Đề thi thử Đại học 2017 lần 1 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Năm thi: 2017
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Bộ GD&ĐT
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Năm thi: 2017
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Bộ GD&ĐT
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2017 lần 1 môn Hóa học Bộ GD&ĐT là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT.

Đề thi thử lần 1 năm 2017 được thiết kế với 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, sát với cấu trúc đề thi thật. Đây là giai đoạn đầu tiên chuyển đổi từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm khách quan trong môn Hóa học, nên đề thi chú trọng vào việc kiểm tra kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết và vận dụng công thức.

Các kiến thức cần biết để giải đề bao gồm toàn bộ chương trình Hóa học lớp 12 như: este – lipit, amin – amino axit – peptit, polime, phản ứng oxi hóa – khử, điện phân, bài toán hỗn hợp vô cơ, cùng một số nội dung trọng tâm lớp 11 như dãy hoạt động kim loại, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch.

Các trọng tâm cần nắm trong đề thi thử lần 1 là: kỹ năng giải nhanh bằng các phương pháp cơ bản như bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, phương pháp trung bình, quy đổi, và quan trọng hơn cả là làm quen với kỹ năng chọn đáp án đúng trong thời gian ngắn. Vì là đề thử đầu tiên áp dụng định dạng mới nên mức độ vừa phải, phù hợp để học sinh rèn nền tảng.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2018

De thi thu THPT Quoc gia mon Hoa - So GD Ha Noi 2017

De thi thu THPT Quoc gia mon Hoa - So GD Ha Noi 2017

De thi thu THPT Quoc gia mon Hoa - So GD Ha Noi 2017

De thi thu THPT Quoc gia mon Hoa - So GD Ha Noi 2017

Câu 41: Để chứng tỏ phân tử glucozo có 5 nhóm hydroxyl, người ta cho glucozo phản ứng với
A. anhiđrit axetic.
B. AgNO3/NH3 đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Na kim loại.

Câu 42: Ở nhiệt độ cao, khí CO (dư) không khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.
B. Fe2O3.
C. CuO.
D. FeO.

Câu 43: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam Ag. Giá trị m là
A. 18.
B. 27.
C. 54.
D. 32.

Câu 44: Chất X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, sau phản ứng thu được chất Y có công thức CH3CO2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7.
B. C2H5COOCH3.
C. HCOOC2H5.
D. CH3COOC2H5.

Câu 45: Thí nghiệm nào sau đây sau khi kết thúc các phản ứng tạo thành sản phẩm kim loại?
A. Cho kim loại đồng vào dung dịch FeSO4.
B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
C. Cho kim loại đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Cho kim loại kali vào dung dịch CuSO4.

Câu 46: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
C. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.
D. FeO + H2 → Fe + H2O.

Câu 47: Ngâm một thanh kẽm trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh kẽm. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kẽm tăng
A. 2,16 gam.
B. 1,08 gam.
C. 0,65 gam.
D. 0,86 gam.

Câu 48: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, loại tơ nhân tạo gồm
A. tơ visco và tơ axetat.
B. tơ tằm và tơ nitron.
C. tơ visco và tơ nilon – 6,6.
D. tơ nilon – 6,6 và tơ capron.

Câu 49: Trong các ion: Fe2+, Cu2+, Mg2+, Al3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Fe2+.
B. Al3+.
C. Cu2+.
D. Mg2+.

Câu 50: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các amino axit là chất lỏng ở điều kiện thường.
B. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
C. Trong môi trường kiềm, các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Liên kết peptit là liên kết -CO-NH-, giữa hai đơn vị α-amino axit.

Câu 51: Khí X hóa hợp chất béo thu được sản phẩm là
A. axit béo.
B. axit béo và glixerol.
C. muối của axit béo và glixerol.
D. axit axetic và ancol etylic.

Câu 52: Trong công nghiệp, quặng boxit được dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất kim loại
A. Mg.
B. Al.
C. Cu.
D. Sn.

Câu 53: Cho ba aminoaxit : Glyxin, Alanin, Valin. Số tripeptit tối đa (chứa đồng thời cả 3 gốc aminoaxit trên) có thể tạo ra là
A. 4.
B. 5.
C. 7.
D. 6.

Câu 54: Trong số các kim loại sau: Mg, Zn, Fe, Ag. Số kim loại có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

Câu 55: Thành phần chính của quặng manhetit là
A. FeCO3.
B. Fe2O3.
C. FeO.
D. Fe3O4.

Câu 56: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Khi thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch NaOH thu được muối và ancol tương ứng.
B. Muối natri stearat không thể dùng để sản xuất xà phòng.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
D. Tơ vinyl axetat, metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

Câu 57: Cho các dung dịch riêng biệt: BaCl2, MgSO4, AlCl3, FeCl3. Số dung dịch tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được kết tủa là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.

Câu 58: Để rửa lọ đựng anilin người ta dùng dung dịch
A. NH3.
B. NaOH.
C. NaCl.
D. HCl.

Câu 59: Một loại nước cứng khi được đun sôi, loại bỏ kết tủa thì thu được nước mềm. Trong loại nước cứng này có chứa hợp chất
A. CaSO4, MgCl2.
B. Mg(HCO3)2, CaCl2.
C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
D. Ca(HCO3)2, MgCl2.

Câu 60: Cho các chất: Al, Al2O3, Mg(HCO3)2, NaHCO3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.

Câu 61: Amin nào dưới đây là amin bậc một?
A. CH3-NH-CH3.
B. (CH3)3N-CH2-CH3.
C. CH3-CH(NH2)-CH3.
D. CH3-CH2-NH3.

Câu 62: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch điện li thì các hợp kim có Fe bị ăn mòn trước là
A. II, III và IV.
B. I, II và III.
C. Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na = 23; K = 39; N = 14; Al = 27; Ba = 137; Ca = 40; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Zn = 65.
D. I, III và IV.

Câu 63: Trong số các kim loại: nhôm, bạc, sắt, đồng, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là
A. nhôm.
B. bạc.
C. sắt.
D. đồng.

Câu 64: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. HCOOH.
B. CH3COOH.
C. CH3COOCH3.
D. CH3COOC2H5.

Câu 65: Trong các kim loại: Li, Na, K, Cs, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Li.
B. Na.
C. K.
D. Cs.

Câu 66: Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol CO2 phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
A. b = 0,24 + a.
B. b = 0,24 – a.
C. b = 0,12 + a.
D. b = 2a.

Câu 67: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chứa chất tan X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch trong suốt. Chất tan X có thể là
A. Ca(HCO3)2.
B. Al2(SO4)3.
C. MgSO4.
D. Fe(NO3)3.

Câu 68: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức. Cho 0,05 mol X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng hỗn hợp muối thu được 43,2 gam Ag. Cho 19,56 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ đun nóng hỗn hợp muối của hai axit đồng đẳng liên tiếp và 6,192 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức đồng đẳng liên tiếp mạch hở. Công thức của hai este là
A. HCOOCH3 và CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5 và CH3COOC2H5.
C. HCOOCH3 và CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

Câu 69: Chất nào sau đây không có phản ứng vừa tạo sản phẩm kết tủa vừa dung dịch FeCl3?
A. NH3.
B. C6H5NH2.
C. CH3NH2.
D. (CH3)2NH.

Câu 70: Hỗn hợp gồm 0,045 mol Mg và 0,05 mol Fe tác dụng với V ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 0,3M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 200.

Câu 71: Dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (2a > b). Điện phân (có màng ngăn, điện cực trơ) dung dịch X đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân; thu được V lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Giá trị của V tính theo a, b là
A. 5,6(a+2b).
B. 11,2 (a + 0,5b).
C. 5,6(a-2b).
D. 5,6(2a+b).

Câu 72: Hỗn hợp X gồm Na, K và Ba. Cho hỗn hợp X tác dụng hết với nước được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Để trung hòa hết dung dịch Y cần V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100.
B. 200.
C. 400.
D. 300.

Câu 73: Đồng trùng hợp butadien với stiren được polime X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polime X thu được CO2 và nước có tỉ lệ số mol tương ứng là 16:9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và số mắt xích stiren tương ứng trong polime X là
A. 1:2.
B. 3:1.
C. 2:3.
D. 1:1.

Câu 74: Cho hỗn hợp X gồm Al và Na tác dụng với lượng dư H2O, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và còn lại một phần chất rắn không tan. Khối lượng của Na trong hỗn hợp X là
A. 6,9 gam.
B. 2,3 gam.
C. 4,6 gam.
D. 9,2 gam.

Câu 75: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, glucozo, saccarozo, Lys-Gly-Ala.
B. Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys-Val.
C. Etylamin, fructozo, saccarozo, Glu-Val-Ala.
D. Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys-Val-Ala.

Câu 76: Cho 4,4 gam este X đơn chức tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 4,8 gam muối. Tên gọi của X là
A. metyl propionat.
B. metyl axetat.
C. etyl axetat.
D. etyl propionat.

Câu 77: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều được tạo nên từ các α-amino axit có công thức chung H2N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong chất X là 45,88%; trong dạng H2N-CxHy-COOH) phần hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25 M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối của ba α-amino axit khác nhau. Khối lượng muối của α-aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 47,98 gam.
B. 49,87 gam.
C. 45,29 gam.
D. 48,97 gam.

Câu 78: Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nitơ tương ứng là 192:77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) thu được 27,28 gam CO2 (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của V là
A. 17,472.
B. 16,464.
C. 16,576.
D. 16,686.

Câu 79: Cho 20,04 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 1,47 mol HCl và t mol NaNO2. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,06 mol khí N2. Biết sau phản ứng không thu được chất rắn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 72,6.
B. 72,9.
C. 82,5.
D. 65,1.

Câu 80: Cho các phát biểu sau: (a) Hợp chất Fe(NO3)2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa, (b) Khi cho Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl đặc, có xảy ra phản ứng hóa học, (c) Corindon có chứa Al2O3 dạng khan, (d) Dục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa, (đ) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh. Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.

Mục đích tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 là gì?

Căn cứ theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2017 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 bao gồm:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông sau 12 năm học.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).
– Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần tự chủ, công bằng và minh bạch.

Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2017 có bắt buộc thi môn Hóa học không?

Căn cứ theo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2017, thí sinh tham dự kỳ thi phải dự thi 04 bài thi, gồm:

02 bài thi bắt buộc: Ngữ văn và Toán.

01 bài thi Ngoại ngữ (thí sinh chọn một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức hoặc Nhật).
01 bài thi tổ hợp tự chọn, bao gồm:
+ Bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN): gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
+ Bài thi Khoa học Xã hội (KHXH): gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (đối với học sinh chương trình giáo dục phổ thông).

Thí sinh được quyền lựa chọn một trong hai bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH). Nếu chọn bài thi KHTN, thí sinh sẽ làm bài thi gồm 03 môn thành phần: Vật lí, Hóa học, Sinh học.

Như vậy, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học.
Việc dự thi môn Hóa học phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh. Nếu thí sinh chọn bài thi Khoa học Tự nhiên, thì Hóa học là một trong ba môn bắt buộc của bài thi này. Nếu chọn bài thi Khoa học Xã hội, thí sinh sẽ không thi môn Hóa học.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: