Trắc nghiệm Hóa đại cương – Đề 7

Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hóa đại cương
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Hóa đại cương – Đề 7 là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Hóa đại cương, được tổng hợp từ những bài kiểm tra và thi kết thúc học phần tại nhiều trường đại học lớn. Đây là một môn học căn bản dành cho sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức nền tảng về hóa học, bao gồm cấu tạo chất, phản ứng hóa học, và các định luật hóa học. Đề thi được biên soạn vào năm 2023 bởi các giảng viên khoa Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề thi này được thiết kế dành cho sinh viên có nhu cầu ôn tập củng cố kiến thức về môn Hóa đại cương

Trắc nghiệm Hóa đại cương có đáp án – Đề 7

Câu 1: Chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau đây: (1) Việc thay đổi áp suất ngoài không làm thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng có tổng số mol chất khí của các sản phẩm bằng tổng số mol chất khí của các chất đầu. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều thu nhiệt. (3) Khi giảm áp suất, cân bằng của một phản ứng bất kỳ sẽ dịch chuyển theo chiều tăng số phân tử khí. (4) Hệ đã đạt trạng thái cân bằng thì lượng các chất thêm vào không làm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng.
a) 1
b) 2 và 3
c) 1, 2 và 3
d) 1, 3 và 4

Câu 2: Phản ứng: 2NO2 (k) ⇌ N2O4 (k) có ΔG°298 = -4,835 kJ. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 298K. Cho R = 8,314 J/mol.K.
a) KC = 172,03
b) KC = 7,04
c) KC = 17442,11
d) KC = 4168,57

Câu 3: Cho phản ứng: CuBr2(r) ⇌ CuBr(r) + ½ Br2(k). Ở trạng thái cân bằng, T = 550K, PBr2 = 0.671 atm. Người ta cho 0,2 mol CuBr2(r) vào một bình chân không ở 550K. Hỏi thể tích bình phải bằng bao nhiêu để toàn bộ CuBr2 phân hủy hết theo phản ứng trên. Cho R = 0,082 lít.atm/mol.K.
a) 3,35 lít
b) 13,4 lít
c) 6,7 lít
d) 8,3 lít

Câu 4: Cho phản ứng thuận nghịch: H2 (k) + I2 (k) ⇌ 2HI (k) hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu nếu biết hằng số cân bằng KP của phản ứng ở nhiệt độ này là 54,5.
a) Không đủ dữ kiện để tính
b) 78,7%
c) 65,3%
d) 100%

Câu 5: Cho K1 và K2 lần lượt là hằng số cân bằng của hai phản ứng sau: (1) XeF6 (k) + H2O (k) ⇌ XeOF4 (k) + 2HF (k) (2) XeO4 (k) + XeF6 (k) ⇌ XeOF4 (k) + XeO3F2 (k) Hãy xác định hằng số cân bằng K3 của phản ứng: (3) XeO4 (k) + 2 HF (k) ⇌ XeO3F2 (k) + H2O (k).
a) K3 = K1. K2
b) K3 = K1 + K2
c) K3 = K2 – K1
d) K3 = K2 / K1

Câu 6: Chọn phát biểu đúng: Phản ứng A(k) ⇌ B(k) + C(k) ở 300°C có Kp = 11,5 và ở 500°C có Kp = 33. Vậy phản ứng trên là một quá trình:
a) thu nhiệt
b) đoạn nhiệt
c) đẳng nhiệt
d) tỏa nhiệt

Câu 7: Một phản ứng tự xảy ra có ΔG° < 0. Giả thiết rằng biến thiên entanpi và biến thiên entropi không phụ thuộc nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì hằng số cân bằng Kp sẽ:
a) tăng
b) giảm
c) không đổi
d) chưa thể kết luận được

Câu 8: Cân bằng trong phản ứng H2 (k) + Cl2 (k) ⇌ 2HCl (k) sẽ dịch chuyển theo chiều nào nếu tăng áp suất của hệ phản ứng?
a) Thuận
b) Nghịch
c) Không dịch chuyển
d) Không thể dự đoán

Câu 9: Chọn ý đúng: (1) Một hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một yếu tố (áp suất, nhiệt độ, nồng độ) thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó. (2) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt; khi giảm nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt. (3) Hằng số cân bằng của một phản ứng là một đại lượng không đổi ở nhiệt độ xác định. (4) Khi thêm một chất (tác chất hay sản phẩm) vào hệ cân bằng, cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm lượng chất đó.
a) 1 và 3
b) 1 và 4
c) 1 và 2
d) 1, 3 và 4

Câu 10: Cho cân bằng CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k). Tính hằng số cân bằng Kc biết rằng khi đến cân bằng ta có 0,4 mol CO2; 0,4 mol H2; 0,8 mol CO và 0,8 mol H2O trong một bình có dung tích là 1 lít. Nếu nén hệ cho thể tích của hệ giảm xuống, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào?
a) Kc = 8 ; theo chiều thuận
b) Kc = 4 ; không đổi
c) Kc = 4 ; theo chiều thuận
d) Kc = 8 ; theo chiều nghịch

Câu 11: Xét phản ứng: CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O; Kc = 4. Suy ra hằng số cân bằng của phản ứng thủy phân CH3COOC2H5 là:
a) K’C = ¼
b) K’C = ½
c) K’C = 4
d) K’C = -4

Câu 12: Chọn giải pháp hợp lí nhất: Cho phản ứng: N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k); ΔH > 0. Để thu được nhiều NO ta có thể dùng các biện pháp:
a) Tăng áp suất và giảm nhiệt độ
b) Giảm nhiệt độ
c) Tăng nhiệt độ
d) Giảm áp suất

Câu 13: Cho phản ứng: 2SO2(k) + O2(k) ⇌ 2SO3(k) ; ΔH < 0. Để được nhiều SO3 hơn, ta nên chọn biện pháp nào trong 3 biện pháp sau: (1) Giảm nhiệt độ. (2) Tăng áp suất. (3) Thêm O2.
a) Chỉ có biện pháp 1
b) Chỉ có 2
c) Chỉ có 2 và 3
d) Cả 3 biện pháp

Câu 14: Chọn ý đúng: Tác động nào sẽ làm tăng hiệu suất phản ứng: CaCO3(r) ⇌ CaO (r) + CO2(k) ; ΔH > 0.
a) Tăng thể tích
b) Tăng nhiệt độ
c) Tăng áp suất
d) Tăng nồng độ CO2

Câu 15: Phản ứng N2(k) + O2(k) ⇌ 2NO(k) , ΔH > 0 đang nằm ở trạng thái cân bằng. Hiệu suất phản ứng sẽ tăng lên khi áp dụng các biện pháp sau: (1) Dùng xúc tác. (2) Nén hệ. (3) Tăng nhiệt độ. (4) Giảm áp suất hệ phản ứng.
a) 3
b) 1 và 2
c) 1 và 3
d) 1, 3 và 4

Câu 16: Chọn câu đúng: Xét hệ cân bằng: CO (k) + Cl2 (k) ⇌ COCl2 (k) , ΔH < 0. Sự thay đổi nào dưới đây dẫn đến cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận:
a) Tăng nhiệt độ
b) Giảm thể tích bình phản ứng bằng cách nén hệ
c) Giảm áp suất
d) Tăng nồng độ COCl2

Câu 18: Cho các phản ứng:
(1) N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2NO (k) ΔH° > 0
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) ΔH° < 0
(3) MgCO3 (r) ⇌ MgO (r) + CO2 (k) ΔH° > 0
Với phản ứng nào ta nên dùng nhiệt độ cao và áp suất thấp để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
a) Phản ứng (1)
b) Phản ứng (3)
c) Phản ứng (2)
d) Phản ứng (1) và (2)

Câu 19: Các phản ứng dưới đây đang ở trạng thái cân bằng ở 25°C.
(1) N2 (k) + O2 (k) ⇌ 2 NO (k) ΔH° > 0
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2 NH3 (k) ΔH° < 0
(3) MgCO3 (r) ⇌ CO2 (k) + MgO (r) ΔH° > 0
(4) I2 (k) + H2(k) ⇌ 2HI (k) ΔH° < 0
Cân bằng của phản ứng nào dịch chuyển mạnh nhất theo chiều thuận khi đồng thời hạ nhiệt độ và tăng áp suất chung của:
a) Phản ứng 1
b) Phản ứng 3
c) Phản ứng 2
d) Phản ứng 4

Câu 20: Chọn trường hợp đúng: Xét cân bằng: 2NO2 (k) (nâu) ⇌ N2O4 (k) (không màu); ΔH°298 = -14 kcal
Trong bốn trường hợp dưới, màu nâu của NO2 sẽ đậm nhất khi:
a) Làm lạnh đến 273K
b) Đun nóng đến 373K
c) Tăng áp suất
d) Giữ ở 298K

Câu 21: Phản ứng tỏa nhiệt dưới đây đã đạt trạng thái cân bằng: 2 A(k) + B(k) ⇌ 4D (k)
Để dịch chuyển cân bằng của phản ứng theo chiều hướng tạo thêm sản phẩm, một số biện pháp sau đây đã được sử dụng: (1) Tăng nhiệt độ ; (2) Thêm chất D ; (3) Giảm thể tích bình phản ứng ; (4) Giảm nhiệt độ ; (5) Thêm chất A ; (6) Tăng thể tích bình phản ứng.
a) 4, 5, 6
b) 1, 3, 5
c) 2, 3
d) 3

Câu 22: Chọn phát biểu đúng: Cho phản ứng: SnO2(r) + 2H2(k) ⇌ 2H2O(k) + Sn(ℓ) (1) ΔG_T = ΔG°_T + RT ln [H2O]^2 / [H2]^2 (2) ΔG°_T = -RT ln K_c, với K_c = ([H2O]^2 / [H2]^2)_c_b (3) Phản ứng có K_P = K_C vì Δn = 0
a) 3
b) 1, 2
c) 2, 3
d) 1, 2, 3

Câu 23: Quá trình khử thiếc IV bằng hydro: SnO2(r) + 2H2(k) ⇌ Sn(ℓ) + 2H2O(k) ở 1100K có hằng số cân bằng Kp = 10. Ở cùng nhiệt độ trên khi hỗn hợp khí có 24% hydro theo thể tích:
a) ΔG_1100 ≈ 0, hệ đạt trạng thái cân bằng.
b) ΔG_1100 > 0, phản ứng đang diễn ra theo chiều nghịch.
c) Không đủ dữ liệu để kết luận về chiều hướng diễn ra của quá trình ở 1100K.
d) ΔG_1100 < 0, phản ứng đang diễn ra theo chiều thuận.

Câu 24: Chọn câu sai. Chất xúc tác:
a) Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
b) Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
c) Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
d) Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Câu 25: Cho phản ứng thuận nghịch sau: Co(H2O)6^2+ + 4Cl^- ⇌ CoCl4^2- + 6H2O. Biết rằng Co(H2O)6^2+ có màu hồng, CoCl4^2- có màu xanh. Khi làm lạnh thì màu hồng đậm dần. Chọn phát biểu đúng: (1) Phản ứng theo chiều thuận là thu nhiệt. (2) Khi thêm một ít NaCl rắn thì màu hồng đậm dần. (3) Khi đun nóng màu xanh sẽ đậm dần.
a) 1, 2
b) Tất cả đều sai
c) 2, 3
d) 1, 3

Câu 26: Khi hòa tan trong hexan, acid stearic xảy ra phản ứng chuyển hóa như sau: 2C17H35COOH (dd) ⇌ (C17H35COOH)2 (dd). Tại 28°C phản ứng có K_c = 2900 và tại 48°C có K_c = 40. Tính ΔH_o và ΔS_o của phản ứng.
a) ΔH_o = -2,39 kJ và ΔS_o = -537,32 J
b) ΔH_o = -172,05 kJ và ΔS_o = -505,32 J
c) ΔH_o = -86,32 kJ và ΔS_o = -249,14 J
d) ΔH_o = -55,07 kJ và ΔS_o = -80,31 J

Câu 27: Phản ứng tổng hợp amoniac: 3 H2(k) + N2(k) ⇌ 2 NH3(k) có hằng số cân bằng là Kp = 5,9 × 10^5 tại 298 K, và hiệu ứng nhiệt của phản ứng là ΔH_o = -92,2 kJ. Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng tại 600K. Biết rằng ΔH_o và ΔS_o của phản ứng thay đổi không đáng kể trong khoảng nhiệt độ 298 ÷ 600 K.
a) 4,3 × 10^-3
b) 8,2 × 10^6
c) 5,6 × 10^5
d) 3,7 × 10^-2

Câu 28: Cho phản ứng: 2CO(k) + O2(k) ⇌ 2CO2(k). Chọn phát biểu đúng: Để thực hiện phản ứng thuận nghịch: (1) Người ta phải nạp vào bình phản ứng đúng 2 mol CO cho mỗi mol O2. (2) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, chỉ có 1 mol O2 sẽ phản ứng, và nó sẽ phản ứng với 2 mol CO. (3) Bất kể lượng nạp vào ban đầu của hai chất, khi chúng phản ứng, CO sẽ phản ứng với O2 theo tỉ lệ mol 2:1. (4) Khi nạp vào bình 2 mol CO và 1 mol O2 chúng sẽ phản ứng sinh ra 2 mol CO2.
a) Chỉ (3) đúng
b) Chỉ (2), (3) đúng
c) Chỉ (4) đúng
d) Chỉ (1), (4) đúng

Câu 29: Ở một nhiệt độ xác định, cân bằng sau đây: N2(k) + 2O2(k) ⇌ 2NO2(k) có hằng số cân bằng K = 100. Tính hằng số cân bằng K’ của cân bằng: NO2(k) ⇌ ½ N2(k) + O2(k).
a) K’ = 0,01
b) K’ = 0,0001
c) K’ = 0,1
d) K’ = 1,0

Câu 30: Trong một bình kín dung tích 1 lít người ta nạp vào 1,0 mol khí A, 1,4 mol khí B và 0,5 mol khí C. Sau khi cân bằng Ak + Bk ⇌ 2Ck được thiết lập, nồng độ cuối cùng của C là 0,75 mol/l. Tính hằng số cân bằng.
a) K = 12,5
b) K = 1,25
c) K = 0,15
d) K = 0,5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)