Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 5

Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: ThS Nguyễn Hoàng Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản trị/ Kinh tế
Năm thi: 2023
Môn học: Địa Lý Kinh Tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: ThS Nguyễn Hoàng Nam
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản trị/ Kinh tế

Mục Lục

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế là một trong những bài thi quan trọng của môn Địa lý Kinh tế tại các trường đại học chuyên ngành về kinh tế và quản lý. Đề thi này thường được giảng dạy và biên soạn bởi các giảng viên tại những trường như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) hay Học viện Tài chính, nhằm kiểm tra kiến thức về sự phân bố các nguồn lực, các ngành kinh tế, và mối quan hệ giữa địa lý và phát triển kinh tế.

Sinh viên cần nắm vững các khái niệm như địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, vùng kinh tế, và vai trò của địa lý trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Đây là bài thi dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc thứ tư thuộc các ngành Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, và các chuyên ngành liên quan.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 5

Câu 1. Vùng nào đang có tỉ lệ tăng dân số thấp nhất:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Nông thôn
C. Miền núi cả nước
D. Ven biển cả nước

Câu 2. Tình hình tăng dân số tự nhiên của Việt Nam hiện nay:
A. Còn tăng nhanh
B. Đã chậm ngang mức trung bình của thế giới
C. Mức sinh giảm, mức tử giảm
D. Mức sinh giảm chậm, mức tử giảm nhanh

Câu 3. Vùng nào có tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất:
A. Miền núi trung du bắc bộ
B. Bắc trung bộ
C. Tây nguyên
D. Duyên hải nam trung bộ

Câu 4. Việt Nam là nước dân số trẻ vì:
A. Người dưới 16 tuổi chiếm 31%, trên tuổi lao động chiếm 10%
B. Người dưới 16 tuổi chiếm trên 40%, người trên 60 tuổi là nam (trên 55 tuổi là nữ) chiếm 10%
C. Người trên tuổi lao động 25%, người dưới tuổi lao động chiếm 30%
D. Người dưới tuổi lao động chiếm 35%, người trên tuổi lao động chiếm 20%

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu của sự phân bố dân cư không đều, chưa hợp lý ở Việt Nam:
A. Do phân bố tài nguyên
B. Do lịch sử khai thác lãnh thổ
C. Nền kinh tế chưa trải qua phương thức sản xuất TBCN
D. Trình độ phát triển sản xuất thấp

Câu 6. Dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố ở vùng nào:
A. Tập trung thành từng tỉnh riêng
B. Sống xen kẽ giữa các dân tộc ở miền núi
C. Chỉ ở trung du, miền núi
D. Ở cả đồng bằng, trung du, miền núi

Câu 7. Cần phân bố lại dân cư ở Việt Nam vì:
A. Nông nghiệp chưa được phân bố đều
B. Khai thác tài nguyên cho các ngành
C. Sự nghiệp công nghiệp hoá
D. Khai thác tài nguyên tổ chức sản xuất hợp lý và nâng cao mức sống cho nhân dân

Câu 8. Dân số Việt Nam trong 10 năm qua có tỉ lệ tự nhiên chậm là do:
A. Mức sống, trình độ dân trí được nâng lên: vận động kế hoạch hoá gia đình
B. Mức sống tăng, công nghiệp hoá nhanh
C. Nông thôn công nghiệp hoá, kế hoạch hoá gia đình
D. Đô thị hoá nhanh, mức sống tăng

Câu 9. Vùng nào có mật độ dân số cao nhất:
A. Đồng bằng sông cửu long
B. Đồng bằng bắc trung bộ
C. Đồng bằng sông hồng
D. Đồng bằng duyên hải nam trung bộ

Câu 10. Vùng nào có mật độ dân số thấp nhất:
A. Đông bắc bắc bộ
B. Tây bắc
C. Tây nguyên
D. Đông nam bộ

Câu 11. Nên phân bố dân cư từ vùng nào đến vùng nào là hợp lý nhất:
A. Đồng bằng bắc bộ đến tây nguyên, đông nam bộ
B. Đồng bằng bắc bộ đến đồng bằng nam bộ, tây nguyên
C. Bắc trung bộ, duyên hải nam trung bộ, đồng bằng bắc bộ đến tây nguyên, đông nam bộ
D. Đồng bằng nam bộ đến tây nguyên, đông nam bộ, duyên hải nam trung bộ

Câu 12. Từ 1960 đến 1990 tỷ lệ dân số Việt Nam tăng vì:
A. Tỷ suất sinh tăng, tỷ suất tử giảm
B. Tỷ suất sinh không tăng, tỷ suất tử giảm nhanh
C. Tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tử giảm
D. Tỷ suất sinh cao, tỷ suất tử cao

Câu 13. Phân bố dân cư là:
A. Sắp xếp bố trí nguồn lao động trên lãnh thổ
B. Sắp xếp bố trí dân cư trên một lãnh thổ nhất định
C. Xem xét số lượng dân cư trên một lãnh thổ
D. Nghiên cứu chất lượng nguồn lao động theo ngành nghề

Câu 14. Mật độ dân số là:
A. Số dân trên đất nước nào đó
B. Số dân bình quân trên toàn lãnh thổ
C. Tỷ lệ dân số so với diện tích
D. Số dân trên một đơn vị diện tích nhất định

Câu 15. Nguyên nhân chính của sự tăng dân số tự nhiên của nước ta từ năm 54-85:
A. Chưa có chính sách kế hoạch hoá dân số
B. Số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao
C. Đã vận động sinh đẻ có kế hoạch
D. Trình độ dân trí thấp, mức sống thấp

Câu 16. Nguyên nhân làm giảm mức tăng tự nhiên của dân số Việt Nam hiện nay:
A. Thực hiện tốt biện pháp kế hoạch hoá gia đình
B. Trình độ dân trí đang được nâng lên nhanh
C. Nhu cầu phát triển toàn diện của nhân dân (mức sống, y tế, trình độ khoa học kỹ thuật…)
D. Cả 3 yếu tố trên

Câu 17. Vùng nào có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao:
A. Đồng bằng bắc bộ
B. Đồng bằng nam bộ
C. Duyên hải bắc trung bộ
D. Cả 3 đồng bằng trên

Câu 18. Vì sao đồng bằng bắc bộ có mật độ dân số cao nhất cả nước:
A. Vì nước ta là nước nông nghiệp
B. Vì người kinh đến ở đây sớm nhất
C. Đồng bằng bắc bộ có nền văn minh của lúa nước sớm trên thế giới
D. Cả 3 lý do trên

Câu 19. Nguồn lực nào quan trọng nhất trong việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp:
A. Dân cư và nguồn lao động nông thôn
B. Công nghiệp chế biến và cơ cấu hạ thấp
C. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
D. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

Câu 20. Nước mặn xâm nhập mạnh nhất ở bờ biển vùng nào:
A. Ven biển đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình
B. Ven biển bắc trung bộ
C. Duyên hải nam trung bộ
D. Ven biển đồng bằng sông cửu long

Câu 21. Tại sao có hiện tượng nông nhàn trong nông nghiệp:
A. Do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
B. Thời gian lao động và thời gian sản xuất thống nhất
C. Thời gian lao động dài hơn thời gian sản xuất
D. Thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất

Câu 22. Ngoài 2 vùng lương thực chủ yếu: đồng bằng bắc bộ và đồng bằng nam bộ, vùng nào là vùng có cơ sở lương thực tương đối vững chắc:
A. Đông nam bộ
B. Miền núi, trung du bắc bộ
C. Ven biển miền trung
D. Tây nguyên

Câu 23. Vùng chuyên canh cao su lớn nhất của nước ta:
A. Tây nguyên
B. Đông nam bộ
C. Tây bắc
D. Miền núi phía bắc

Câu 24. Vùng chuyên canh chè lớn nhất:
A. Miền núi trung du phía bắc
B. Tây nguyên
C. Đông nam bộ
D. Nam trung bộ

Câu 25. Đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở nước ta vì:
A. Nhu cầu thực phẩm quý: thịt, trứng, sữa…
B. Là ngành nông nghiệp quan trọng
C. Phục vụ cho chế biến và xuất khẩu
D. Việt Nam có nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi, nhu cầu cho đời sống và nhiều ngành sản xuất

Câu 26: Trong bốn nhận xét sau đây, nhận xét nào là chính xác hơn cả về vai trò của dân tộc Nga trong lịch sử nhân loại?
A. Một dân tộc tài năng
B. Một dân tộc hiền lành
C. Một dân tộc thiếu đoàn kết
D. Một dân tộc hiệp sĩ

Câu 27: Về phương diện kinh tế có thể đánh giá ntn về sự sụp đổ của Liên xô và những khó khăn của nước Nga hiện nay?
A. Sự sụp đổ và thất bại của một mô hình
B. Sự bất lực của những người lãnh đạo
C. Điều kiện thiên nhiên ưu ái nước Nga
D. Thất bại trong chiến tranh lạnh

Câu 28: Tại sao nói thiên nhiên ưu ái nước Nga:
A. Vì đất đai rộng lớn và màu mỡ
B. Vì khoáng sản rất phong phú
C. Vì vị trí địa lý thuận lợi cho quan hệ kinh tế thế giới
D. Vì vị trí địa lý thuận lợi để lao động sản xuất và du lịch

Câu 29: Vì sao nói dân tộc Nga đã tiến hành cuộc thí nghiệm vĩ đại nhất trong lịch sử loài người thế kỷ XX?
A. Đã đương đầu và đánh bại chủ nghĩa phát xít trong đại chiến thế giới thứ hai
B. Người Nga là người đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo và người đầu tiên bay vào vũ trụ
C. Xây dựng một mô hình kinh tế chưa từng có trong lịch sử loài người – chủ nghĩa xã hội
D. Giúp đỡ và làm chỗ dựa cho cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

Câu 30: Thập kỷ 70, Liên xô (cũ) đã có nhiều ngành công nghiệp vươn lên vào loại nhất, nhì thế giới. Ngành không thuộc nhóm đó là:
A. Sản xuất thép
B. Sản xuất dầu
C. Khai thác than
D. Sản xuất điện tử dân dụng

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 1

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 2
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 3
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 4
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 5

Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 6
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 7
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 8
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 9
Trắc Nghiệm Địa Lý Kinh Tế – Đề 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)