập của phái Thiền Tông là:
A. Dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ (đi chùa lễ Phật, thường xuyên tụng niệm…)
B. Đề cao cái “Tâm”, tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự mình tìm ra chân lý.
C. Sử dụng những phép tu huyền bí để mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát.
D. Không chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật.

Câu 9: Năm đức tính cơ bản của người quân tử được Nho giáo đề cao là:
A. Trí – Tín – Nhân – Dũng – Trực
B. Trung – Hiếu – Tín – Nhân – Dũng
C. Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín.
D. Trung – Lễ – Dũng – Tín – Kiêm

Câu 10: Khi gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường hay khi về già, các nhà Nho Việt Nam thường lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên. Quan niệm này chịu ảnh hưởng tư tưởng của:
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Đạo giáo
D. Kitô giáo

Câu 11: Sau khi lên ngôi vào năm 1802, sợ sự phát triển của Ki-tô giáo sẽ ảnh hưởng xấu đến truyền thống đạo đức và thuần phong mỹ tục cổ truyền, vua Gia Long đã chủ trương:
A. Bình Tây sát Tả
B. Cấm đạo và giết giáo dân
C. Cấm tu bổ, dựng nhà thờ mới
D. Giữ nguyên trạng đạo Ki-tô, không khuyến khích phát triển.

Câu 12: Sự dung hòa Tam giáo phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa Việt Nam?
A. Tính tổng hợp
B. Tính linh hoạt
C. Tính biện chứng
D. Tính dung hợp

Câu 13: Chữ Nôm xuất hiện vào thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần
B. Thời nhà Hồ
C. Thời Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 14: Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất?
A. Chèo
B. Tuồng
C. Múa rối
D. Cải lương

Câu 15: Theo đánh giá của UNESCO, Nhã nhạc cung đình ở Việt Nam phát triển đạt tới độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất vào thời kỳ nào?
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Lê
D. Thời nhà Nguyễn

Câu 16: Người đứng đầu trong nhóm Kỳ dịch gọi là:
A. Lý trưởng
B. Tiên chỉ
C. Cai giáp
D. Hương trưởng

Câu 17: Trong hương ước, nhóm quy ước nào có tầm quan trọng hàng đầu?
A. Những quy ước về chế độ ruộng đất
B. Những quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường
C. Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của chức dịch trong làng.
D. Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng

Câu 18: Tài sản của tộc họ do các thế hệ trước để lại (thường là ruộng đất) dùng vào việc hương khói, giỗ chạp, cúng tế… hoặc giúp đỡ các thành viên trong họ được gọi là:
A. Công điền
B. Tư điền
C. Từ đường
D. Hương hỏa

Câu 19: Đặc trưng cơ bản trong mô hình tổ chức làng xã truyền thống của người Việt là:
A. Tính cộng đồng, tính tự trị
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ
C. Tính dân chủ, tính cát cứ
D. Địa phương và huyết thống

Câu 20: Kỳ thi nào thường ra đề yêu cầu giải thích ý nghĩa các câu lấy từ Tứ thư, Ngũ kinh nhằm kiểm tra khả năng hiểu biết kinh sách của sĩ tử?
A. Kinh nghĩa, thư nghĩa
B. Chiếu, chế, biểu
C. Thơ phú
D. Văn sách

Câu 21: Sự phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư là sản phẩm của:
A. Chế độ phong kiến coi rẻ con người
B. Nhu cầu bảo đảm sự ổn định của làng xã
C. Nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp
D. Thói kỳ thị, địa phương cục bộ

Câu 22: Theo điều ‘‘Thất xuất’’ trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông được phép bỏ vợ?
A. Người vợ không cưới nàng hầu cho chồng
B. Người vợ không nuôi con riêng của chồng
C. Người vợ không còn nơi nương tựa
D. Người vợ lắm điều

Câu 23: Vào thời nhà Lê, bộ lo việc xây dựng, kiến thiết, chuyên trông nom tu bổ thành quách, đường sá, đê điều… là:
A. Bộ Công
B. Bộ Lễ
C. Bộ Binh
D. Bộ Hình

Câu 24: Bàn về chế độ thi cử truyền thống, ý kiến nào sau đây là không đúng?
A. Nội dung học tập và thi cử là các sách vở của Nho gia, nặng về khoa học xã hội.
B. Về cơ bản, việc thi cử được tổ chức theo chế độ tam khoa: thi Hương, thi Hội, thi Đình.
C. Từ thời Lý, chế độ thi cử và hệ thống học vị đã được hoàn thiện.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: