Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – Sở GDĐT Hà Nội (Lần 1) – Bản 2 là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT, trong chương trình Đề thi vào Đại học.
Đề thi được thiết kế bám sát cấu trúc và định hướng của đề minh họa 2025 do Bộ GD&ĐT công bố, bao gồm các chuyên đề trọng tâm như: Este – Lipit, Amin – Amino axit, Kim loại, Phi kim, Cacbohiđrat và Hóa học đại cương. Với hệ thống câu hỏi rõ ràng, logic và có độ phân hóa cao, đề thi là công cụ hữu ích giúp học sinh đánh giá năng lực và rèn luyện phản xạ làm bài hiệu quả.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề thi này để sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi THPT Quốc gia 2025!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 SỞ GDĐT HÀ NỘI (LẦN 2)
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1: Chất X được tổng hợp bởi thực vật và chiếm khoảng 90% khối lượng sợi bông. X là:
A. Saccharose.
B. Cellulose.
C. Tinh bột.
D. Maltose.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính dẫn nhiệt
B. Tính dẻo
C. Tính dẫn điện
D. Tính cứng
Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Ca
B. Fe
C. Al
D. Na
Câu 4: Tơ tằm, sợi bông, len thuộc loại tơ nào sau đây?
A. Tơ nhân tạo
B. Tơ tự nhiên
C. Tơ bán tổng hợp
D. Tơ tổng hợp
Câu 5: Chất nào sau đây là amin bậc ba?
A. (CH₃)₃N
B. (CH₃)₂NH
C. C₂H₅NH₂
D. CH₃NH₂
Câu 6: Trong môi trường base, protein phản ứng màu biuret với
A. Cu(OH)₂
B. NaCl
C. HNO₃
D. Mg(OH)₂
Câu 7: Phản ứng hóa học đặc trưng của chất béo là
A. Phản ứng trùng hợp.
B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng cộng.
Câu 8: Số nguyên tử nitrogen có trong phân tử peptide Lys-Gly-Ala?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 9: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Methylamine.
B. Lysine.
C. Glutamic acid.
D. Glycine.
Câu 10: Chất nào sau đây là ester?
A. Methyl formate.
B. Oleic acid.
C. Ethanol.
D. Glycerol.
Câu 11: Phản ứng Chlorine hóa methane khi chiếu sáng xảy ra theo cơ chế gốc gồm ba giai đoạn: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch. Trong đó, giai đoạn phát triển mạch diễn ra như sau:
Cl• + CH₄ → HCl + •CH₃
•CH₃ + Cl₂ → CH₃Cl + Cl•
Nhận định nào sau đây không đúng về giai đoạn này?
A. Có sự hình thành liên kết H–Cl.
B. Có sự hình thành liên kết C–Cl.
C. Có sự phân cắt liên kết C–H.
D. Có sự hình thành liên kết Cl–Cl.
Câu 12: Cho các cặp oxi hóa – khử của các kim loại và thế điện cực chuẩn tương ứng:
Trong số các kim loại trên, kim loại có tính khử mạnh nhất là:
A. Mg.
B. Ag.
C. Zn.
D. Li.
Câu 13: Kim loại Zn phản ứng được với dung dịch nào trong các dung dịch sau?
A. MgCl₂.
B. CuCl₂.
C. AlCl₃.
D. NaCl.
Câu 14: Trong máu người trưởng thành, khỏe mạnh vào lúc đói (8 giờ sau ăn) có lượng đường huyết trong khoảng 4,4 – 7,2 mmol/L (theo quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế). Cho các nhận định sau:
(a) Lượng đường huyết là lượng đường glucose trong máu.
(b) Kết quả xét nghiệm đường huyết của anh A vào buổi sáng (lúc chưa ăn) là 152 mg/dL (biết rằng 1 L = 10 dL). Anh A có lượng đường huyết thấp hơn mức giới hạn bình thường.
(c) Lúc đói nếu ăn thực phẩm chứa tinh bột thì lượng đường huyết sẽ tăng trong một khoảng thời gian nhất định.
(d) Khi bị hạ đường huyết thì nên uống một cốc nước đường ấm.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 15: Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Fe – Zn; Fe – Mg. Khi để lâu trong không khí ẩm, số hợp chất trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là:
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 16: Cho nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau:
Trong các chất trên, chất nào là chất khí ở điều kiện thường?
A. C₂H₅OH.
B. CH₃COOCH₃.
C. CH₃CH₂CH₂CH₃.
D. C₂H₃CHO.
Câu 17: Đun nước sau một thời gian sử dụng thường có một lớp cặn bám bên trong ấm (thành phần chính của lớp cặn là CaCO₃). Để loại bỏ lớp cặn này có thể sử dụng cách nào sau đây?
