Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Làm bài thi

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh là một trong những đề thi thuộc chương “Kỹ năng sống” trong sách Giáo dục công dân 9. Bài học này tập trung vào việc giúp học sinh hiểu và thực hành kỹ năng tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hàng ngày.

Các nội dung chính của bài học bao gồm:

  • Khái niệm về tiêu dùng thông minh: Tiêu dùng thông minh là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với nhu cầu cá nhân.

  • Biểu hiện của tiêu dùng thông minh:

    • Xác định nhu cầu chính và lập kế hoạch tiêu dùng.​

    • Tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm trước khi mua.​

    • Sử dụng sản phẩm đúng cách, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.

    • Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

  • Lợi ích của tiêu dùng thông minh: Giúp cá nhân quản lý tài chính hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Để giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học này, học sinh cần nắm vững khái niệm, biểu hiện và lợi ích của tiêu dùng thông minh, cũng như biết cách áp dụng chúng vào thực tế cuộc sống.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức.

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “…là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặt điểm của cá nhân”
A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền bạc hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền bạc.

Câu 2. Nội dung nào sau đây Không phải ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh?
A. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm chất lượng.
B. Là người tiêu dùng được nhiều tiền hơn người khác.
C. Là người tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội.
D. Giúp người tiêu dùng thực hiện được kế hoạch chi tiêu.

Câu 3. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của việc quản lí tiền bạc?
A. Chị C hay đi shopping xuyên màn đêm mà không cần biết mệt.
B. Bạn A kiếm được bao nhiêu tiền đều chi tiêu hết trong ngày.
C. Bạn D thường lập sổ tiết kiệm mỗi khi được cho tiền.
D. Chị B không bao giờ quan tâm đến số tiền mình đang có.

Câu 4. Hành động nào dưới đây phản ánh người biết quản lí tiền bạc?
A. Sẵn lòng bỏ tiền ra trong những việc không cần thiết.
B. Không bao giờ chi tiền cho bất cứ thứ gì nhỏ nhặt nào.
C. Thường xuyên theo dõi các khoản chi tiêu của mình.
D. Vay mượn tiền người khác để mua sắm thỏa thích.

Câu 5. Đâu là nguyên tắc về quản lý tiền bạc hiệu quả, ngoại trừ?
A. Kiên nhẫn đợi chờ.
B. Rung rinh trước lời lãi.
C. Tính toán kỹ lưỡng.
D. Thận trọng, khôn ngoan.

Câu 6. Hành động nào dưới đây là hợp lí, mua hợp lí?
A. Bạn H luôn mua sắm nhiều quần áo mới hàng tháng.
B. Anh T mua trả góp điện thoại đời mới nhất hiện nay.
C. Chị K thường xuyên mua sắm quần áo khi có chương trình giảm giá.
D. Chị L mua sắm rất nhiều đồ dùng không cần thiết cho gia đình.

Câu 7. Việc làm nào dưới đây Không phản ánh về lập kế hoạch chi tiêu?
A. Lập kế hoạch chi tiêu, cân đối thu nhập và chi tiêu.
B. Lập kế hoạch chi tiêu dành riêng cho người giàu có lắm tiền.
C. Các khoản chi tiêu phải hợp lí và không vượt quá tổng tiền.
D. Các khoản thu nhập phải đủ trang trải cho các khoản chi tiêu.

Câu 8. Việc làm nào sau đây KHÔNG thể hiện việc quản lí tiền bạc hiệu quả?
A. Lập kế hoạch chi tiêu và thực hiện theo kế hoạch.
B. Chi tiêu vượt quá số tiền mình đang có.
C. So sánh giá cả trước khi mua sắm để lựa chọn hợp lí.
D. Tìm hiểu kĩ thông tin về sản phẩm trước khi mua.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tiết kiệm trong chi tiêu?
A. Mua sắm thật nhiều đồ dùng không cần thiết.
B. Chỉ mua những vật dụng thật sự cần thiết cho bản thân.
C. Mua sắm đồ đạc theo sở thích, không cần quan tâm đến giá cả.
D. Mua sắm đồ đạc theo phong trào, xu hướng của bạn bè.

Câu 10. Tình huống sau đây biểu hiện của quản lí tiền bạc không hiệu quả là gì?
Tình huống: Trong lớp 7A có bạn V là một học sinh nghèo vượt khó. Bạn V luôn tiết kiệm 100.000 đồng tiền mừng tuổi đầu năm để mua sách vở và đồ dùng học tập. Bạn V luôn chi tiêu có kế hoạch, mua một số đồ dùng cần thiết, tránh mua sắm phung phí, xa hoa, lãng phí. Chỉ khi nào, dùng đến đồ dùng bị hư hỏng, bạn V mới sẵn sàng mua đồ dùng mới để thay thế. Chỉ duy nhất, bạn V không bao giờ mua sắm quần áo mới mỗi khi Tết đến, xuân về.
A. Vay mượn tiền người thân, bạn bè mỗi khi thiếu tiền tiêu.
B. Không bao giờ mua sắm quần áo mới mỗi dịp Tết.
C. Tranh thủ thời gian làm thêm ngoài giờ học.
D. Tự giác, có ý thức tiết kiệm tiền bạc cho bản thân.

Câu 11. Theo em, điều gì KHÔNG thể hiện sự tiết kiệm tiền bạc?
A. Chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết.
B. Lãng phí tiền bạc vì không quan tâm đến mình.
C. Khuyến khích mọi người cùng nhau tiết kiệm tiền bạc.
D. Cân nhắc kĩ trước khi mua sắm bất cứ đồ dùng gì.

Câu 12. Đâu là biểu hiện của tiết kiệm chi tiêu?
Tình huống: Chị Tư là bạn thân của mẹ em. Chị Tư làm nghề buôn bán quần áo ở chợ. Mỗi khi chị Tư mua bán quần áo ế ẩm, chị Tư thường xuyên than vãn với mẹ em: “Ôi trời, ôi đất, buôn bán ế ẩm quá trời, ế ẩm như thế này, hay đóng cửa sạp chợ về nhà cho rồi!”.
A. Lãng phí trong mua sắm, chi tiêu cá nhân.
B. Ngại ngần, xấu hổ khi mặc lại quần áo cũ.
C. Tự giác tiết kiệm tiền bạc cho bản thân.
D. Tự tin, mạnh dạn khi mặc lại quần áo cũ của bạn.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: