Bài tập trắc nghiệm Hóa đại cương chương 2

Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa TPHCM
Người ra đề: ThS Nguyễn Minh Kha
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa TPHCM
Người ra đề: ThS Nguyễn Minh Kha
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Hóa đại cương chương 2 là một trong những bài tập quan trọng trong môn Hóa đại cương dành cho sinh viên năm nhất hoặc năm hai các ngành Kỹ thuật và Khoa học tự nhiên. Bài tập này thường được xây dựng từ các kiến thức cơ bản của chương 2, bao gồm các khái niệm về nguyên tử, phân tử, cấu trúc điện tử, và các quy luật tuần hoàn. Bài tập này rất quan trọng trong việc giúp sinh viên củng cố nền tảng kiến thức của mình để chuẩn bị cho các phần tiếp theo trong môn Hóa đại cương

Bài tập trắc nghiệm Hóa đại cương chương 2 online

Câu 1: Một mol chất là một lượng chất có chứa 6,023 × 10²³ của:
a) Nguyên tử
b) Các hạt vi mô
c) Phân tử
d) Ion

Câu 2: Chọn phương án đúng theo Bohr: (1) Khi chuyển động trên quỹ đạo Bohr electron có năng lượng ổn định bền. (2) Bức xạ phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo gần nhân ra quỹ đạo xa nhân. (3) Bức xạ có năng lượng cực tiểu của nguyên tử Hydrô phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo 2 xuống quỹ đạo 1. (4) Bức xạ có bước sóng cực tiểu của nguyên tử Hydrô phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo vô cực xuống quỹ đạo 1. (5) Các bức xạ có năng lượng lớn nhất của nguyên tử Hydrô thuộc dãy quang phổ Lyman.
a) 1, 4, 5
b) 1, 3, 4, 5
c) 1, 2, 3
d) 1, 3, 5

Câu 3: Độ dài sóng của bức xạ do nguyên tử Hydrô phát ra tuân theo công thức Rydberg. Nếu n₁=1, n₂=4 thì bức xạ này do sự chuyển electron từ:
a) Mức năng lượng thứ 1 lên thứ 4 ứng với dãy Lyman
b) Mức năng lượng thứ 1 lên thứ 4 ứng với dãy Balmer
c) Mức năng lượng thứ 4 xuống thứ 1 ứng với dãy Lyman
d) Mức năng lượng thứ 4 xuống thứ 1 ứng với dãy Balmer

Câu 4: Chọn phát biểu sai về kiểu mẫu nguyên tử Bohr của nguyên tử Hydrô hay các ion Hydrogenoid (ion có cấu tạo giống nguyên tử Hydrô, chỉ gồm nhân và 1 electron).
a) Bức xạ phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo có mức năng lượng Eₓ xuống quỹ đạo có mức năng lượng Ec có bước sóng λ thỏa biểu thức:
ΔE = │Eₓ – Ec│= hcλ
b) Khi chuyển động trên các quỹ đạo Bohr, năng lượng của các electron không thay đổi.
c) Electron có khối lượng m, chuyển động với tốc độ v trên quỹ đạo Bohr bán kính r, có độ lớn của momen động lượng.
d) Electron chỉ thu vào hay phát ra bức xạ khi chuyển từ quỹ đạo bền này sang quỹ đạo bền khác.

Câu 5: Thuyết cơ học lượng tử không chấp nhận điều nào trong các điều sau đây: (1) Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron. (2) Electron vừa có tính chất sóng và tính chất hạt. (3) Electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo xác định trong nguyên tử. (4) Không có công thức nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên tử.
a) 1, 3
b) 1, 2, 4
c) 1, 2, 3
d) 1, 3, 4

Câu 6: Nguyên tử nào sau đây có số electron = số proton = số nơtron:
a) Be, H, B, Na, Ne
b) He, C, O, N, Ca
c) He, C, O, N, Ca, H
d) C, O, N, Ca, H, B, Ne

Câu 7: Chọn câu phát biểu đúng về hiện tượng đồng vị:
a) Các nguyên tử đồng vị có cùng số proton, số electron, số nơtron
b) Các nguyên tử đồng vị có số proton và electron giống nhau nên hóa tính giống nhau và ở cùng vị trí trong bảng HTTH, số nơtron khác nhau nên lý tính khác nhau.
c) Các nguyên tử đồng vị có tính chất lý và hóa giống nhau
d) Các nguyên tử đồng vị có cùng khối lượng nguyên tử nên ở cùng vị trí trong bảng HTTH

Câu 8: Chọn câu đúng:
a) Khối lượng nguyên tử trung bình của một nguyên tử được xem như gần bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị chiếm tỉ lệ % hiện diện nhiều nhất
b) Khối lượng của các hạt electron, proton, nơtron là xấp xỉ bằng nhau
c) Trong một nguyên tử hay một ion bất kỳ số proton luôn luôn bằng số electron
d) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất bé so với kích thước nguyên tử nhưng lại có khối lượng chiếm gần trọn khối lượng nguyên tử.

Câu 9: Trong số các hệ cho sau đây, hệ nào: không có electron; không có proton; không có nơtron? (trả lời theo thứ tự và đầy đủ nhất): H ; H⁺ ; H⁻.
a) [H⁺]; [ ]; [H ; H⁺ ; H⁻]
b) [H⁺]; [ ]; [H]
c) [H⁺]; [ ]; [H]
d) [H⁺]; [ ]; [H ; H⁺ ; H⁻]

Câu 10: Nguyên tố Clo có hai đồng vị bền là ³⁷Cl và ³⁵Cl. Tính tỉ lệ % hiện diện của đồng vị ³⁷Cl, biết khối lượng nguyên tử trung bình của Cl là 35,5.
a) 25%
b) 75%
c) 57%
d) 50%

Câu 11: Chọn câu đúng: Dấu của hàm sóng được biểu diễn trên hình dạng của các AO như sau:
a) AO s chỉ mang dấu (+)
b) AO s có thể mang dấu (+) hay dấu (-)
c) AO p có dấu của hai vùng không gian giống nhau (cùng mang dấu (+) hoặc dấu (-))
d) AO p chỉ có dấu (+) ở cả hai vùng không gian

Câu 12: Chọn phát biểu đúng: (1) Các orbital nguyên tử s có tính đối xứng cầu (2) Các orbital nguyên tử pi có mặt phẳng phản đối xứng đi qua tâm O và vuông góc với trục tọa độ i (3) Các orbital nguyên tử pi có mật độ xác suất gặp electron cực đại dọc theo trục tọa độ i (3) Các orbital nguyên tử d nhận tâm O của hệ tọa độ làm tâm đối xứng
a) 1, 3, 4
b) 2, 4
c) 1, 2, 3
d) 1, 2, 3, 4

Câu 13: Chọn câu sai:
a) Các electron lớp bên trong có tác dụng chắn mạnh đối với các electron lớp bên ngoài
b) Các electron trong cùng một lớp chắn nhau yếu hơn so với khác lớp
c) Các electron lớp bên ngoài hoàn toàn không có tác dụng chắn với các electron lớp bên trong
d) Các electron trong cùng một lớp, theo chiều tăng giá trị ℓ sẽ có tác dụng chắn giảm dần

Câu 14: Chọn phát biểu đúng: (1) Hiệu ứng xâm nhập càng nhỏ khi các số lượng tử n và ℓ của electron càng nhỏ (2) Một phân lớp bão hòa hay bán bão hòa có tác dụng chắn yếu lên các lớp bên ngoài (3) Hai electron thuộc cùng một ô lượng tử chắn nhau rất yếu nhưng lại đẩy nhau rất mạnh
a) 2
b) 3
c) 1
d) 1, 2, 3

Câu 15: Chọn tất cả các tập hợp các số lượng tử có thể tồn tại trong số sau: (1) n = 3, ℓ = 3, mℓ = +3 (2) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2 (3) n = 3, ℓ = 1, mℓ = +2 (4) n = 3, ℓ = 0, mℓ = 0
a) 1, 3
b) 2, 3
c) 2, 4
d) 1, 4

Câu 16: Chọn phát biểu đúng về orbitan nguyên tử (AO):
a) Là vùng không gian bên trong đó có xác suất gặp electron ≥ 90%
b) Là quỹ đạo chuyển động của electron
c) Là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động
d) Là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron

Câu 17. Trong các ký hiệu phân lớp lượng tử sau đây ký hiệu nào đúng?
a) 1s, 3d, 4s, 2p, 3f.
b) 2p, 3s, 4d, 2d, 1p.
c) 3g, 5f, 2p, 3d, 4s.
d) 1s, 3d, 4f, 3p, 4d.

Câu 18. Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa electron:
a) Năng lượng của orbital chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.
b) Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
c) Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống nhau.
d) Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối đa.

Câu 19. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tử Brom (Z = 35) ở trạng thái cơ bản là:
a) 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d5 4p10
b) 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p5
c) 1s2 2s2 2p63s2 3p6 4s1 3d10 4p6
d) 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d10 4p7

Câu 20. Cho biết nguyên tử Fe (Z=26). Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
a) Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s23d4.
b) Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s03d6
c) Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s03d6.
d) Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s13d5

Câu 21. Giữa hai ion đơn giản Fe2+ và Fe3+, ion nào bền hơn? Giải thích?
a) Fe2+ và Fe3+ có độ bền tương đương vì là ion của cùng một nguyên tố.
b) Fe3+ (3d5: bán bão hòa) bền hơn Fe2+ (3d6).
c) Fe3+ bền hơn Fe2+ vì điện tích dương càng lớn thì càng bền.
d) Fe2+ bền hơn Fe3+ vì điện tích dương càng bé thì càng bền.

Câu 22. Chọn câu sai: (1)Khi phân bố electron vào một nguyên tử đa electron phải luôn luôn phân bố theo thứ tự từ lớp bên trong đến lớp bên ngoài. (2)Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng của nó thì giống nhau. (3) Cấu hình electron của các nguyên tử đồng vị thì giống nhau. (4) Các orbitan s có dạng khối cầu có nghĩa là electron s chỉ chuyển động bên trong khối cầu ấy. (5) Bán kính của ion Fe2+ lớn hơn ion Fe3+ vì chúng có cùng điện tích hạt nhân nhưng ion Fe3+ lại có số electron ít hơn ion Fe2+.
a) 1,2,4.
b) 2,4,5.
c) 1,2,3,4.
d) 1,2,4,5.

Câu 23. Khối lượng của nguyên tử gồm:
a) Khối lượng của 1p +1e.
b) Khối lượng của 1p +1e +2n.
c) Khối lượng của 1p +2n.
d) Khối lượng của 1p +1n.

Câu 24. Orbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu nghĩa là:
a) Khoảng cách của electron này đến hạt nhân nguyên tử H luôn không đổi.
b) Xác suất tìm thấy electron này giống nhau ở mọi hướng trong không gian.
c) Electron 1s chỉ di chuyển bên trong khối cầu này.
d) Electron 1s chỉ di chuyển trên bề mặt khối cầu này.

Câu 25. Chọn câu đúng: (1) Orbital 2s có kích thước lớn hơn orbitan 1s. (2) Orbital 2px có mức năng lượng thấp hơn orbitan 2py. (3) Orbital 2pz có xác suất phân bố e lớn nhất trên trục z. (4) Orbital 3dxy có xác suất phân bố e lớn nhất trên trục x và y. (5) Phân lớp 4f có khả năng chứa số electron nhiều nhất trong lớp e thứ 4.
a) 3,4,5.
b) 1,2,3.
c) 1,3,5.
d) 1,3,4,5.

Câu 26. Cấu hình e của ion Cu2+ và S2- lần lượt là (cho 29Cu và 16S): (1) 1s22s22p63s23p64s23d7. (2) 1s22s22p63s23p64s13d8. (3) 1s22s22p63s23p64s03d9. (4) 1s22s22p63s23p64s23d104p1. (5) 1s22s22p63s23p6. (5) 1s22s22p63s23p2.
a) (3) và (5).
b) (1) và (5).
c) (2) và (6).
d) (4) và (5).

Câu 27. Cho biết số e độc thân có trong các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử sau (theo thứ tự từ trái sang phải): 27Co(4s23d7). 24Cr(4s13d5). 44Ru(5s14d7). 58Ce(6s25d14f1).
a) 7,5,7,1.
b) 9,1,8,4.
c) 3,6,4,2.
d) 2,1,1,1.

Câu 28. Cấu hình electron nguyên tử của Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản theo thứ tự là: Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4, Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5, Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6, Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10, Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9, Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4p1
a) (2);(4).
b) (1);(5).
c) (3);(6).
d) (2);(6).

Câu 29. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không mang điện bằng nửa số hạt mang điện. Cấu hình e của nguyên tử X là:
a) 1s2 2s2 2p6.
b) 1s2 2s2 2p6 3s1.
c) 1s2 2s2 2p6 3s2.
d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Câu 30. Chọn câu sai: (1) Năng lượng của orbital 2px khác năng lượng của orbital 2pz vì chúng định hướng trong không gian khác nhau. (2) Năng lượng của orbital 1s của oxy bằng năng lượng của orbital 1s của flor. (3) Năng lượng của các phân lớp trong cùng một lớp lượng tử của nguyên tử Hydro thì khác nhau. (4) Năng lượng của các orbital trong cùng một phân lớp thì khác nhau. (5) Năng lượng của orbital 1s của nguyên tử H nhỏ hơn năng lượng của orbital 1s của nguyên tử He+.
a) 1,4.
b) 1,2,3.
c) 2,3,4,5.
d) 2,4.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)