Đề thi thử Đại học 2022 lần 1 môn Hóa học Bộ GD&ĐT

Năm thi: 2022
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Bộ GD&ĐT
Hình thức thi: 100% Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi chính thức Đại học năm 2022
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Năm thi: 2022
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Bộ GD&ĐT
Hình thức thi: 100% Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi chính thức Đại học năm 2022
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2022 lần 1 môn Hóa học Bộ GD&ĐT là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT.

Đề thi thử lần 1 năm 2022 tiếp tục giữ nguyên cấu trúc 40 câu trắc nghiệm – 50 phút, với nội dung chủ yếu nằm trong chương trình Hóa học lớp 12 và có tính phân hóa hợp lý. Đề thi vừa giúp học sinh củng cố kiến thức nền tảng, vừa tạo điều kiện để luyện tập và đánh giá khả năng vận dụng và vận dụng cao trong các tình huống hóa học thực tiễn – một xu hướng ra đề ngày càng rõ nét.

Các kiến thức cần biết để giải đề gồm các chuyên đề quan trọng như: este – lipit, amin – amino axit – peptit – protein, polime, điện phân, các bài toán kim loại – muối – axit, nhận biết chất, các phản ứng oxi hóa – khử, kết hợp với kiến thức lớp 11 như bazơ – axit – muối, phản ứng trao đổi ion, sự điện li.

Các trọng tâm cần nắm trong đề thi này là: thành thạo các phương pháp giải nhanh như bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, phương pháp đường chéo, phương pháp trung bình, và quy đổi. Ngoài ra, kỹ năng phân tích số liệu, xử lý đồ thị, bảng biểu, hoặc các câu hỏi thực tiễn đời sống cũng cần được rèn luyện kỹ để xử lý các câu vận dụng cao một cách chính xác.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2022

De thi thu tot nghiep THPT lan 1 nam 2022 - THPT Tran Phu mon Hoa

Câu 41: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4

Câu 42: Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):
A. Fe, Al, Mg.
B. Al, Mg, Fe.
C. Fe, Mg, Al.
D. Mg, Al, Fe.

Câu 43: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây?
A. Fe2O3 và CuO
B. Al2O3 và CuO
C. MgO và Fe2O3
D. CaO và MgO.

Câu 44: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch HCl một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. NaCl.
B. FeCl3.
C. H2SO4.
D. Cu(NO3)2.

Câu 45: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.

Câu 46: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là:
A. Fe2O3.
B. Fe(OH)3.
C. Fe3O4.
D. Fe2(SO4)3.

Câu 47: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ olon.
B. Tơ lapsan.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ tằm.

Câu 48: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa?
A. nhóm cacboxyl.
B. 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl.
C. nhóm amino.
D. nhóm amino và nhóm cacboxyl.

Câu 49: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:
A. AgNO3 và H2SO4 loãng
B. ZnCl2 và FeCl3.
C. HCl và AlCl3.
D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.

Câu 50: Bột ngọt là muối của:
A. axit oleic.
B. axit axetic.
C. axit aminoaxetic.
D. axit glutamic.

Câu 51: Chất nào sau đây là hiđrocacbon no?
A. Metan.
B. Etilen
C. Axetilen.
D. Benzen.

Câu 52: Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Ag.
C. BaCl2.
D. Fe.

Câu 53: Dung dịch anilin (C6H5NH2) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Br2.
B. Br2.
C. HCl.
D. HCOOH.

Câu 54: Đồng phân của glucozơ là:
A. Xenlulozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Sobitol.

Câu 55: Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 56: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ag, Mg.
B. Cu, Fe.
C. Fe, Cu.
D. Mg, Ag.

Câu 57: Chất nào dưới đây là etyl axetat ?
A. CH3COOCH2CH3.
B. CH3COOH.
C. CH3COOCH3.
D. CH3CH2COOCH3.

Câu 58: Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà khối lượng Ag không thay đổi thì dùng chất nào sau đây?
A. HCl.
B. HNO3.
C. Fe2(SO4)3.
D. AgNO3.

Câu 59: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Ag.
B. Cu.
C. Fe.
D. Au.

Câu 60: Hợp chất hữu cơ X có công thức: H2N – CH2 – COOH. X có tên gọi là:
A. Glyxin.
B. Lysin.
C. Valin.
D. Alanin.

Câu 61: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là :
A. 3,425.
B. 4,725.
C. 2,550.
D. 3,825.

Câu 62: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,12 lít.

Câu 63: Đun nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 16,2.
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4.

Câu 64: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và các axit béo.
B. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 65: Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre, … khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/H2SO4 đặc đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. X là
A. Xenlulozơ.
B. Tinh bột.
C. Glucozơ.
D. Saccarozơ.

Câu 66: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
A. 8,5.
B. 18,0.
C. 15,0.
D. 16,0.

Câu 67: Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 12,3.
B. 8,2.
C. 15,0.
D. 10,2.

Câu 68: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Fe + dung dịch HCl.
B. Cu + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl2.
D. Fe + dung dịch FeCl3.

Câu 69: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:Biết phân tử E chỉ chứa một loại nhóm chức. Phân tử khối của E là
A. 132.
B. 118.
C. 104.
D. 146.

Câu 70: Hỗn hợp X chứa một ancol no đơn chức; một anken;và một amin no đơn chức (đều mạch hở). Tỷ khối hơi của X so với H2 là 27,3. Đốt cháy hoàn toàn 8,19 gam hỗn hợp khí X cần 0,7875 mol khí O2 thu được 22,44 gam khí CO2. Phần trăm số mol của amin trong X là:
A. 18%.
B. 28%.
C. 25%,.
D. 20%.

Câu 71: Cho các phát biểu sau: Số nhận xét đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.

Câu 72: Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2), là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 54,13%.
B. 39,57%.
C. 52,89%.
D. 42,86%.

Câu 73: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, không phân nhánh, có công thức phân tử C7H12O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được một muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (đều no, đơn chức, hơn kém nhau 28 đvC). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Cho các phát biểu sau:Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.

Câu 74: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn.
C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.
D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.

Câu 75: Thủy phân hoàn toàn 38,96 gam hỗn hợp X gồm 2 triglixerit mạch hở trong dung dịch NaOH 24% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi nặng 9,44 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và 158,26 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác 0,14 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là
A. 0,42.
B. 0,24.
C. 0,21.
D. 0,28.

Câu 76: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là:
A. 3,124.
B. 2,648.
C. 2,700.
D. 3,280.

Câu 77: Có 200 ml dung dịch A chứa hỗn hợp bari nitrat và sắt (III) nitrat. Cho từ từ dung dịch natri cacbonat vào dung dịch A, thu được 3,04 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kết tủa trên cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Nồng độ mol của sắt (III) nitrat trong dung dịch A là
A. 0,02M.
B. 0,03M.
C. 0,04M.
D. 0,05M.

Câu 78: Trong các phát biểu sau, tổng số phát biểu đúng là?Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.

Câu 79: Hỗn hợp A gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3. Nung nóng 0,4 mol hỗn hợp A trong bình kín (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng \frac{103}{9}. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,06 mol KNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 64,1 gam các muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2 có tỉ lệ mol là 3:1. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp A là
A. 8,90%.
B. 15,59%.
C. 7,80%.
D. 10,39%.

Câu 80: Hỗn hợp E chứa este X (CnH2n-4Ox) và este Y (CmH2m-6Oy) với X, Y đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đun nóng 12,9 gam E với 220 ml dung dịch NaOH 0,6M (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa 2 muối và a gam một ancol Z duy nhất. Dẫn toàn bộ a gam Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 4,884 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 12,9 gam E với lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 36,996 gam. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E gần giá trị nào nhất
A. 28%.
B. 39%.
C. 42%.
D. 25%.

Mục đích tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 là gì?

Căn cứ theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT và được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT, mục đích tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 là để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT.
– Làm căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).
– Cung cấp dữ liệu tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
– Góp phần đánh giá chất lượng dạy học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2022 có bắt buộc thi môn Hóa học không?

Căn cứ theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 bao gồm các bài thi như sau:

02 bài thi bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

01 bài thi Ngoại ngữ: thí sinh được chọn một trong các ngoại ngữ sau: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật hoặc Tiếng Hàn.
01 bài thi tổ hợp tự chọn, gồm:
+ Bài thi Khoa học Tự nhiên (KHTN): gồm các môn thành phần là Vật lí, Hóa học, Sinh học.
+ Bài thi Khoa học Xã hội (KHXH): gồm các môn thành phần là Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (đối với thí sinh học chương trình THPT); hoặc Lịch sử, Địa lí (đối với thí sinh học chương trình GDTX).

Thí sinh chỉ được chọn một trong hai bài thi tổ hợp để làm bài nhằm xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng xét tuyển đại học, thí sinh được phép đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp.

Như vậy, kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học.
Môn Hóa học chỉ bắt buộc đối với thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên. Nếu thí sinh chọn bài thi Khoa học Xã hội, thì không cần thi môn Hóa học.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: