Trắc nghiệm Lịch Sử 7: Bài 18 – Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XVI là một đề thi quan trọng trong chương VII – Vùng đất phía Nam Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI của chương trình Lịch sử 7. Bài thi này yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về sự hình thành, phát triển và những biến động lịch sử của Vương quốc Chăm-pa, cũng như quá trình khai phá và phát triển vùng đất Nam Bộ trong giai đoạn trung đại. Các em cần hiểu rõ về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Chăm-pa; các mối quan hệ giao lưu và xung đột giữa Chăm-pa với Đại Việt; đồng thời nắm được quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam và sự hình thành các trung tâm kinh tế – văn hóa tại vùng đất Nam Bộ.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI
Câu 1: Kinh đô của Chăm-pa từ thế kỉ X là
A. Trà Kiệu
B. Vi-giay-a
C. Pa-lem-bang
D. Đồng Dương
Câu 2: Sau khi Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ về danh nghĩa bị nước nào cai trị?
A. Thái Lan
B. Chăm-pa
C. Mã Lai
D. Chân Lạp
Câu 3: Suốt từ thế kỉ X – XIV, dân cư ở vùng đất Nam Bộ
A. Rất đông đúc
B. Rất thưa thớt
C. Buôn bán nhộn nhịp
D. Rất giàu có
Câu 4: Vương triều Vi-giay-a lâm vào khủng hoảng, suy yếu từ khoảng
A. Cuối thế kỉ XII
B. Cuối thế kỉ XIII
C. Cuối thế kỉ XIV
D. Cuối thế kỉ XV
Câu 5: Ngành kinh tế chủ yếu của Chăm-pa là
A. Sản xuất nông nghiệp
B. Sản xuất thủ công nghiệp
C. Buôn bán đường biển
D. Chăn nuôi du mục
Câu 6: Trong các thế kỉ X – XVI, tôn giáo nào có vai trò quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của người Chăm-pa?
A. Nho giáo
B. Hồi giáo
C. Thiên Chúa giáo
D. Hin-đu giáo
Câu 7: Trong khoảng thời gian từ 1113 – 1220, Chăm-pa tiến hành cuộc “chiến tranh Một trăm năm” với quốc gia nào?
A. Phù Nam
B. Đại Việt
C. Chân Lạp
D. Miến Điện
Câu 8: Trong những năm từ 1220 – 1353, Vương quốc Chăm-pa
A. Ngày càng suy thoái và khủng hoảng
B. Bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất
C. Được hình thành và bước đầu phát triển
D. Bị Chân Lạp xâm lược và cai trị
Câu 9: Trong các thế kỉ X – XIII, vương quốc Chăm-pa
A. Gặp nhiều khó khăn ở trong nước
B. Bước vào thời kì phát triển thịnh đạt nhất
C. Phân chia thành nhiều tiểu quốc khác nhau
D. Bị Chân Lạp xâm lược và cai trị
Câu 10: Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là
A. Đền Bô-rô-bu-đua
B. Đền Ăng-co Vát
C. Cụm đền tháp Dương Long
D. Đại bảo tháp San-chi
Câu 11: Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã
A. Đồng hóa người Phù Nam thành người Chân Lạp
B. Tổ chức chính quyền đô hộ một cách chặt chẽ
C. Gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được
D. Vơ vét bóc lột nhân dân và thu được nhiều của cải
Câu 12: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
A. Công – thương nghiệp là nền tảng chính
B. Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành chính
C. Buôn bán qua đường biển là ngành chính
D. Thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo
Câu 13: Trong các thế kỉ X – XVI, người dân Phù Nam vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam, đồng thời tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của
A. Văn hóa phương Tây
B. Văn hóa A-rập
C. Văn hóa Thái Lan
D. Văn hóa Trung Quốc
Câu 14: Vùng đất Thuỷ Chân Lạp thuộc khu vực nào của Việt Nam ngày nay?
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Nam Trung Bộ
D. Nam Bộ
Câu 15: Vùng đất Lục Chân Lạp thuộc lãnh thổ của quốc gia nào hiện nay?
A. Mi-an-ma
B. Cam-pu-chia
C. Thái Lan
D. Việt Nam