Trắc nghiệm Luật giáo dục – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Luật giáo dục
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Luật giáo dục
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Luật Giáo dục – Đề 2 là một bộ đề thi của môn Luật Giáo dục được tổng hợp nhằm giúp sinh viên tự kiểm tra kiến thức và ôn tập chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Bộ đề thi này được thiết kế dành cho sinh viên chuyên ngành Luật tại các trường đại học có giảng dạy môn Luật Giáo dục như Đại học Luật TP.HCM. Đề thi này thường tập trung vào các kiến thức liên quan đến hệ thống pháp luật quy định về giáo dục, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như các chính sách phát triển giáo dục tại Việt Nam và được các giảng viên bộ môn Luật từ nhiều trường đại học biên soạn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và thực hiện bộ đề này ngay dưới đây nhé!

Thi thử trắc nghiệm Luật giáo dục online – Đề 2

Câu 1: Nguyên lý của nền giáo dục?
a) Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
b) Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
c) Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục lý thuyết kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
d) Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.

Câu 2: Có mấy cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5

Câu 3: Yêu cầu về nội dung giáo dục?
a) Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
b) Giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
c) Bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi người học.
d) Giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.

Câu 4: Cơ quan nào quy định việc thực hiện chương trình theo hình thức tích lũy tín chỉ?
a) Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Hiệu trưởng trường đại học

Câu 5: Cơ quan nào quy định việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường và CSGD khác?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Hiệu trưởng trường tiểu học
d) Thủ tướng chính phủ

Câu 6: Cơ quan nào quy định việc dạy và học tiếng nước ngoài của dân tộc thiểu số?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Hiệu trưởng trường tiểu học
d) Thủ tướng chính phủ

Câu 7: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:
a) Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
b) Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.

Câu 8: Phổ cập giáo dục:
a) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
b) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học phổ thông
c) Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
d) Phổ cập giáo dục trung học phổ thông.

Câu 9: Cơ quan nào quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Nhà nước
d) Thủ tướng chính phủ

Câu 10: Quản lý nhà nước về giáo dục?
a) Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước.
b) Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
c) Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
d) Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Câu 11: Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo:
a) Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập nêu gương tốt cho người học
b) Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập nêu gương tốt cho người học
c) Nhà giáo giữ vai trò chính trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải nêu gương tốt cho người học

Câu 12: Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục:
a) Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò chính trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của bản thân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
b) Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của bản thân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
c) Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của bản thân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.
d) Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm của bản thân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Câu 13: Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm định chất lượng giáo dục?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Nhà nước
d) Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo

Câu 14: Không lợi dụng các hoạt động giáo dục để làm gì?
a) Để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong, mỹ tục, truyền bá mê tín, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
b) Để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong, mỹ tục, truyền bá mê tín.
c) Để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Để kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong, mỹ tục, truyền bá mê tín, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.

Câu 15: Cơ quan nào quy định những trường hợp cụ thể có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với những học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Nhà nước
d) Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo

Câu 16: Giáo dục phổ thông gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi
b) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
c) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
d) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

Câu 17: Mục tiêu của giáo dục phổ thông bao gồm mấy mục tiêu?
a) 2
b) 3
c) 4
d) 5

Câu 18: Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
a) Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
b) Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
c) Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
d) Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Câu 19: Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông:
a) Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
b) Đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
c) Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.
d) Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

Câu 20: Yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông:
a) Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
b) Đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
c) Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Câu 21: Cơ quan nào ban hành chương trình giáo dục phổ thông và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Nhà nước
d) Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo

Câu 22: Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009, tổ chức loại hình nhà trường nào sau đây không trong hệ thống giáo dục quốc dân:
a) Trường dân lập
b) Trường tư thục
c) Trường bán công
d) Trường công lập

Câu 23: Theo Luật Giáo dục năm 2005, chọn cụm từ sau điền vào chỗ trống: “Giáo dục phổ thông không bao gồm …”
a) Giáo dục tiểu học
b) Giáo dục trung học cơ sở
c) Giáo dục trung học phổ thông
d) Giáo dục đại học

Câu 24: Cơ quan nào thực hiện việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục?
a) Bộ Giáo Dục và Đào tạo
b) Chính Phủ
c) Nhà nước
d) Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo

Câu 25: Các cơ sở giáo dục được tự chủ trong những lĩnh vực nào?
a) Xây dựng chương trình giảng dạy và lựa chọn giáo viên
b) Tổ chức hoạt động giáo dục và quản lý học sinh
c) Xây dựng chương trình giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất
d) Tổ chức học tập và xét tuyển học sinh

Câu 26: Theo Luật Giáo dục năm 2005, học sinh phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
a) Chấp hành các quy định về tổ chức, hoạt động của trường học
b) Hoàn thành chương trình học tập của nhà trường
c) Thực hiện nghĩa vụ học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện thể lực, tham gia các hoạt động xã hội
d) Thực hiện các yêu cầu của giáo viên và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa

Câu 27: Đối tượng nào không thuộc diện miễn giảm học phí theo Luật Giáo dục 2005?
a) Học sinh thuộc diện hộ nghèo
b) Học sinh khuyết tật
c) Học sinh thuộc gia đình có thu nhập cao
d) Học sinh dân tộc thiểu số

Câu 28: Bộ Giáo Dục và Đào tạo có nhiệm vụ gì trong việc phát triển giáo dục đại học?
a) Xây dựng cơ sở vật chất cho các trường đại học
b) Xét duyệt các chương trình đào tạo của các trường đại học
c) Quy định chính sách và kế hoạch phát triển giáo dục đại học
d) Cung cấp tài chính cho các trường đại học

Câu 29: Các cơ sở giáo dục đào tạo nghề có trách nhiệm gì?
a) Tổ chức các kỳ thi chứng chỉ nghề
b) Đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường lao động
c) Cung cấp việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp
d) Cung cấp học bổng cho học sinh có thành tích học tập tốt

Câu 30: Theo Luật Giáo dục năm 2005, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo là gì?
a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục
c) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
d) Quyết định chính sách học bổng cho học sinh

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)