Trắc nghiệm kinh tế vi mô – Đề số 2

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học viện Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học viện Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế vi mô – Đề số 2 là một trong những đề thi môn Kinh tế vi mô dành cho sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế, trong đó có Học viện Tài chính Hà Nội. Đề thi này được biên soạn bởi các giảng viên uy tín như PGS.TS Nguyễn Văn Dần, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Để hoàn thành tốt bài trắc nghiệm, sinh viên cần nắm vững các kiến thức căn bản như cung cầu, thị trường cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và các khái niệm kinh tế học quan trọng khác. Đề thi này chủ yếu hướng đến sinh viên năm thứ hai thuộc các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và tài chính. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay  nhé

Thi thử trắc nghiệm kinh tế vi mô online – Đề số 2

Câu 1: So sánh với ngành cạnh tranh có cùng điều kiện chi phí và cầu thì trong độc quyền thường:
a. Tăng giá và giảm sản lượng.
b. Tăng giá và tăng sản lượng.
c. Tăng giá và có cùng mức sản lượng.
d. Đặt cùng mức giá và giảm sản lượng.

Câu 2: Một công ty có thể quyết định mức giá phân biệt cho các thị trường khác nhau khi:
a. Những khách hàng dễ dàng chuyển giữa các thị trường này.
b. Co dãn theo giá của cầu là khác nhau giữa các thị trường.
c. Chi phí biên là không đổi.
d. Số khách hàng trong các thị trường là gần như nhau.

Câu 3: Loại hình thị trường nào có hầu hết các hoạt động quảng cáo trên cấp độ toàn quốc?
a. Cạnh tranh hoàn hảo.
b. Cạnh tranh độc quyền.
c. Độc quyền nhóm.
d. Độc quyền

Câu 4: Trong cân bằng dài hạn, cạnh tranh độc quyền không sử dụng hết công suất vì:
a. Chi phí biên vượt quá chi phí trung bình.
b. Doanh thu biên vượt quá doanh thu trung bình.
c. Đường cầu có độ dốc âm.
d. Chi phí trung bình dài hạn liên tục giảm

Câu 5: Để phân bổ hiệu quả các nguồn lực đòi hỏi:
a. Độ thỏa dụng biên phải bằng với chi phí biên của xã hội.
b. Doanh thu biên phải bằng với chi phí biên của xã hội.
c. Độ thỏa dụng biên vượt quá chi phí biên tư nhân.
d. Chi phí biên của xã hội không đổi.

Câu 6: Trong trường hợp ngoại ứng có lợi, thị trường thường xảy ra hiện tượng:
a. Có quá ít hàng hóa được sản xuất.
b. Sản xuất đúng lượng hàng hóa cần thiết.
c. Có quá nhiều hàng hóa được sản xuất.
d. Có quá nhiều sự quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa này.

Câu 7: Loại hàng hóa nào dưới đây là hàng hóa công?
a. Dịch vụ công ích
b. Quốc phòng
c. An sinh xã hội.
d. Giáo dục cao học

Câu 8: Bảo hiểm sức khỏe có thể đem đến hiệu quả có hại vì nó
a. Khiến mọi người sử dụng quá ít chăm sóc y tế.
b. Khiến mọi người sử dụng quá nhiều chăm sóc y tế.
c. Khiến cho chính phủ phải thay thế cho thị trường chăm sóc y tế.
d. Khiến cho nghiên cứu về thuốc bị xao lãng.

Câu 9: Khi tỷ suất lợi tức trong nền kinh tế tăng thì:
a. Giá thị trường hiện hành của một trái phiếu sẽ tăng.
b. Giá thị trường hiện hành của một trái phiếu sẽ giảm.
c. Giá trị một trái phiếu vào ngày đáo hạn (maturity) của nó tăng.
d. Giá trị một trái phiếu vào ngày đáo hạn (maturity) của nó giảm.

Câu 10: Những nhà đầu cơ điển hình sẽ:
a. Bán ở mức giá thấp và mua ở mức giá cao.
b. Làm cho tình trạng khan hiếm trở nên tồi tệ hơn.
c. Tăng rủi ro của việc mua chứng khoán.
d. Giúp làm trơn nhưng dao động giá.

Câu 11: Trong một thị trường hoạt động hiệu quả, doanh thu sản phẩm biên của một đầu vào sẽ ấn định:
a. Cầu về đầu vào đó.
b. Cung về đầu vào đó.
c. Giá của đầu vào đó.
d. Tô kinh tế của đầu vào đó.

Câu 12: Thu nhập của một nhân tố chủ yếu là do tô kinh tế khi:
a. Đường cung của nó nằm ngang.
b. Đường cung có độ dốc dương và tương đối phẳng.
c. Đường cung của nó gần như thẳng đứng.
d. Đường cung của nó là phi tuyến tính.

Câu 13: Từ năm 1992 đến năm 2000, tiền lương thực tế theo giờ đã giảm. Việc tăng lên trong lực lượng lao động trong thời kỳ này có thể là biểu hiện của:
a. Tác động thu nhập.
b. Tác động thay thế.
c. Tiền lương tối thiểu.
d. Tình trạng nhập cư không thống kê được trong lực lượng lao động

Câu 14: Người ta không muốn đầu tư vào học hành, giáo dục của mình khi:
a. Thu nhập lao động của những người có giáo dục cao giảm xuống.
b. Thu nhập lao động của những người có giáo dục thấp giảm xuống.
c. Thu nhập lao động của những người có giáo dục cao tăng lên.
d. Những chi phí giáo dục được bù lại bởi những trợ cấp tài chính.

Câu 15: Các cơ quan điều chỉnh của Chính phủ đôi khi tăng giá để:
a. Khuyến khích nhập ngành và bám trụ lại của nhiều công ty hơn.
b. Kiểm soát lợi nhuận vượt trội.
c. Cung cấp dịch vụ cho các cộng đồng nhỏ.
d. Lập các quỹ bù đắp cho việc tăng lương.

Câu 16: Một hệ thống thuế thu nhập, theo đó thuế suất trung bình tăng khi thu nhập tăng gọi là:
a. Tỷ lệ.
b. Lũy tiến
c. Lũy thoái.
d. Gián tiếp

Câu 17: Tại sao thị trường tự do lại tạo ra quá nhiều ô nhiễm?
a. Vì mức ô nhiễm tốt nhất là bằng 0
b. Vì việc định giá cho việc gây ô nhiễm là quá thấp.
c. Vì ô nhiễm là một chi phí ngoại tác (external cost) đối với hầu hết các nhà sản xuất.
d. Vì hầu hết mọi người đều ích kỷ.

Câu 18: Chính sách nào sẽ không làm giảm việc tạo ra những ô nhiễm?
a. Quảng cáo để khuyến khích những hành động tự nguyện.
b. Những quy định trực tiếp về luật lên ô nhiễm.
c. Bán giấy phép cho phép gây ra ô nhiễm.
d. Trợ cấp cho việc gây ra ô nhiễm.

Câu 19: Một sự tăng giá các nguồn lực tự nhiên khan hiếm sẽ:
a. Làm tổn hại đến lợi ích quốc gia.
b. Hữu ích vì nó khuyến khích bảo tồn môi trường.
c. Hữu ích vì nó làm tăng cường việc sử dụng các nguồn lực này.
d. Khuyến khích sự tự cung, tự cấp của mỗi quốc gia.

Câu 20: Điều nào dưới đây không làm tăng sự bất bình đẳng:
a. Của cải được thừa kế.
b. Chấp nhận được rủi ro.
c. Nhưng chênh lệch về năng lực.
d. Thuế thu nhập lũy tiến.

Câu 21: Một lý do chủ yếu làm nảy sinh vấn đề người ăn theo (free riders) là:
a. Do không loại trừ
b. Do sự loại trừ.
c. Do không tranh giành.
d. Do tranh giành.

Câu 22: Vai trò của các giả định trong một lý thuyết kinh tế là để:
a. Biểu thị chính xác thế giới hiện nay.
b. Trừu tượng hóa thực tế.
c. Tránh việc đơn giản hóa thế giới thực.
d. Đảm bảo cho lý thuyết đó xem xét tất cả các đặc trưng của thực tế không loại trừ bất cứ điều gì.

Câu 23: Điều nào trong số những điều dưới đây không gây ra sự dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất?
a. Sự cải tiến trong phương pháp sản xuất.
b. Sự gia tăng dân số của một nước.
c. Thất nghiệp giảm.
d. Một trận lụt hủy hoại đất nông nghiệp.

Câu 24: Trong kinh tế học, hiệu quả có nghĩa là:
a. Thu nhập được phân phối công bằng giữa các công dân.
b. Có mức lạm phát thấp nhất và các nguồn lực được sử dụng đầy đủ.
c. Tổng năng suất tăng lên ở mức không đổi và bằng nhau trong từng khu vực của nền kinh tế.
d. Nền kinh tế đang sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ mà các công dân của nó mong muốn với chi phí thấp nhất có thể.

Câu 25: Cầu thị trường về một loại hàng hóa chịu ảnh hưởng ít nhất bởi:
a. Thu nhập của người tiêu dùng.
b. Giá của các hàng hóa liên quan.
c. Chi phí của các nguồn lực đầu vào.
d. Kỳ vọng về sự thay đổi giá trong tương lai.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)