Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – THPT Diên Hồng – TP Hồ Chí Minh (Lần 1) là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT. Đây là tài liệu giá trị dành cho học sinh lớp 12 đang ôn luyện giai đoạn nước rút trước kỳ thi quan trọng nhất trong năm.
Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc chuẩn mới của đề minh họa 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nhằm giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức và làm quen với các dạng câu hỏi trắc nghiệm phân hóa. Nội dung đề bao trùm toàn bộ chương trình Hóa học lớp 12, tập trung vào các chuyên đề quan trọng như: este – lipit, amin – amino axit – protein, kim loại và hợp chất, điện phân – phản ứng oxi hóa – khử, cùng với các câu hỏi thực tiễn và bài toán đồ thị – thí nghiệm. Đề thi phù hợp với học sinh từ mức trung bình khá trở lên và đặc biệt hữu ích cho nhóm đặt mục tiêu điểm 8 – 9+.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn trải nghiệm đề thi này để kiểm tra khả năng, bổ sung lỗ hổng kiến thức và tự tin bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2025!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 THPT DIÊN HỒNG – TP HỒ CHÍ MINH
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Hợp chất H₂N-CH₂-COOH có tên là
A. valine.
B. glycine.
C. lysine.
D. alanine.
Câu 2: Vai trò chủ yếu của enzyme là
A. Vận chuyển oxygen từ phổi đến các cơ quan.
B. Thành phần cấu tạo nên tế bào.
C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. Làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa.
Câu 3: Những polymer nào sau đây thuộc loại polymer nhân tạo (bán tổng hợp)?
A. Polycaprolactam, polystyrene, tinh bột và cellulose.
B. Tơ visco, cellulose acetate.
C. Polycaprolactam, tinh bột, cellulose.
D. Tơ tằm, tinh bột và cellulose.
Câu 4: Trong phân tử Ala-Gly-Val, amino acid đầu C chứa nhóm
A. NH₂.
B. NO₂.
C. CHO.
D. COOH.
Câu 5: Khi nhỏ acid HNO₃ đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng rồi đun nóng hỗn hợp thấy hiện tượng
A. Kết tủa màu nâu đỏ.
B. Kết tủa màu tím.
C. Kết tủa màu vàng.
D. Kết tủa màu xanh lam.
Câu 6: Protein chiếm khoảng 20% cơ thể con người và xuất hiện trong thành phần của mọi tế bào. Thành phần phân tử protein nhất thiết phải có mặt 4 nguyên tố nào sau đây?
A. C, H, O, S.
B. C, H, S, N.
C. C, H, N, P.
D. C, H, O, N.
Câu 7: Phản ứng hóa học nào dưới đây thuộc loại phản ứng tăng mạch polymer?
A. [-NH(CH₂)₅CO-] + nH₂O → nH₂N(CH₂)₅COOH.
B. (-CH(C₆H₅)-CH₂-) → nC₆H₅-CH=CH₂.
C. [-CH₂-CH(OOCCH₃)-]+ nNaOH → -[CH₂-CH(OH)-]+ nCH₃COONa.
D. Cao su + S → Cao su lưu hóa.
Câu 8: Keo dán là vật liệu polymer có
A. Khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn với nhau.
B. Thành phần gồm vật liệu cốt và vật liệu nền là chất kết dính.
C. Khả năng kết dính khi thêm chất đóng rắn.
D. Khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các vật liệu được kết dính.
Câu 9: Monomer được dùng để tổng hợp polyethylene là
A. CH₂=CH₂.
B. CH₂=C(CH₃)COOCH₃.
C. CH₂=CHCOOCH₃.
D. CH₂COOCH=CH₂.
Câu 10: Cho các chất có công thức cấu tạo dưới đây:
Chất thuộc loại -amino acid là
A. (4).
B. (1).
C. (3).
D. (2).
Câu 11: Hiện tượng đông tụ protein xảy ra trong quá trình nào sau đây?
A. Sản xuất sữa chua.
B. Lên men rượu từ nho.
C. Sản xuất xà phòng.
D. Sản xuất chất giặt rửa.
Câu 12: Ở điều kiện thường, amino acid tồn tại chủ yếu ở
A. Thể khí.
B. Thể rắn.
C. Thể lỏng.
D. Thể rắn và lỏng.
Câu 13: Aminoacetic acid (H₂N-CH₂-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH.
B. NaNO₃.
C. NaCl.
D. Na₂SO₄.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là bản chất của sự lưu hóa cao su?
A. Làm cao su dễ ăn khuôn.
B. Tạo loại cao su nhẹ hơn.
C. Tạo cầu nối disulfide giữa các mạch phân tử cao su.
D. Giảm giá thành cao su.
Câu 15: Cho các công thức biểu diễn trạng thái tồn tại của amino acid:
Trong dung dịch, amino acid chủ yếu tồn tại dạng
A. (3).
B. (4).
C. (1).
D. (2).
Câu 16: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polymer là
A. CH₃CH₂Cl.
B. CH₃CH₃.
C. H₂NCH₂COOH.
D. CH₂=CHCl.
Câu 17: Hợp chất cho phản ứng màu biuret là
A. Val-Ala-Gly.
B. Ala-Gly.
C. Gly-Ala.
D. Alanine.
Câu 18: Trùng ngưng chất nào sau đây thu được nylon-6?
A. -aminocaproic acid.
B. -aminoglutaric acid.
C. -aminoisovaleric acid.
D. -aminoenanthic acid.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chỉ chọn đúng hoặc sai.
Câu 19: Cho thế điện cực một số cặp oxi hóa khử sau:
a. Phản ứng oxi hóa-khử có thể xảy ra theo chiều: Fe + Cu²⁺ → Fe²⁺ + Cu.
b. Sức điện động chuẩn của pin galvani Fe-Cu bằng 0,78 V.
c. Tính oxi hóa giảm dần: Mg²⁺ > Fe²⁺ > Cu²⁺.
d. Tính khử giảm dần: Mg > Fe > Cu.
Câu 20: Biết thế điện cực chuẩn E⁰ của các cặp oxi hóa khử Zn²⁺/Zn và Cu²⁺/Cu lần lượt là -0,76V và 0,34V. Quan sát hình vẽ mô tả cấu tạo pin Galavine Zn-Cu như hình dưới :
a. Pin Galvani tạo ra dòng điện từ quá trình vật lí.
b. Trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình khử.
c. Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực.
d. Phản ứng hóa học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến.
Câu 21: Hình dưới đây mô tả đoạn mạch cao su trước và sau khi lưu hóa:
a. Phản ứng lưu hóa cao su thuộc loại phản ứng giữ nguyên mạch.
b. Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
c. Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.
d. Ở cao su lưu hóa các mạch polymer chủ yếu được nối với nhau bằng cầu nối disulfide.
Câu 22: Valine là một amino acid, valine tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển cơ và phục hồi mô. Thiếu valine sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây trở ngại về thần kinh, thiếu máu. Công thức cấu tạo của valine như hình dưới:
a. Cơ thể con người có thể hấp thụ valine từ các loại thực phẩm như pho mát, thịt, sữa,.
b. Valine không làm đổi màu quỳ tím.
c. Valine là -amino acid.
d. Valine có tính lưỡng tính.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
Câu 23: Khi chlorine hóa PVC ta thu được một loại tơ clorine X. Biết trung bình một phân tử chlorine tác dụng với 4 mắt xích PVC. Tính phần trăm khối lượng chlorine trong tơ clorine X. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Câu 24: Cho một số protein sau: Keratin (có ở tóc, móng), collagen (có ở da, sụn), hemoglobin (có ở máu), albumin (có ở lòng trắng trứng), fibroin (có ở tơ nhện, tơ tằm). Số protein có dạng hình cầu là bao nhiêu ?
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn pentapeptide Gly-Ala-Val-Gly thu được tối đa bao nhiêu -amino acid khác nhau?
Câu 26: Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Khi đặt trong một môi trường điện trường dạng anion sẽ di chuyển về cực (+) còn dạng cation sẽ di chuyển về cực (-). Tính chất này được gọi là tính điện di và được dùng để tách, tinh chế amino acid ra khỏi hỗn hợp của chúng. Cho các giá trị pI của các chất sau: 1 (pI = 6,0), 2 (pI = 3,2), 3 (pI = 9,7). Tại điều kiện pH = 6,0, đặt dung dịch các amino acid vào trong một môi trường điện trường thu được vị trí các amino acid như sau:
Cho biết vị trí A, B, C lần lượt ứng với các amino acid nào? (Trả lời 123, 321,..).
Câu 27: Cho biết tổng số nguyên tử oxygen và nitrogen trong phân tử Gly-Ala-Gly.
Câu 28: Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, vỏ đĩa CD, DVD,. Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ :
Từ 100 kg benzene và 32 m³ ethylene (ở 25°C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%, hãy tính khối lượng (kg) polymer A thu được. (Đáp án làm tròn hàng phần mười).
Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?
Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).
Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.
Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.