Trắc nghiệm Hóa đại cương – Đề 8 là một trong những đề thi quan trọng thuộc môn Hóa đại cương, được tổng hợp từ những bài kiểm tra và thi kết thúc học phần tại nhiều trường đại học lớn. Đây là một môn học căn bản dành cho sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật, giúp sinh viên nắm vững các kiến thức nền tảng về hóa học, bao gồm cấu tạo chất, phản ứng hóa học, và các định luật hóa học. Đề thi được biên soạn vào năm 2023 bởi các giảng viên khoa Hóa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đề thi này được thiết kế dành cho sinh viên có nhu cầu ôn tập củng cố kiến thức về môn Hóa đại cương
Trắc nghiệm Hóa đại cương có đáp án – Đề 8
Câu 1: Xét hệ cân bằng gồm ba chất có mặt trong phản ứng sau: NH4Cl(r) ⇌ HCl(k) + NH3(k). (1) Hệ có số cấu tử là 3, số pha là 2, số bậc tự do là 2. (2) Hệ có số cấu tử là 2, số pha là 2, số bậc tự do là 2. (3) Nếu nồng độ HCl và NH3 bằng nhau thì số cấu tử của hệ là 1, số pha là 2, số bậc tự do là 1. (4) Nếu nồng độ HCl và NH3 bằng nhau thì số cấu tử của hệ là 2, số pha là 2, số bậc tự do là 2.
a) 1, 4
b) 2, 4
c) 2, 3
d) 1, 3
Câu 2: Chọn phương án đúng: Đối với một hệ hơi nước: (1) Có thể thay đổi cả nhiệt độ và áp suất của hệ trong phạm vi cho phép để hệ vẫn ở trạng thái hơi. (2) Phải giữ nhiệt độ của hệ trên 100°C để hệ vẫn ở trạng thái hơi. (3) Nếu nhiệt độ của hệ bị hạ xuống dưới 100°C, hệ sẽ chuyển sang trạng thái lỏng.
a) Chỉ 2 đúng
b) Chỉ 3 đúng
c) Chỉ 1 đúng
d) 1, 2, 3 đúng
Câu 3: Trong giản đồ sau, đường biểu diễn cân bằng Rắn ⇌ Khí là:
a) AC
b) AB
c) CD
d) AD
Câu 4: Chọn phát biểu đúng: Đối với phản ứng một chiều, tốc độ phản ứng sẽ:
a) Không đổi theo thời gian.
b) Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng không.
c) Giảm dần theo thời gian cho đến khi bằng một hằng số khác không.
d) Tăng dần theo thời gian.
Câu 5: Chọn câu sai. Hằng số tốc độ phản ứng:
a) Không phụ thuộc chất xúc tác.
b) Không phụ thuộc nồng độ chất phản ứng.
c) Phụ thuộc nhiệt độ.
d) Phụ thuộc năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 6: Chọn câu sai: Hằng số tốc độ của phản ứng nA + mB = AnBm
a) Phụ thuộc vào nồng độ CA và CB.
b) Biến đổi khi nhiệt độ thay đổi.
c) Là tốc độ riêng của phản ứng khi CA = CB = 1 mol/l.
d) Biến đổi khi có mặt chất xúc tác.
Câu 7: Chọn đáp án đúng: Cho phản ứng: 2A(k) + B(k) ® C(k). Biểu thức tốc độ phản ứng phải là:
a) v = k.CA2.CB
b) v = k. Cc
c) v = k.CAm.CBn , với m và n là những giá trị tìm được từ thực nghiệm
d) v = k.CAm.CBn , với m và n là những giá trị tìm được từ phương trình phản ứng
Câu 8: Phản ứng phân hủy oxit dinitơ có sơ đồ tổng quát: 2N2O(k) ® 2N2(k) + O2(k), với v = k[N2O]. Người ta cho rằng phản ứng trải qua hai bước sơ cấp: Bước 1: N2O ® N2 + O. Bước 2: N2O + O ® N2 + O2. Vậy, phát biểu nào dưới đây phù hợp với các dữ liệu trên:
a) Phản ứng phân hủy dinitơ oxit có bậc động học bằng 2
b) Oxi nguyên tử là xúc tác của phản ứng
c) Bước 2 là bước quyết định tốc độ phản ứng
d) Bước 1 có phân tử số là đơn phân tử
Câu 9: Chọn ý sai: Cho phản ứng aA + bB = cC + dD có v = kCAmCBn. Bậc của phản ứng: (1) Luôn bằng (n + m) ; (2) Ít khi lớn hơn 3 ; (3) Bằng (c+d) – (a+b) ; (4) Có thể là phân số ; (5) Bằng (a + b).
a) 3 và 5
b) 2 và 3
c) 3 và 4
d) 2, 3 và 5
Câu 10: Cho phản ứng: 2H2 (k) + O2 (k) ® 2H2O (k). Tốc độ trung bình của phản ứng được xác định theo [O2] là v = – Δ[O2] / Δτ. Chọn biểu thức đúng của v nếu biểu diễn theo [H2O].
a) v = Δ[H2O] / Δτ
b) v = 2 Δ[H2O] / Δτ
c) v = -2 Δ[H2O] / Δτ
d) v = Δ[H2O] / 2Δτ
Câu 11: Đại lượng nào sau đây của phản ứng sẽ thay đổi khi được thêm xúc tác:
a) ∆H
b) ∆G
c) E*
d) Kcb
Câu 12: Chọn đáp án đúng: Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 4,82 × 10^2 cal/mol. Nếu ở 275K phản ứng có hằng số tốc độ là 8,82 × 10^-5, thì ở 567K hằng số tốc độ là:
a) 6,25
b) 1,39 ×10^-4
c) 5,17 ×10^2
d) 36 ×10^-3
Câu 13: Chọn đáp án đúng: Một phản ứng bậc nhất có chu kỳ bán hủy là 45 phút 30 giây. Xác định hằng số tốc độ của phản ứng trên.
a) 2,54×10^-4s^-1
b) 3,66×10^-4s^-1
c) 1,89×10^3s^-1
d) 1,78×10^2s^-1
Câu 14: Chọn phương án đúng: Phản ứng 2A + 2B + C ® D + E có các đặc điểm sau: [A], [B] không đổi, [C] tăng gấp đôi, vận tốc v không đổi. [A], [C] không đổi, [B] tăng gấp đôi, vận tốc v tăng gấp đôi. [A], [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc V tăng gấp 8 lần. Cả ba thí nghiệm đều ở cùng một nhiệt độ. Biểu thức của vận tốc v theo các nồng độ A, B, C là:
a) v = k[A][B][C]
b) v = k[A]^2[B]
c) v = k[A][B]^2
d) v = k[A]^2[B][C]
Câu 15: Chọn phương án đúng: Một phản ứng A + 2B = C bậc 1 đối với [A] và bậc 1 đối với [B], được thực hiện ở nhiệt độ không đổi.
a) Nếu [A], [B] và [C] đều gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng gấp 8 lần và phản ứng là phản ứng đơn giản.
b) Nếu [A] và [B] đều tăng gấp đôi, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 4 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.
c) Nếu [A] tăng gấp đôi, [B] tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng phức tạp.
d) Nếu [A] và [B] đều tăng gấp ba, vận tốc phản ứng tăng lên gấp 6 lần và phản ứng này là phản ứng đơn giản.
Câu 16: Chọn phương án đúng: Phản ứng CO(k) + Cl2(k) ® COCl2(k) là phản ứng đơn giản. Nếu nồng độ CO tăng từ 0,1M lên 0,4M; nồng độ Cl2 tăng từ 0,3M lên 0,9M thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
a) Tăng 3 lần
b) Tăng 4 lần
c) Tăng 7 lần
d) Tăng 12 lần
Câu 17: Chọn phương án đúng: Trong các phương trình sau đây, phương trình nào chắc chắn không thể biểu thị cho một tác dụng cơ bản (phản ứng sơ cấp)?
a) N2 + 3H2 ® 2NH3
b) 1/2 N2 + 3/2 H2 → NH3
c) 8NO + 4O2 ® 8NO2
d) H2 + 1/2 O2 → H2O
Câu 18: Chọn đáp án đúng: Đối với phản ứng: 4NH3 + 3O2 ® 2N2 + 6H2O. Tốc độ tạo ra N2 là 0,270 mol/lít.s. Ta có: (1) Tốc độ tạo thành H2O là 0,540 mol/lít.s. (2) Tốc độ mất đi của NH3 là 0,810 mol/lít.s. (3) Tốc độ mất đi của O2 là 0,405 mol/lít.s. (4) Tốc độ của phản ứng là 0,135 mol/lít.s.
a) 3
b) 3, 4
c) 1, 4
d) 1, 2
Câu 19: Chọn phát biểu đúng: Tốc độ phản ứng đồng thể khí tăng khi tăng nồng độ là do:
a) Tăng entropi của phản ứng.
b) Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
c) Tăng số va chạm của các tiểu phân hoạt động.
d) Tăng hằng số tốc độ của phản ứng.
Câu 20: Chọn phát biểu đúng: Sự tăng nhiệt độ có tác động đến một phản ứng thuận nghịch:
a) Làm tăng vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt, làm cho hệ mau đạt đến trạng thái cân bằng mới.
b) Chỉ làm tăng vận tốc chiều thu nhiệt.
c) Chỉ làm tăng vận tốc chiều tỏa nhiệt.
d) Tăng đồng đều vận tốc cả chiều thu và tỏa nhiệt nên cân bằng không thay đổi.
Câu 21: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng vì sự tăng nhiệt độ đó:
a) Làm cho DG < 0.
b) Làm giảm năng lượng hoạt hóa.
c) Chủ yếu là làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử.
d) Làm tăng số phân tử có năng lượng lớn hơn năng lượng hoạt hóa.
Câu 22: Chọn phát biểu đúng: Chất xúc tác có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của phản ứng tỏa nhiệt?
a) Làm tăng năng lượng của các tiểu phân.
b) Làm cho phản ứng nhanh đạt tới cân bằng.
c) Làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
d) Làm tăng hiệu suất của phản ứng theo chiều thuận.
Câu 23: Chọn đáp án đúng: Khi có mặt chất xúc tác, DH° của phản ứng:
a) Thay đổi vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng.
b) Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm nhiệt độ cần có để phản ứng xảy ra.
c) Không thay đổi vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn trung gian của phản ứng và được phục hồi sau phản ứng. Sản phẩm và tác chất vẫn giống như khi không có chất xúc tác.
d) Thay đổi vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 24: Chọn các đặc tính đúng của chất xúc tác. Chất xúc tác làm cho tốc độ phản ứng tăng lên nhờ các đặc tính sau: (1) Làm cho DG của phản ứng âm hơn. (2) Làm tăng vận tốc phản ứng nhờ làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng. (3) Làm tăng vận tốc của phản ứng nhờ làm tăng vận tốc chuyển động của các tiểu phân. (4) Làm cho DG của phản ứng đổi dấu từ dương sang âm.
a) 2
b) 1, 2 và 3
c) 1 và 2
d) 2 và 4
Câu 25: Chọn câu sai trong các câu sau. Chất xúc tác:
a) Không làm thay đổi các đặc trưng nhiệt động của phản ứng.
b) Chỉ có tác dụng xúc tác với một phản ứng nhất định.
c) Làm thay đổi hằng số cân bằng của phản ứng.
d) Làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Câu 26: Chọn ý sai: Tốc độ phản ứng càng lớn khi:
a) Entropi hoạt hóa càng lớn.
b) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng càng lớn.
c) Số va chạm có hiệu quả giữa các tiểu phân càng lớn.
d) Nhiệt độ càng cao.
Câu 27: Chọn câu đúng: Tốc độ của phản ứng dị thể:
a) Của bất kỳ phản ứng nào cũng tăng lên khi khuấy trộn
b) Chỉ được quyết định bởi tương tác hóa học của bản thân chất phản ứng
c) Phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc pha mà không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng
d) Tăng lên khi tăng bề mặt tiếp xúc pha
Câu 28: Chọn câu đúng. Tốc độ của phản ứng hòa tan kim loại rắn trong dung dịch acid sẽ: (1) Giảm xuống khi giảm nhiệt độ phản ứng. (2) Tăng lên khi tăng kích thước các hạt kim loại. (3) Giảm xuống khi giảm áp suất phản ứng. (4) Tăng lên khi tăng nồng độ acid.
a) 1 và 4
b) 1, 2 và 4
c) 1, 3 và 4
d) 1, 2 và 3
Câu 29: Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất: Có một số phản ứng tuy có DG < 0 song trong thực tế phản ứng vẫn không xảy ra. Vậy có thể áp dụng những biện pháp nào trong các cách sau để phản ứng xảy ra: (1) Dùng xúc tác ; (2) Thay đổi nhiệt độ ; (3) Tăng nồng độ tác chất ; (4) Nghiền nhỏ các tác chất rắn.
a) 1 và 3
b) 1 và 2
c) 1, 2 và 4
d) 2, 3 và 4
Câu 30: Chọn phương án đúng: Phản ứng N2(k) + O2(k) ® 2NO(k) tỏa nhiệt. Tốc độ của phản ứng này sẽ tăng lên khi áp dụng các biện pháp sau: (1) Dùng xúc tác ; (2) Nén hệ; (3) Tăng nhiệt độ ; (4) Giảm áp suất hệ phản ứng.
a) 1, 3, 4
b) 2, 3, 4
c) 1, 2, 3
d) 1, 2

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.