Trắc nghiệm kinh tế vi mô – Đề số 5

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học việc Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế vi mô
Trường: Học việc Tài chính Hà Nội
Người ra đề: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế vi mô – Đề số 5 là một trong những đề thi môn Kinh tế vi mô dành cho sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế, trong đó có Học viện Tài chính Hà Nội. Đề thi này được biên soạn bởi các giảng viên uy tín như PGS.TS Nguyễn Văn Dần, một chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế học vi mô. Để hoàn thành tốt bài trắc nghiệm, sinh viên cần nắm vững các kiến thức căn bản như cung cầu, thị trường cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận và các khái niệm kinh tế học quan trọng khác. Đề thi này chủ yếu hướng đến sinh viên năm thứ hai thuộc các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh và tài chính. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay  nhé

Thi thử trắc nghiệm kinh tế vi mô online – Đề số 5

Câu 1: Trong thị trường một loại hàng hóa, giá cân bằng chắc chắn sẽ giảm nếu:
a. Cả cầu và cung đều tăng.
b. Cả cầu và cung đều giảm.
c. Cầu giảm và cung tăng.
d. Cầu tăng và cung giảm.

Câu 2: Một mức giá trần được thiết lập bên dưới mức giá cân bằng, chúng ta sẽ dự đoán rằng:
a. Số lượng được cầu sẽ giảm.
b. Số lượng được cung sẽ lớn hơn số lượng được cầu.
c. Cầu sẽ nhỏ hơn cung.
d. Số lượng được cung sẽ giảm.

Câu 3: Giá táo giảm 5% khiến cho số lượng được cầu về táo tăng 10%. Hệ số co dãn của cầu là ________ và cầu là ________
a. -0,5 và co dãn
b. -2,0 và co dãn
c. -0,5 và không co dãn
d. – 2,0 và không co dãn

Câu 4: Giá cam tăng, tổng mức chi tiêu về cam vẫn còn không đổi, cam lúc này có cầu là:
a. Không co dãn hoàn toàn.
b. Co dãn hoàn toàn.
c. Co dãn một đơn vị.
d. Không co dãn.

Câu 5: Hệ số co dãn theo thu nhập của hàng A là dương và hệ số co dãn chéo giữa hàng A và hàng B là âm. Vậy hàng hóa A là:
a. Hàng thông thường và là hàng thay thế cho hàng B.
b. Hàng thứ cấp và là hàng thay thế cho hàng B.
c. Hàng thông thường và là hàng bổ sung cho hàng B.
d. Hàng thứ cấp và là hàng bổ sung cho hàng B.

Câu 6: Chúng ta thấy rằng (MUtáo/Ptáo) > (MUcam/Pcam). Điều này hàm ý rằng:
a. Chuyển một số tiền trong ngân sách từ táo sang cam sẽ tăng độ thỏa dụng.
b. Chuyển một số tiền trong ngân sách từ cam sang táo sẽ tăng độ thỏa dụng.
c. Táo đang đắt hơn cam.
d. Cam đang đắt hơn táo.

Câu 7: Xem xét hàng hóa X. Quy luật độ thỏa dụng biên giảm dần chỉ ra rằng:
a. Đường ngân sách của cá nhân này có độ dốc đi xuống.
b. Số lượng được cầu của cá nhân về X sẽ tăng khi giá X giảm.
c. Tổng số độ thỏa dụng giảm khi tiêu dùng cá nhân nhiều hơn về một sản phẩm.
d. X là hàng thông thường.

Câu 8: Hiệu ứng thu nhập giúp chúng ta giải thích tại sao:
a. Đường cầu về một hàng hóa thông thường dịch phải khi thu nhập tăng.
b. Số lượng được cầu về một hàng hóa tăng khi giá của hàng hóa đó giảm.
c. Đường cầu về một hàng hóa thứ cấp dịch trái khi thu nhập giảm.
d. Giá hàng thông thường cao hơn giá hàng thứ cấp.

Câu 9: Một đường bàng quan dốc xuống là vì:
a. Thích nhiều hơn ít.
b. Sở thích không đổi khi thu nhập tăng lên.
c. Tỷ lệ thay thế biên tăng khi người ta trượt dọc theo đường bàng quan.
d. Tỷ lệ thay thế biên giảm khi người ta trượt dọc theo đường bàng quan.

Câu 10: Lãi suất cao hơn khiến cho:
a. Tiêu dùng tương lai sẽ tăng.
b. Tiêu dùng hiện tại tăng.
c. Việc vay mượn hiện tại tăng.
d. Tiết kiệm hiện tại giảm.

Câu 11: Trong ngắn hạn, một công ty sẽ:
a. Có thể đóng cửa và rời khỏi ngành.
b. Có thể đóng cửa nhưng không thể rời khỏi ngành.
c. Không thể đóng cửa.
d. Không thể thay đổi mức sản lượng của nó.

Câu 12: Khi sản lượng tăng, tổng chi phí cố định sẽ:
a. Tăng.
b. Vẫn còn như trước.
c. Giảm.
d. Giảm và sau đó tăng.

Câu 13: Khi sản phẩm biên giảm thì:
a. Chi phí biên tăng.
b. Chi phí biên giảm.
c. Chi phí trung bình tăng.
d. Chi phí trung bình giảm.

Câu 14: Một công ty sẽ không sản xuất ở mức MR = MC khi:
a. Nó đang kiếm được lợi nhuận kinh tế dương.
b. Nó đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm.
c. Nó đang hoạt động thua lỗ.
d. Nó đang kiếm được lợi nhuận thông thường.

Câu 15: Trong ngắn hạn, điều nào trong số các điều dưới đây có thể xảy ra:
a. AFC có thể lớn hơn ATC.
b. MC có thể cắt ATC khi ATC đang giảm.
c. AFC có thể lớn hơn AVC.
d. FC giảm khi sản lượng tăng.

Câu 16: Chúng ta biết rằng, có mối liên hệ giữa chi phí biên và sản phẩm biên, MC = W/P và MRP = MPL x P. Vì thế, nếu công ty bánh Kinh đô có doanh thu sản phẩm biên của lao động lớn hơn tiền lương, điều này cho thấy:
a. Tổng doanh thu vượt quá tổng chi phí.
b. Tiền lương lớn hơn chi phí biên.
c. Giá của Kinh Đô lớn hơn chi phí biên của nó.
d. Giá của Kinh Đô nhỏ hơn chi phí biên của nó.

Câu 17: Lao động là đầu vào thông thường, nếu giá thuê lao động tăng, hiệu ứng thay thế sẽ khiến cho cầu lao động ________ và hiệu ứng sản lượng sẽ khiến cho cầu lao động ________
a. Tăng, tăng.
b. Tăng, giảm.
c. Giảm, tăng.
d. Giảm, giảm

Câu 18: Đất được dùng chỉ để trồng ngô, khi đó:
a. Giá thuê đất quyết định giá ngô.
b. Giá ngô quyết định giá thuê đất.
c. Giá ngô và giá thuê đất không ảnh hưởng đến nhau.
d. Giá ngô và giá thuê đất do giá thuê lao động quyết định.

Câu 19: Công ty có hai đầu vào biến đổi là Lao động và vốn. Bây giờ, giá thuê lao động giảm, hiệu ứng sản lượng chỉ ra rằng:
a. Sản lượng sẽ giảm.
b. Một mức ít hơn số lượng được cầu về các nhân tố.
c. Số lượng được cầu về lao động sẽ tăng.
d. Số lượng được cầu về lao động sẽ giảm.

Câu 20: Lãi suất thị trường là 25%/năm. Giá trị hiện tại của 500USD sau 1 năm sẽ là:
a. 625USD
b. 125USD
c. 2000 USD
d. 400USD

Câu 21: Ông B biết rằng: ông ta sẽ mua chiếc xe mới vào năm nay hoặc năm sau. Giá hiện hành của chiếc xe là 10000USD và giá sang năm ước tính sẽ lên tới 12000USD. Nếu lãi suất chiết khấu mà ông ta đặt ra là 10%, ông ta sẽ:
a. Không mua trong năm nay hoặc năm sau.
b. Mua bây giờ.
c. Mua vào năm sau.
d. Không phân biệt vì cả hai lựa chọn đều có cùng giá trị hiện tại.

Câu 22: Cân bằng chung tồn tài bất cứ khi nào:
a. Lợi nhuận thông thường đều đạt được.
b. Toàn bộ mức dư cầu bằng toàn bộ mức dư cung.
c. Số lượng được cầu bằng với số lượng được cung trong mỗi thị trường.
d. Thu nhập được phân bổ một cách công bằng.

Câu 23: Điều kiện để đảm bảo người tiêu dùng nhận được những hàng hóa họ muốn là:
a. MR = MC
b. P = MC
c. MR = P
d. P = ATC

Câu 24: So sánh cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo sẽ sản xuất ở mức:
a. Giá thấp hơn và sản lượng nhiều hơn.
b. Giá thấp hơn và sản lượng ít hơn.
c. Giá cao hơn và sản lượng nhiều hơn.
d. Giá cao hơn và sản lượng ít hơn.

Câu 25: Một nhà độc quyền thuần túy trong một ngành sản xuất ra một sản phẩm ________. Sản phẩm thay thế gần và rào cản nhập ngành là: ________
a. Có nhiều, đáng kể.
b. Có nhiều, không.
c. Không có, đáng kể.
d. Không có, không.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: