Bài tập trắc nghiệm Hóa đại cương chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa TPHCM
Người ra đề: ThS Nguyễn Minh Kha
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 29 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa TPHCM
Người ra đề: ThS Nguyễn Minh Kha
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 29 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Hóa đại cương chương 3 là một trong những bài tập quan trọng trong môn Hóa đại cương của các trường đại học, đặc biệt là trong chương trình giảng dạy của các trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Đề thi này do các giảng viên khoa Hóa học thiết kế, nhằm kiểm tra kiến thức về các khái niệm cơ bản của chương 3, bao gồm các định luật nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, và tốc độ phản ứng. Đề thi thường dành cho sinh viên năm nhất ngành Hóa học hoặc các ngành có liên quan. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay nhé!

Bài tập trắc nghiệm Hóa đại cương chương 3 online

Câu 1: Cho các nguyên tử: 13Al; 14Si; 19K; 20Ca. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử: a) RAl < RSi < RK < RCa
b) RSi < RAl < RK < RCa
c) RSi < RAl < RCa < RK
d) RAl < RSi < RCa < RK

Câu 2: Cho các ion sau: 7N³⁻; 8O²⁻; 9F⁻; 11Na⁺; 12Mg²⁺; 13Al³⁺. Chọn nhận xét sai:
a) Bán kính ion tăng dần từ trái sang phải.
b) Tất cả ion đều đẳng electron.
c) Ái lực electron của các ion tăng dần từ trái sang phải.
d) Từ trái sang phải tính oxy hóa tăng dần, tính khử giảm dần.

Câu 3: Cho nguyên tử có cấu hình electron nguyên tử là: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s²3d¹⁰4p³. Chọn câu sai:
a) Vị trí nguyên tử trong bảng HTTH là: chu kỳ 4, PN IIIA, ô số 33.
b) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử có 3 e độc thân.
c) Nguyên tử có số oxy hóa dương cao nhất là +5, số oxy hóa âm thấp nhất là -3.
d) Nguyên tử có khuynh hướng thể hiện tính phi kim nhiều hơn là tính kim loại.

Câu 4: Tính số oxy hóa và hóa trị (cộng hóa trị hoặc điện hóa trị) của các nguyên tố trong hợp chất sau: KMnO₄ (theo thứ tự từ trái sang phải):
a) K: +1,1; Mn: +7,7; O: -2,2.
b) K: +1,+1; Mn: +7,+7; O: -2,-2.
c) K: +1,+1; Mn: +6,6; O: -2,2.
d) K: +1,+1; Mn: +7,7; O: -2,2.

Câu 5: Trong chu kỳ 4, nguyên tố nào ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân? Cho: 23V; 24Cr; 25Mn; 26Fe; 27Co; 28Ni; 32Ge; 33As; 34Se; 35Br.
a) V, Fe, As.
b) V, Co, As, Br.
c) V, Co, As.
d) Co, As, Cr.

Câu 6: Cho các nguyên tử 20Ca, 26Fe, 33As, 50Sn, 53I. Các ion có cấu hình khí trơ gần nó nhất là:
a) Ca²⁺, As³⁻, Sn⁴⁺, I⁻.
b) Ca²⁺,Fe³⁺, As³⁻, Sn⁴⁺, I⁻.
c) Ca²⁺,Fe²⁺, As³⁻, I⁻.
d) Ca²⁺, As³⁻, I⁻.

Câu 7: Cho các nguyên tử: 51Sb, 52Te, 53I, 55Cs, 56Ba. Các ion có cấu hình giống ion I⁻ là:
a) Sb³⁻, Te²⁻, Cs⁺, Ba²⁺.
b) Sb³⁻, Te²⁺, Cs⁺, Ba²⁺.
c) Sb³⁺, Te²⁺, Cs⁻, Ba²⁻.
d) Sb³⁺, Te²⁺, Cs⁺, Ba²⁺.

Câu 8: Cho hai nguyên tử với các phân lớp electron ngoài cùng là: X(3s²3p¹) và Y(2s²2p⁴). Công thức phân tử của hợp chất giữa X và Y có dạng:
a) XY₂
b) XY₃
c) X₂Y₃
d) X₃Y

Câu 9: Chọn trường hợp đúng: Cho cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z, T như sau: X: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d¹⁰4s²4p⁶4d¹⁰5s²5p⁶4f⁵6s², Y: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d¹⁰4s²4p³,  Z: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d¹⁰4s²4p⁶4d¹⁰5s¹, T: 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d¹⁰4s²
a) X là kim loại chuyển tiếp f thuộc phân nhóm IIIB.
b) Y là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VB.
c) Z là kim loại kiềm thuộc phân nhóm IA.
d) T là kim loại chuyển tiếp thuộc phân nhóm VIIIB.

Câu 10: Chọn phương án đúng: Nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp ngoài cùng và thuộc chu kỳ 4.
(1) Cấu hình electron hóa trị của X là 4s²3d³. (2) X có điện tích hạt nhân Z = 33. (3) X thuộc chu kỳ 4, phân nhóm chính VB trong bảng hệ thống tuần hoàn. (4) Số oxy hóa dương cao nhất của X là +5.
a) 1,3
b) 2,4
c) 2,3,4
d) 1,2,3

Câu 11: Dựa trên quy tắc xây dựng bảng HTTH, dự đoán điện tích hạt nhân của nguyên tố kim loại kiềm (chưa phát hiện) ở chu kỳ 8. Biết 87Fr là nguyên tố kim loại kiềm thuộc chu kỳ 7.
a) 119
b) 137
c) 105
d) 147

Câu 12: Chọn phát biểu sai: Nguyên tố X có cấu hình e lớp cuối cùng là 2s²2p⁶.
a) X là nguyên tố trơ về mặt hóa học ở điều kiện khí quyển.
b) X là chất rắn ở điều kiện thường.
c) X ở chu kỳ 2 và phân nhóm VIIIA.
d) Là nguyên tố cuối cùng của chu kỳ 2.

Câu 13: Ion X²⁺ có phân lớp e cuối cùng là 3d⁵. Hỏi nguyên tử X có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử là gì? (Qui ước mℓ từ -ℓ đến +ℓ)
a) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = -½.
b) n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½.
c) n = 3, ℓ = 2, mℓ = -1, ms = -½.
d) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2, ms = +½.

Câu 14: Chọn cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản đúng của hai nguyên tố thuộc phân nhóm VIA và VIB: (1) 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s²3d⁴ (2) 1s²2s²2p⁶3s²3p⁴ (3) 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s¹3d⁵ (4) 1s²2s²2p⁶3s¹3p⁵
a) 1,2
b) 3,4
c) 2,3.
d) 1,4.

Câu 15: Xác định vị trí của các nguyên tử có cấu hình e sau trong bảng hệ thống tuần hoàn và cho biết chúng là kim loại hay phi kim: X: 4s²3d⁷ Y: 4s²3d¹⁰4p⁵ T: 5s¹
a) X(CK4, PN VIIB, KL); Y(CK4, PN VA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
b) X(CK4, PN IIB, KL); Y(CK3, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).
c) X(CK3, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIB, KL); T(CK5, PN IA, KL).
d) X(CK4, PN VIIIB, KL); Y(CK4, PN VIIA, PK); T(CK5, PN IA, KL).

Câu 16: Ion M³⁺ và ion X²⁻ có phân lớp cuối cùng lần lượt là 2p⁶ và 4p⁶. Hãy xác định vị trí của các nguyên tử M và X trong bảng phân loại tuần hoàn và bản chất là kim loại hay phi kim.
a) M(CK2, PN IIIB, KL) ; X(CK4, PN VIIIA, Khí hiếm).
b) M(CK3, PN IIIA, KL) ; X(CK4, PN VIA, PK).
c) M(CK2, PN VIIIA, Khí hiếm) ; X(CK2, PN IIA, KL).
d) M(CK3, PN VA, PK) ; X(CK4, PN VIA, KL).

Câu 17: Chọn phương án không chính xác: Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ns¹: (1) chỉ là kim loại. (2) chỉ có số oxy hóa +1. (3) là nguyên tố họ s. (4) chỉ có 1 e hóa trị.
a) 1,2.
b) 1,3,4.
c) 2,3,4.
d) 1,2,3,4.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng:
a) Trong một chu kỳ từ trái sang phải bán kính nguyên tử tăng dần.
b) Phân nhóm phụ bắt đầu có từ chu kỳ 3.
c) Trong một chu kỳ, các nguyên tố phân nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất.
d) Trong bảng hệ thống tuần hoàn phân nhóm VIIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.

Câu 19: Chọn phát biểu sai: (1) Trong một phân nhóm phụ từ trên xuống bán kính nguyên tử tăng đều đặn. (2) Trong bảng HTTH, nguyên tử Flor có ái lực electron âm nhất. (3) Trong một chu kỳ các nguyên tố phân nhóm IA có năng lượng ion hóa I₁ lớn nhất. (4) Trong bảng HTTH, phân nhóm IIIB có chứa nhiều nguyên tố nhất.
a) 1,3.
b) 1,2,3.
c) 1,2,3,4.
d) 3,4.

Câu 20: Tính năng lượng ion hóa (eV) để tách electron trong nguyên tử Hydro ở mức n=3 ra xa vô cùng:
a) 1.51 eV.
b) 13.6 eV.
c) 4.53 eV.
d) Không đủ dữ liệu để tính.

Câu 21: Chọn câu đúng: (1) Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa I₁ các nguyên tố phân nhóm IIA có lớn hơn phân nhóm IIIA. (2) Số oxy hóa cao nhất của các nguyên tố phân nhóm IB là +3. (3) Trong một chu kỳ từ trái sang phải tính khử giảm dần, tính oxy hóa tăng dần. (4) Bán kính ion dương luôn nhỏ hơn bán kính nguyên tử tương ứng.
a) 1,2,3.
b) 1,3,4.
c) 2,3,4.
d) 1,2,3,4.

Câu 22: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử các nguyên tố sau: 14Si; 17Cl; 20Ca; 37Rb
a) RSi < RCl < RCa < RRb.
b) RCl < RSi < RCa < RRb.
c) RSi < RCl < RRb < RCa.
d) RSi < RCa < RCl < RRb.

Câu 23: Sắp xếp theo thứ tự bán kính ion tăng dần của các ion sau: 3Li⁺; 11Na⁺; 19K⁺; 17Cl⁻; 35Br⁻; 53I⁻.
a) Li⁺ < Na⁺ < K⁺ < Cl⁻ < Br⁻ < I⁻.
b) Cl⁻ < Br⁻ < I⁻ < Li⁺ < Na⁺ < K⁺.
c) Li⁺ < K⁺ < Na⁺ < Cl⁻ < Br⁻ < I⁻.
d) Na⁺ < Li⁺ < K⁺ < Cl⁻ < Br⁻ < I⁻.

Câu 24: Cho các nguyên tố chu kỳ 3: 11Na; 12Mg; 13Al; 15P; 16S. Sắp xếp theo thứ tự năng lượng ion hóa I₁ tăng dần:
a) Na < Mg < Al < P < S.
b) Al < Na < Mg < P < S.
c) Na < Al < Mg < S < P.
d) S < P < Al < Mg < Na.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây có bán kính ion lớn hơn bán kính nguyên tử: (1) Cs và Cs⁺ (2) 37Rb⁺ và 36Kr (3) 17Cl⁻ và 18Ar (4) 12Mg và 13Al³⁺ (5) 8O²⁻ và 9F (6) 37Rb và 38Sr⁺
a) (3), (5)
b) (2), (3), (4), (5).
c) (1), (2), (4), (6)
d) (3), (4), (5).

Câu 26: Sắp xếp theo thứ tự bán kính tăng dần của các nguyên tử và ion sau: 19K, 9F, 9F⁺, 37Rb, 37Rb⁻, 35Br.
a) F⁺ < F < K < Br < Rb < Rb⁻
b) F < F⁺ < Br < K < Rb⁻ < Rb
c) F⁺ < F < Br < K < Rb⁻ < Rb
d) F⁺ < F < Br < K < Rb < Rb⁻

Câu 27: Chọn câu đúng: “Số thứ tự của phân nhóm bằng tổng số electron ở lớp ngoài cùng”. Quy tắc này:
a) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính.
b) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính, phân nhóm IB và IIB, trừ He ở phân nhóm VIIIA.
c) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ, trừ phân nhóm VIIIB.
d) Đúng với mọi nguyên tố ở phân nhóm chính và phân nhóm phụ.

Câu 29: Chọn phát biểu chưa chính xác: (1) Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố kim loại kiềm và kết thúc bằng nguyên tố khí trơ. (2) Tất cả các chu kỳ trong bảng hệ thống tuần hoàn đều bắt đầu bằng nguyên tố s và kết thúc bằng nguyên tố (3) Phân nhóm chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là VIIIB. (4) Ái lực electron mạnh nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn là nguyên tố Flor.
a) 1,2,3
b) 1,3
c) 1,3,4
d) 1,2,3,4

Câu 30: Chọn câu đúng: Cho các nguyên tố 20Ca, 26Fe, 48Cd, 57La. Các ion có cấu hình lớp vỏ electron giống khí trơ gần nó là:
a) Ca²⁺, La³⁺
b) Ca²⁺, Fe²⁺
c) Ca²⁺, La³⁺, Cd²⁺
d) Ca²⁺, Cd²⁺

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)