A. Đường mía.
B. Rượu uống.
C. Muối ăn.
D. Giấm ăn.
Câu 18: Dưới đáy một chai nhựa có ký hiệu như sau. Tên của polymer là?
A. Polypropylene.
B. Polystyrene.
C. Poly(vinyl chloride).
D. Polyethylene.
PHẦN II. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu hỏi, học sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1: Mẻ là một loại gia vị truyền thống tạo nên hương vị đặc trưng cho nhiều món ăn của ẩm thực Việt Nam. Người ta thường làm mẻ bằng cách lên men bún hoặc cơm nát để nguội. Quá trình lên men diễn ra nhờ vi khuẩn kỵ khí, biến tinh bột và đường thành lactic acid. Chính acid này đã tạo nên vị chua của mẻ, sữa chua,… Một học sinh tiến hành thử nghiệm làm ba lọ mẻ theo các cách sau:
□ Lọ 1: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn nước cơm (là phần nước được chắt ra khi cơm đã sôi), rồi đậy kín.
□ Lọ 2: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít nước đường glucose, rồi đậy kín.
□ Lọ 3: Cho 100 gam cơm nát để nguội vào lọ thủy tinh sạch có sẵn một ít mẻ, rồi đậy kín.
Giả sử các điều kiện thực hiện phản ứng lên men đều giống nhau.
a) Thứ tự bắt đầu thu được mẻ lần lượt là lọ 3, lọ 1, lọ 2.
b) Trong ba lọ đều xảy ra các phản ứng hóa học sau:
(C₆H₁₀O₅)n + nH₂O (enzyme) → nC₆H₁₂O₆
C₆H₁₂O₆ (enzyme) → 2CH₃CH(OH)COOH
c) Vai trò của nước cơm, nước đường, mẻ có sẵn trong ba lọ đều là xúc tác.
d) Nếu không có sẵn mẻ thì ở lọ 3 có thể thay thế mẻ bằng sữa chua không đường.
Câu 2: Ammonia có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phương trình phản ứng:
Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonia vào áp suất và nhiệt độ được thể hiện trong giản đồ sau:
a) Phản ứng () thực hiện ở nhiệt độ cao nên là phản ứng thu nhiệt (ΔrH > 0).
b) Khi tăng áp suất thì cân bằng của phản ứng (*) chuyển dịch theo chiều thuận.
c) Hiệu suất của phản ứng ở 550°C, 300 atm cao hơn hiệu suất ở 500°C, 200 atm.
d) Ở nhiệt độ 450°C, 250 atm, 2 mol N₂ trộn với 4,5 mol H₂ thu được 1,2 mol NH₃.
Câu 3: Vàng hồng là một hợp kim quý được sử dụng chủ yếu trong chế tác trang sức. Trên thị trường có các loại vàng hồng 10K, 14K, 18K với thành phần như sau:
Vàng hồng 10K thường bị xỉn màu nhanh do hàm lượng đồng cao. Một nhóm học sinh khi được giao dự án làm tăng hàm lượng vàng, bạc trong một mảnh hợp kim (thu hồi từ chiếc nhẫn vàng hồng 10K) đã đề xuất sử dụng phương pháp điện phân để loại đồng ra khỏi mảnh nhẫn, với giả thuyết “Nếu kim loại đồng trong mảnh nhẫn tan hết thì khối lượng mảnh nhẫn không giảm nữa”. Để kiểm tra giả thuyết này, nhóm học sinh đã làm thí nghiệm như sau:
Cân để xác định khối lượng ban đầu của mảnh nhẫn (1,125 gam) và thanh đồng tinh khiết (2,255 gam).
Nối mảnh nhẫn với một điện cực và thanh đồng tinh khiết với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng vào bình điện phân chứa dung dịch copper(II) sulfate.
Điện phân ở hiệu điện thế phù hợp.
Sau thời gian điện phân, làm khô, rồi cân để xác định lại khối lượng của mảnh nhẫn và thanh đồng tinh khiết, thấy khối lượng của mảnh nhẫn là 0,515 gam và của thanh đồng là 2,740 gam.
Trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể.
a) Với kết quả thí nghiệm như trên thì giả thuyết của nhóm học sinh là sai.
b) Có một lượng kim loại bị rơi xuống đáy bình điện phân.
c) Nồng độ ion Cu²⁺ trong dung dịch không đổi trong quá trình điện phân.
d) Do mảnh nhẫn có chứa Au và Ag với thế điện cực lớn hơn thế điện cực của Cu nên mảnh nhẫn phải được nối với cực dương, thanh đồng tinh khiết được nối với cực âm của nguồn điện.
Câu 4: Biodiesel (diesel sinh học) là một loại nhiên liệu lỏng, thân thiện hơn với môi trường so với diesel truyền thống. Biodiesel được sản xuất thông qua phản ứng giữa chất béo với các alcohol mạch ngắn (thường là methanol), với xúc tác là kiềm, thu được biodiesel (ester của acid béo) và glycerol. Một nhà máy tái chế dầu ăn đã qua sử dụng để sản xuất biodiesel theo phương trình phản ứng tổng quát sau:
(RCOO)₃C₃H₅ + 3CH₃OH → NaOH+ 3RCOOCH₃ + C₃H₅(OH)₃ (1)
a) Biodiesel có thành phần nguyên tố giống dầu diesel truyền thống.
b) Phương pháp trên giúp tận dụng dầu ăn đã qua sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường do dầu ăn thải gây ra.
c) Phản ứng (1) là phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm.
d) Từ 500 kg một loại dầu ăn đã qua sử dụng có chứa 86% chất béo (phân tử khối trung bình của chất béo là 860 amu), còn lại là tạp chất không có khả năng chuyển hóa thành biodiesel, có thể tạo tối đa 432 kg biodiesel dạng methyl ester với hiệu suất chuyển hóa là 90%.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Để đánh giá mức độ tự diễn biến của một phản ứng tại nhiệt độ T, người ta dựa vào đại lượng biến thiên năng lượng tự do Gibbs (ΔrG). Nếu ΔrG > 0: phản ứng không tự xảy ra; ΔrG < 0: phản ứng tự xảy ra. Giá trị của đại lượng này được tính theo biểu thức:
ΔrG = ΔrH – T.ΔrS
Trong đó:
T: nhiệt độ tính theo thang Kelvin (K);
ΔrH: Biến thiên enthalpy của phản ứng;
ΔrS: Biến thiên entropy của phản ứng (đại lượng đặc trưng cho độ mất trật tự của hệ ở một trạng thái và điều kiện xác định).
Tính giá trị thấp nhất của T (làm tròn đến hàng đơn vị) để phản ứng sau tự xảy ra:
CaCO₃(r) → CaO(r) + CO₂(k)
Cho biết: ΔrS°₂₉₈ = 159,26 J/mol⁻¹ K⁻¹ và nhiệt tạo thành chuẩn của các chất như sau:
Giả sử ΔrH và ΔrS của quá trình không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 2: Trong công nghiệp, xút (NaOH) và chlorine (Cl₂) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn bão hòa, có màng ngăn. Biết hiệu suất của quá trình chuyển hóa NaCl thành NaOH là 46,28%. Để sản xuất 2,0 tấn NaOH, cần bao nhiêu tấn nguyên liệu NaCl (làm tròn đến hàng phần mười)?
Câu 3: Để bảo vệ vật bằng thép khỏi bị ăn mòn, trong thực tế người ta đã thực hiện một số cách sau:
(1) Sơn kín bề mặt cánh cửa làm bằng thép.
(2) Tráng kẽm lên tấm thép mỏng khi sản xuất tôn.
(3) Gắn một số tấm kẽm lên vỏ tàu làm bằng thép.
(4) Cho dầu mỡ lên các ốc vít trên đường ray.
Trong số các cách trên, có bao nhiêu cách sử dụng phương pháp bảo vệ bề mặt?
Câu 4: Poly(hexamethylene adipamide), còn gọi là nylon-6,6, là một polymer được điều chế từ phản ứng trùng ngưng của adipic acid với hexamethylenediamine. Tơ nylon-6,6 có tính dai, mềm, ít thấm nước nên được dùng để dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, bện dây cáp, dây dù, đan lưới… Tính khối lượng của một mắt xích nylon-6,6 (theo đơn vị amu)?
Câu 5: Amine C₃H₉N có bao nhiêu đồng phân?
Câu 6: Ethambutol (có công thức cấu tạo như hình bên dưới) là một loại thuốc kháng sinh, có tác dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Ethambutol thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh lao.
Ethambutol có công thức phân tử là C₁₀H₂₄N₂O₂.
Ethambutol có 2 chức amine bậc hai.
Ethambutol có phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2.
Ethambutol phản ứng với CuO nung nóng cho sản phẩm có chứa nhóm chức aldehyde.
Ethambutol là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Viết các câu phát biểu đúng thành dãy số theo thứ tự tăng dần (Ví dụ: 24, 134, …).
Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?
Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).
Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.
Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.