Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng (Lần 1)

Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng (Lần 1) là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT, nằm trong chương trình Đề thi vào Đại học.

Được biên soạn bởi trường chuyên hàng đầu, đề thi này bám sát cấu trúc đề minh họa 2025 của Bộ GD&ĐT, tập trung vào các chuyên đề trọng tâm như: Este – Lipit, Amin – Amino axit, Cacbohiđrat, Kim loại, Phi kim và Hóa học đại cương. Đề có mức độ phân hóa rõ ràng, giúp học sinh khá giỏi rèn luyện khả năng phân tích và phản xạ nhanh với các dạng bài nâng cao.

Cùng Dethitracnghiem.vn chinh phục đề thi này để sẵn sàng bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2025 với sự tự tin cao nhất!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – ĐÀ NẴNG

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Hóa học có liên quan chặt chẽ đến đời sống, chất nào cho dưới đây là hợp chất ion?
A. Đường mía.
B. Rượu gạo.
C. Giấm ăn.
D. Muối ăn.

Câu 2: Trong môi trường acid, H₂O₂ biến đổi Cr₂O₇²⁻ thành CrO₅, trong đó CrO₅ có hai liên kết (-O-O-), hình bên.

Số oxi hóa của Cr trong CrO₅ bằng
A. +5.
B. +6.
C. -10.
D. +3.

Câu 3: Trong sản xuất và đời sống, vật liệu nào sau đây thuộc loại vật liệu hữu cơ?
A. thép.
B. Nước đá.
C. Gốm.
D. Nhựa.

Câu 4: Liên kết hydrogen giữa các phân tử làm cho nhiệt độ sôi cao. Chất nào cho dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. HBr.
B. HF.
C. HCl.
D. HI.

Câu 5: Acid trong dạ dày giúp kích hoạt enzyme pepsin, hỗ trợ tiêu hóa protein và bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại. Nếu trong dạ dày có pH = 2 thì nồng độ H⁺ bằng bao nhiêu?
A. 10.
B. 10².
C. 10⁻².
D. 2.

Câu 6: Kim loại Mg khi đun nóng trong khí nitrogen tạo ra chất Y. Cho chất Y tác dụng với H₂O tạo ra khí không màu, khi đi qua dung dịch CuSO₄ tạo ra màu xanh lam. Y là:
A. Mg(NO₃)₂.
B. NH₃.
C. Mg₃N₂.
D. Mg₂N₃.

Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C₃H₉N?
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.

Câu 8: Chất nào dưới đây cho vào nước và không thể tạo thành dung dịch?
A. NaCl.
B. C₂H₅OH.
C. Saccharose.
D. Xăng.

Câu 9: Việc uống quá nhiều rượu có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: tác hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến hành vi và xã hội; tác động tới thế hệ sau. Cách giải rượu nào sau đây không phù hợp?
A. Uống nước dừa hoặc dung dịch oresol (ORS) có thể giúp giải rượu, vì cung cấp ion Na⁺ và K⁺ giúp cân bằng điện giải.
B. Uống nhiều nước, giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu và hỗ trợ thận đảo thải rượu qua nước tiểu.
C. Ăn cháo loãng, vì cháo loãng có hàm lượng nước cao, giúp bù nước và cân bằng điện giải.
D. Uống cà phê hoặc tắm nước lạnh giúp cho tỉnh táo.

Câu 10: Xung quanh chúng ta có rất nhiều kiến thức hóa học thú vị. Câu giải thích nào sau đây không đúng?
A. Để làm rượu gạo, gạo cần được làm nguội tránh tình trạng C₂H₅OH bay hơi.
B. Các mẫu sinh vật được bảo quản trong formol (thường 37 – 40% HCHO), vì nó có khả năng ức chế vi sinh vật, ngăn chặn sự phân hủy của xác động thực vật do vi khuẩn và nấm gây ra.
C. Dung dịch xà phòng để làm sạch dầu mỡ nhà bếp, vi xà phòng có thể phân tán vết dầu mỡ.
D. Dùng acetic acid để loại bỏ chất cặn CaCO₃ trong bình đun nước, vì tính acid của CH₃COOH mạnh hơn H₂CO₃.

Câu 11: Những chất lỏng thường gặp trong đời sống, chất nào là ester?
A. Giấm ăn.
B. Dầu ăn.
C. Nước mắm.
D. Rượu gạo.

Câu 12: Chế độ ăn uống của Việt Nam chú trọng đến sự cân bằng dinh dưỡng và chú ý đến “màu sắc, hương vị và hình dạng”. Các tuyên bố sau đây không chính xác?
A. Nấu sườn heo chua ngọt với sacharose xào màu caramel, sacharose thuộc loại disaccharides.
B. Dầu đậu phộng mới ép có mùi thơm đặc trưng. Dầu đậu phộng thuộc loại hydrocarbon thơm.
C. Củ hành, củ kiệu kết hợp với đường, giấm tạo vị chua ngọt. Giấm ăn có thể tạo ra từ rượu bằng phản ứng lên men.
D. Trong ngày Tết, gạo nếp nguyên liệu chính để nấu bánh chưng. Tinh bột trong gạo nếp có thể được thủy phân.

Câu 13: Ion Na⁺ là một trong những chất điện giải quan trọng trong cơ thể con người, và lượng tiêu thụ của nó có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến nghị rằng lượng sodium hàng ngày của một người trưởng thành không nên vượt quá 2400 mg. Bột ngọt (mì chính) là muối sodium của glutamic acid với công thức C₅H₈NO₄Na. Hỏi khi tiêu thụ 1,0 g bột ngọt, lượng natri trong đó tương đương với bao nhiêu gam muối ăn (NaCl)? Cho khối lượng mol: H = 1, C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5.
A. 0,692 gam.
B. 0,272 gam.
C. 0,136 gam.
D. 0,346 gam.

Câu 14: Nước ta có lịch sử lâu đời, văn hóa rực rỡ. Trong các phát biểu sau về việc kế thừa và phát huy di sản phi vật thể:
(a) Trong quá trình sản xuất tơ lụa dân gian, lụa Vạn Phúc, loại tơ tằm thuộc loại tơ tự nhiên.
(b) Giấy bản của người Dao Đỏ, thành phần chính của giấy bản là cellulose.
(c) Nước mắm Nam Ô được làm từ cá cơm và muối ăn, trong nước mắm có chứa amino acid.
(d) “Thương mía đường thơm, tô mì gạo mới”, thành phần chính của gạo là disaccharide.
(e) Màu sắc rực rỡ của pháo hoa ở Đà Nẵng được tạo ra nhờ các muối của kim loại khác nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.

Câu 15: Điện phân dung dịch CuSO₄ với cả hai điện cực bằng đồng (Cu). Ở anode xảy ra quá trình:
A. 2H₂O → 4H⁺ + O₂ + 4e⁻.
B. 2H₂O + 2e⁻ → H₂ + 2OH⁻.
C. Cu²⁺ + 2e⁻ → Cu.
D. Cu→ Cu²⁺ + 2e⁻.

Câu 16: Pyrite được biết như là “khoáng sản vàng” và được gọi là “vàng của kẻ ngốc” vì nó trông giống vàng đối với mắt thường. Nhiều bộ phim các thợ đào vàng thường dùng răng để phân biệt “vàng của kẻ ngốc” hay vàng thật: nếu là vàng thật thì răng của họ sẽ làm nó bị lõm vào, còn nếu là “vàng của kẻ ngốc” thì sẽ vỡ vì tính giòn của nó. Đặc điểm của vàng thật mà những người khai thác quặng dùng để phán đoán là
A. mùi vị.
B. tính ánh kim.
C. tính dẻo.
D. tính giòn.

Câu 17: Phương pháp Solvay là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để sản xuất Na₂CO₃, hình bên.

Phản ứng hóa học nào sau đây không có trong phương pháp Solvay?
A. CaO + 2HCl → CaCl₂ + H₂O.
B. NaCl + NH₃ + H₂O + CO₂ → NH₄Cl + NaHCO₃.
C. CaCO₃ → CaO + CO₂.
D. NaHCO₃ → Na₂CO₃ + CO₂ + H₂O.

Câu 18: Trong số bốn kim loại chuyển tiếp sau: Co (Z = 27), Ni (Z = 28), Cu (Z = 29) và Fe (Z = 26), kim loại nào có điện thế chuẩn (E°M²⁺/M) mang dấu dương?
A. Co.
B. Ni.
C. Cu.
D. Fe.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 19: Chất béo là một trong ba nhóm chất dinh dưỡng chính, cùng với carbohydrate và protein, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người.
a) Chất béo là triester của glycerol và acid béo.
b) Tinh bột là một polysaccharide, gồm nhiều đơn vị glucose liên kết với nhau theo hai dạng chính: amylose và amylopectin.
c) Protein được cấu tạo từ các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
d) Chất béo cung cấp 9 kcal/g, carbohydrate cung cấp 4 kcal/g và protein cung cấp 4 kcal/g. Người mẫu một ngày dùng 70 gam chất béo, 250 gam carbohydrate và 80 gam protein. Tổng năng lượng mà thức ăn trên cung cấp là 2000 kcal.

Câu 20: Ba acid X, Y, Z với thông tin ở bảng sau :

a) Công thức phân tử của X là C₃H₆O₄
b) Diethyl phthalate (DEP), dùng điều trị bệnh ghẻ là một ester của X và ethanol.
c) Polyethylene terephthalate (PET) được tạo ra từ phản ứng trùng hợp giữa Z và ethylene glycol.
d) Trong các acid X, Y, Z thì X có hằng số acid (Ka) lớn nhất.

Câu 21: Hiện nay, nhiều loại pin đang được sử dụng phổ biến, sau đây là các ưu khuyết điểm của loại của các loại pin :
a) Tỉ lệ sản phẩm trong pha xúc tác là nZ : nBr = 3 : 2.
b) Điện cực a mắc vào cực âm của nguồn.
c) Phương trình của phản ứng trong bình điện phân của hệ là: Br⁻ + 3H₂O → BrO₃⁻ + 3H₂.
d) Mục đích của việc thêm Y là bổ sung NaBr.

Câu 22: Trong các thao tác thí nghiệm dưới đây, hiện tượng quan sát và kết luận :

a) Tỉ lệ sản phẩm trong pha xúc tác là nZ : nBr = 3 : 2.
b) Điện cực a mắc vào cực âm của nguồn.
c) Phương trình của phản ứng trong bình điện phân của hệ là: Br⁻ + 3H₂O → BrO₃⁻ + 3H₂.
d) Mục đích của việc thêm Y là bổ sung NaBr.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Câu 23: Cho thế điện cực chuẩn :
Zn²⁺ + 2e⁻ → Zn E°Zn²⁺/Zn = -0,76 V
Ag⁺ + e⁻ → Ag E°Ag⁺/Ag = +0,80 V
Sức điện động chuẩn của pin (Zn-Ag) bằng bao nhiêu Volt? (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Câu 24: Bradykinin là một nonapeptide có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, viêm và đau. Cấu trúc như sau :

Nếu đánh số thứ tự amino acid đầu N là số 1 thì glycine ở vị trí số mấy?

Câu 25: Tiêm filler là phương thức làm đẹp phổ biến hiện nay, một trong những chất được sử dụng phổ biến là hyaluronic acid (HA), mỗi mắt xích của hyaluronic acid (HA) là một đơn vị disaccharide, bao gồm hai loại đường (hình bên).

Mỗi mắt xích của hyaluronic acid có bao nhiêu nguyên tử H ?

Câu 26: Một nửa giải Nobel Hóa học năm 1997 được trao cho Paul Boyer của Hoa Kỳ và John Walker của Vương quốc Anh cho công trình nghiên cứu cách adenosine triphosphate synthase sử dụng năng lượng để tự tái tạo. Adenosine triphosphate còn được gọi là ATP (M = 507 g/mol ) chứa hai liên kết phosphate năng lượng cao và một liên kết phosphate năng lượng thấp và cấu trúc của nó được thể hiện trong hình bên :

Khi 50,7 gam ATP được thủy phân thì giải phóng bao nhiêu J? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

Câu 27: Khi trộn dung dịch acid HA 0,10 M và dung dịch HCl 0,02 M với thể tích bằng nhau thì nồng độ H⁺ của dung dịch thu được 0,04 M. Tính giá trị hằng số acid (Ka) của HA. (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).

Câu 28: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO₄.7H₂O bị oxy hóa bởi oxy không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,05 mol H₂SO₄, thu được 100 mL dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y
Thí nghiệm 1: Cho BaCl₂ vào 25 mL dung dịch Y, thu được 0,0425 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H₂SO₄ loãng vào 25 mL dung dịch Y, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch KMnO₄ 0,04M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 120 mL.
Từ kết quả các thí nghiệm, tính toán thấy có a phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxy hóa trong không khi. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?

Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.

– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:

– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).

Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.

Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.

Related Posts

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: