Đề thi thử Đại học 2025 Môn Hóa học Sở GD TPHCM

Năm thi: 2025
Môn học: Hóa học
Trường: Sở GD TPHCM
Người ra đề: Sở GD TPHCM
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Năm thi: 2025
Môn học: Hóa học
Trường: Sở GD TPHCM
Người ra đề: Sở GD TPHCM
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học Sở GD TPHCM là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT.

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa học Sở GD TPHCM là một trong những đề thi được đánh giá cao về tính khoa học, độ bám sát đề minh họa và khả năng phân loại học sinh. Với cấu trúc hợp lý và nội dung bám sát chương trình Hóa học lớp 12, đề thi tập trung vào các chuyên đề trọng điểm như: oxi hóa – khử, điện phân, kim loại – phi kim, hóa học hữu cơ (este – lipit – amin – peptit – protein), bài toán đồ thị, và câu hỏi liên hệ thực tiễn.

Đề thi được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, có độ phân hóa rõ rệt, phù hợp cho việc kiểm tra, đánh giá và ôn luyện trong giai đoạn nước rút. Các câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc lý thuyết mà còn biết vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết tình huống. Đây là nguồn tài liệu cực kỳ hữu ích cho học sinh TPHCM nói riêng và cả nước nói chung.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 SỞ GD TPHCM

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Lactic acid là một chất có mặt trong nhiều thực phẩm, lactic acid cũng được tạo ra tự nhiên trong cơ thể con người, chủ yếu trong quá trình chuyển bia glucose ky khí. Công thức cấu tạo của lactic acid như hình dưới.Cho các nhóm chức: (1) alcohol; (2) carboxylic acid; (3) ester; (4). Ketone. Nhóm chức nào trong các nhóm đã cho có trong phân tử lactic acid?
A. (1) và (2).
B. (1) và (4)
C. (2).
D. (1), (2) và (3).

Câu 2: Cho sơ đồ mô tả cơ chế giặt rửa của xà phòng như sau:Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân 1 là phần kị nước, phần 2 là phần ưa nước.
B. Nếu sử dụng nước có tính cứng (chứa nhiều ion Ca²⁺, Mg²⁺) không ảnh hưởng đến chất lượng vải, đồng thời làm tăng tác dụng giặt rửa của xà phòng.
C. Phân tử xà phòng và chất giặt rửa có khả năng xâm nhập vào vết bẩn dầu mỡ nhờ gốc kị nước.
D. Xà phòng bị thủy phân trong môi trường kiềm.

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau:Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất T là muối silver của gluconic acid.
B. Chất Z thuộc loại hợp chất hữu cơ đơn chức.
C. Để chế tạo gương soi, ruột phích (ruột bình thủy), người ta phủ lên thủy tinh một lớp bạc mỏng thường được tạo từ phản ứng (2).
D. Các chất X, Y, Z và T có cùng số nguyên tử carbon.

Câu 4: Cho cấu trúc phân tử của một carbohydrate như sau:Liên kết glycoside là liên kết nào?
A. Liên kết (x).
B. Liên kết (y).
C. Liên kết (z).
D. Liên kết (t).

Câu 5: Nhóm chất Catechoamine có nhiều loại nhưng trong cơ thể người bao gồm ba chất chủ yếu Dopamine “hormon hạnh phúc, ngoài ra còn có Adrenaline (Epinephrine) và Noradrenaline (Norepinephrine) được sử dụng khá phổ biến trong y học nhờ chức năng cấp cứu tim mạch. Adrenaline và Noradrenaline là 2 hormone quan trọng, đóng vai trò không thể phủ nhận trong cách cơ thể chúng ta phản ứng trước những tình huống cũng thẳng và nguy hiểm. Adrenaline và Norepinephrine công thức cấu tạo như sau:Hãy cho biết phát biểu sau đây là đúng?
A. Adrenaline và Noredrenaline là đồng phân của nhau.
B. Adrenaline và Noredrenaline đều có 14 nguyên tử hydrogen trong phân tử.
C. Adrenaline và Norepinephrine đều là hợp chất hữu cơ tạp chức.
D. Adrenaline và Noredrenaline đều có nhóm chức alcohol cùng bậc với nhóm chức amine.

Câu 6: Leucine là một amino acid thiết yếu (tức là cơ thể người không tổng hợp được mà phải lấy từ thức ăn. Leucine là loại amino acid duy nhất có khả năng điều hòa sự tổng hợp protein của cơ, là amino acid quan trọng nhất trong việc rèn luyện cơ bắp, leucine còn được biết đến là thành phần cơ bản trong các thực phẩm bổ xung chế độ ăn kiêng. Leucine có công thức cấu tạo như sau: (CH₃)₂CHCH₂CH(NH₂)COOH. Chọn phát biểu sai về Leucine trong các phát biểu sau?
A. Leucine có công thức phân tử là C₆H₁₃O₂N.
B. Leucine là một loại amino acid mà cơ thể người không tự tổng hợp được, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp ở người.
C. Leucine là một loại amino acid.
D. Ở pH = 3, Leucine tồn tại ở dạng anion và sẽ di chuyển về cực dương trong điện trường.

Câu 7: Polymer nào sau đây không được dùng làm chất dẻo?
A. Polyisoprene.
B. Poly(methyl methacrylate).
C. Polystyrene
D. Poly(phenol formaldehyde).

Câu 8: Cho phản ứng hóa học sau:Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng phân cắt mạch polymer.
B. Phản ứng tăng mạch polymer. (Lưu ý: Đây là phản ứng cộng vào nối đôi trên mạch polymer, không làm tăng mạch chính. Tuy nhiên, trong các lựa chọn có thể đây là đáp án được xem là đúng nhất)
C. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer.
D. Phản ứng trùng ngưng.

Câu 9: Sơ đồ pin Galvani tổng quát được kí hiệu như sau: (anode) X | Xⁿ⁺ || Yᵐ⁺ | Y (cathode) hay đơn giản là pin Galvani X – Y.
Cho biết sức điện động chuẩn của các pin sau:Sự sắp xếp nào sau đây đúng với tính khử của các kim loại?
A. Y < X < Z < M.
B. X < Y < M < Z.
C. M < Z < Y < X.
D. X < Y < Z < M.

Câu 10: Zinc là một kim loại thường được tách chiết từ quặng của nó bằng nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp chính thường được sử dụng là nung nóng quặng ZnS trong lò rồi hòa tan sản phẩm ZnO trong sulfuric acid thu được dung dịch ZnSO₄, tinh chế dung dịch này rồi tiến hành điện phân thu được Zn. Để thu được duy nhất kim loại Zn và không có sản phẩm khác thì trong dung dịch điện phân không có chứa ion nào sau đây?
A. OH⁻.
B. Cl⁻.
C. Al³⁺.
D. Pb²⁺.

Câu 11: Vật dụng bằng sắt thường được mạ trên bề ngoài bằng một lớp kim loại để vật dụng bền hơn khi sử dụng và tăng tính thẩm mĩ. Nếu vật dụng bị xước đến lớp sắt bên trong thì vật dụng mạ kim loại nào bị gỉ chậm nhất trong không khí ẩm?
A. Vật dụng sắt được mạ đồng.
B. Vật dụng sắt được mạ kẽm.
C. Vật dụng sắt được mạ thiếc.
D. Vật dụng sắt được mạ crom (chromium).

Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất chung của kim loại?
A. Tính cứng.
B. Tính dẫn điện.
C. Tính dẻo.
D. Tính ánh kim.

Câu 13: Glucosamine (công thức như hình dưới đây) là một hợp chất tự nhiên thường được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung để hỗ trợ sức khỏe khớp và điều trị viêm xương khớp.Tuy nhiên, để tăng độ hòa tan giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn qua đường tiêu hóa, tăng tính ổn định giúp sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài hơn mà không bị phân hủy hoặc mất hiệu quả, cũng như giúp dễ dàng bào chế thành các dạng thuốc như viên nén, bột hoặc dung dịch,… thì nên thực hiện cách nào sau đây?
A. Cho phản ứng với CH₃OH (có xúc tác) để tạo thành hợp chất có liên kết glycoside.
B. Cho tác dụng với Cu(OH)₂ tạo thành phức tan dễ trong nước.
C. Chuyển thành dạng muối bằng cách cho tác dụng với các acid như HCl, H₂SO₄.
D. Chuyển thành dạng muối bằng cách cho tác dụng với các dung dịch base như NaOH, Ca(OH)₂.

Câu 14: Phương pháp điều chế kim loại Na từ muối NaCl là
A. hòa tan NaCl vào nước rồi điện phân dung dịch.
B. điện phân nóng chảy NaCl.
C. hòa tan NaCl vào nước rồi dùng kim loại potassium để khử ion Na.
D. nung nóng ở nhiệt độ cao để nhiệt phân NaCl.

Câu 15: NaHCO₃ được sử dụng làm bột nở do dễ phân hủy thành khí và hơi tạo ra các lỗ xốp trong bánh. Nếu sử dụng 8,4 gam NaHCO₃ thì có thể tạo ra tối đa bao nhiêu lít khí CO₂ (đkc)?
A. 4,958 L.
B. 1,2395 L.
C. 3,7185 L.
D. 2,479 L.

Câu 16: Độ cứng của nước là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ cứng của nước, trong các yếu tố sau:
(1) Nhiệt độ Trái Đất tăng;
(2) Sự gia tăng nồng độ CO₂ trong khí quyển;
(3) Thành phần địa chất chứa nhiều đá vôi, đá phấn, dolomite.
Các yếu tố nào dẫn đến làm tăng độ cứng nước?
A. (1) và (2).
B. (2) và (3).
C. (1) và (3)
D. (1), (2) và (3).

Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử vanadi (Z = 23) ở trạng thái cơ bản là
A. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d⁴4s¹.
B. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d³.
C. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶3d²4s².
D. 1s²2s²2p⁶3s²3p⁶4s²4p³.

Câu 18: Ion phức nào sau đây có hình bát diện?
A. [Zn(NH₃)₄]²⁺.
B. [Cu(NH₃)₄]²⁺.
C. [Pt(NH₃)₄]²⁺.
D. [Co(NH₃)₆]³⁺.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1: Cho sơ đồ (1) biểu diễn sự điện phân dung dịch CuSO₄(aq) với điện cực trơ, sơ đồ (2) biểu diễn quá trình tinh luyện đồng (Cu) bằng phương pháp điện phân. Trong sơ đồ (2), các khối đồng có độ tinh khiết thấp được gắn với một điện cực của nguồn điện, các thanh đồng mỏng có độ tinh khiết cao được gắn với một điện cực của nguồn điện. Dung dịch điện phân là dung dịch CuSO₄.
a. Trong sơ đồ (1), điện cực âm được gọi là cathode và điện cực dương gọi là anode.
b. Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (1), thì ban đầu ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cu²⁺ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H₂O.
c. Khi điện phân xảy ra ở sơ đồ (2), nồng độ ion Cu²⁺ trong dung dịch sẽ giảm dần theo thời gian.
d. Muốn tinh luyện Cu như sơ đồ (2) thì khối Cu không tinh khiết phải được nối vào anode, còn thanh Cu tinh khiết được nối vào cathode, khi đó khối lượng Cu tan ra từ anode bằng khối lượng Cu bám vào cathode.

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 4%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.
a. Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
b. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
c. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất thì hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
d. Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.

Câu 3: Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai khi nói về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất?
a. Hợp chất của chúng đều có màu.
b. Cho từ từ dung dịch NH₃ đến dư vào dung dịch CuSO₄ thì lúc đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch có màu xanh lam.
c. Chúng đều có phân lớp 6 không bão hòa.
d. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt hai dung dịch FeSO₄ và Fe₂(SO₄)₃.

Câu 4: Cho phản ứng sau:Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Chất A trong cấu tạo trên là β-glucose.
b. Chất B có thể là hỗn hợp của methyl α-glucoside và methyl β-glucoside.
c. Trong phản ứng trên, nguyên tử H trong nhóm –OH ở vị trí carbon số 1 của glucose bị thay thế bằng gốc –CH₃ của alcohol.
d. Chất B tồn tại ở cả hai dạng mạch vòng và dạng mạch hở.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Câu 1: Cho các amine: CH₃NH₂; CH₃NHCH₃; C₂H₅NH₂; CH₃NHC₂H₅; C₆H₅NH₂. Có bao nhiêu chất là amine bậc một trong các chất trên?

Câu 2: Paladium(II) có xu hướng tạo thành các phức có số phối trí 4. Một hợp chất có công thức PdCl₂.3NH₃. Biết rằng phối tử rất khó tham gia phản ứng trao đổi ion. Khi xử lý 1 mol PdCl₂.3NH₃ với một lượng dư AgNO₃(aq) trong nước thì có bao nhiêu mol AgCl(s) được tạo thành?

Câu 3: Phản ứng phân hủy ethyl iodide trong pha khí xảy ra như sau: C₂H₅I → C₂H₄ + HI. Sự phụ thuộc hằng số tốc độ phản ứng theo nhiệt độ được cho ở bảng bên dưới.Hệ số nhiệt độ của phản ứng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Câu 4: Ở nước ta, nước mắm truyền thống được sản xuất thủ công từ cá cơm theo các giai đoạn chính như:

Giai đoạn 1: rửa sạch cá cơm rồi trộn cá với muối ăn theo tỉ lệ nhất định.
Giai đoạn 2: ủ hỗn hợp (cá cơm và muối ăn) trong các thùng gỗ, chum, sành từ 6 đến 24 tháng.
Giai đoạn 3: thu được nước cốt của mắm (gọi là mắm nhỉ) có hàm lượng đạm rất cao.
Giai đoạn 4: lọc mắm nhỉ, pha chế và đóng chai. Trước đây, người ta thường dùng than củi sạch trong quá trình lọc mắm.

Cho các phát biểu sau:

(a) Quá trình làm nước mắm có bản chất là thủy phân protein trong cá cơm thành các amino acid bởi base.
(b) Không nhất thiết phải sử dụng muối ăn làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm.
(c) Hàm lượng đạm trong nước mắm được tính theo hàm lượng nguyên tố oxygen.
(d) Than củi sạch có tác dụng hấp phụ các tạp chất, bụi bẩn có trong nước mắm.
(e) Chai nước mắm khi sử dụng lâu ngày có thể có tinh thể muối ăn đóng cặn ở đáy chai.
(g) Ở giai đoạn 2, thời gian ủ càng lâu thì chất lượng mắm càng cao.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Câu 5: Nitrogen trifluoride (NF₃) là nguyên liệu được sử dụng trong việc sản xuất pin mặt trời. Phương trình hình thành nitrogen trifluoride được biểu diễn như sau: N₂(g) + 3F₂(g) → 2NF₃(g) Cho
Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là bao nhiêu (kJ)?

Câu 6: Một mẫu nước được thử nghiệm định tính để xác định sự có mặt của một số ion. Mẫu nước được cho vào 4 ống nghiệm, sau đó nhỏ mỗi loại thuốc thử vào mỗi ống nghiệm và ghi nhận hiện tượng như hàng dưới đây:Mẫu nước trên có thể chứa những ion nào trong số các ion sau đây: (1) H⁺; (2) Ca²⁺; SO₄²⁻ ; (3) HCO₃⁻ ; (5) CO₃²⁻. (Điền đáp án tổng số ion có thể có)?

Mục đích tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?

Căn cứ theo các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức nhằm các mục tiêu chính sau:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong tuyển sinh.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục ở các địa phương và trên phạm vi cả nước, từ đó làm cơ sở điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy trong nhà trường.

Thí sinh thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc phải thi môn Hóa học không?

Theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT, thí sinh tham dự kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 bắt buộc phải thi 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Ngoài ra, thí sinh lựa chọn một trong hai bài thi tổ hợp sau:

Tổ hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN): bao gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
Tổ hợp Khoa học Xã hội (KHXH): gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân (dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông hiện hành).

Trong tổ hợp KHTN, môn Hóa học là một trong ba môn thi thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải thi Hóa học nếu không chọn tổ hợp này, trừ khi sử dụng điểm Hóa học để xét tốt nghiệp hoặc phục vụ cho việc đăng ký tuyển sinh vào các ngành yêu cầu.

Vì vậy, Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa học do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh ban hành là tài liệu ôn luyện hữu ích dành cho các thí sinh chọn tổ hợp KHTN. Đề thi giúp học sinh củng cố kiến thức, đánh giá năng lực bản thân, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chính thức sắp tới.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: