Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – Sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 1)

Năm thi: 2025
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Sở GDĐT Thanh Hóa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Năm thi: 2025
Môn học: Hóa học
Người ra đề: Sở GDĐT Thanh Hóa
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Tốt nghiệp THPT
Thời gian thi: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Số lượng câu hỏi: 28 câu
Đối tượng thi: Học sinh lớp 12
Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – Sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 1) là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT, nằm trong chương trình Đề thi vào Đại học.

Đề thi được biên soạn bám sát đề minh họa 2025 của Bộ GD&ĐT, phủ rộng các chuyên đề trọng tâm như: Este – Lipit, Amin – Amino axit, Cacbohiđrat, Kim loại, Phi kim và phần hóa học đại cương. Đây là tài liệu ôn luyện chất lượng, giúp học sinh luyện tập kỹ năng giải nhanh và nâng cao tư duy phân tích đề.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 SỞ GDĐT THANH HÓA (LẦN 1)

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?
A. Fructose và glucose.
B. Tinh bột và cellulose.
C. Maltose và saccharose.
D. Methyl formate và acetic acid.

Câu 2: Đồ thị dưới đây biểu thị sự thay đổi nhiệt độ sôi theo số nguyên tử carbon trong phân tử alkane không phân nhánh :
Dựa vào đồ thị, hãy cho biết có bao nhiêu alkane không phân nhánh ở thể khí trong điều kiện thường (25°C, 1 bar)?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại polysaccharide?
A. Maltose.
B. Glucose.
C. Saccharose.
D. Tinh bột.

Câu 4: Cho các phát biểu sau :
(a) Ở điều kiện thường, methylamine là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.
(b) Ở điều kiện thường, alanine là chất lỏng ít tan trong nước.
(c) Dung dịch aniline làm đổi màu phenolphthalein.
(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(e) Tripeptide Ala-Val-Gly có phản ứng màu biuret.
(f) Các alkylamine đều tác dụng với nitrous acid ở nhiệt độ thường tạo thành alcohol và giải phóng khí nitrogen.
(g) Các arylamine được điều chế từ ammonia và dẫn xuất halogen.
Số phát biểu đúng là :
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.

Câu 5: Hiện tượng nổ nào sau đây có phản ứng hóa học ?
A. Nổ nồi hơi khi đang sử dụng.
B. Pháo hoa được bắn trong các dịp lễ hội.
C. Nổ lốp xe khi đang di chuyển trên đường.
D. Bóng bay bị nổ do bơm quá căng.

Câu 6: Công thức cấu tạo thu gọn của ethylmethylamine là :
A. CH₃NHCH₃.
B. CH₃NH₂.
C. CH₃CH₂NH₂.
D. CH₃NHCH₂CH₃.

Câu 7: “Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm chức. (1). và nhóm chức. (2). ”. Nội dung phù hợp trong ô trống (1), (2) lần lượt là :
A. carbonyl (-CO-), carboxyl (-COOH).
B. carboxyl (-COOH), hydroxyl (-OH).
C. carboxyl (-COOH), amino (-NH₂).
D. hydroxyl (-OH), amino (-NH₂).

Câu 8: Một thí nghiệm được mô tả như hình bên :
Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đằng điện (kí hiệu là pI). Mỗi amino acid có điểm đẳng điện khác nhau: Alanine (pI = 6,0), Lysine (pI = 9,74) và glutamic acid (pI = 3,08). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Cho các nhận định sau :
(a) Thí nghiệm trên biểu diễn tính điện li của amino acid.
(b) Ion tồn tại chủ yếu đối với Lys là cation, sẽ di chuyển về cực âm của nguồn điện nên vệt (1) là cation của Lys.
(c) Ion tồn tại chủ yếu đối với Ala là ion lưỡng cực, không di chuyển nên vệt (2) là Ala.
(d) Ion tồn tại chủ yếu đối với Glu là anion, sẽ di chuyển về cực dương của nguồn điện nên vệt (3) là anion của Glu.
Các nhận định đúng là :
A. (a), (b), (d).
B. (a), (b), (c).
C. (a), (c), (d).
D. (b), (c), (d).

Câu 9: Ester nào sau đây có mùi thơm của chuối chín ?
A. Isoamyl acetate.
B. Propyl acetate.
C. Isopropyl acetate.
D. Benzyl acetate.

Câu 10: Trong khái niệm về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron.(1). với các ion.(2). kim loại ở các nút mạng.” Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là : (hình ảnh tinh thể kim loại)
A. hóa trị tự do, âm.
B. ngoài cùng, âm.
C. hóa trị tự do, dương.
D. hóa trị, lưỡng cực.

Câu 11: Tro thực vật được sử dụng như một loại phân bón cung cấp nguyên tố potassium cho cây trồng do có chứa loại muối nào sau đây?
A. Na₂CO₃.
B. KCl.
C. K₂CO₃.
D. K₂SO₄.

Câu 12: Để khám phá khoa học, một học sinh chế tạo ra một pin quả chanh gồm một lá Cu và một lá Zn ghim vào một quả chanh và nối với vôn kế như hình dưới. Vôn kế quay đồng nghĩa với sự xuất hiện dòng điện.
Bán phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
A. Cu(s) → Cu²⁺(aq) + 2e.
B. Zn(s) → Zn²⁺(aq) + 2e.
C. 2H⁺(aq) + 2e → H₂(g).
D. Cu²⁺(aq) + 2e → Cu(s).

Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng? (hình ảnh các sản phẩm nhựa)
A. Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ethylene.
B. Tơ cellulose acetate thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Tơ polyamide rất bền trong môi trường acid.
D. Cao su lưu hóa có tính đàn hồi kém hơn cao su chưa lưu hóa.

Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng về quá trình điện phân ở hai điện cực? (hình ảnh thí nghiệm điện phân)
A. Sự oxi hoá xảy ra ở anode.
B. Cation nhường electron ở cathode.
C. Sự khử anion xảy ra ở cathode.
D. Anion nhận electron ở anode.

Câu 15: Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,. thường được in kí hiệu như hình dưới đây.
Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây?
A. CH₂=CH₂.
B. CH₂=CH-C₆H₅.
C. CH₂=CHCl.
D. CH₂=CHCH₃.

Câu 16: Phát biểu nào sau đầy đúng?
A. Poly(vinyl chloride) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào ethyne.
B. Polyacrylonitrile được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Amylose có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Polybuta-1,3-diene được dùng để sản xuất cao su buna.

Câu 17: Dây cầu chì thường được làm từ các kim loại như Thiếc (Sn), Chì (Pb) và Cadmium (Cd). Khi dòng điện vượt quá mức cho phép, dây chì sẽ nóng chảy và ngắt mạch, ngăn dòng điện tiếp tục lưu thông và tránh nguy cơ cháy nổ. Một số loại cầu chì dùng trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp như hình bên.
Ứng dụng này dựa trên tính chất nào của các kim loại nói ở trên?
A. Có nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp.
B. Có độ dẫn điện cao.
C. Có độ cứng tương đối thấp.
D. Có tính dẻo cao.

Câu 18: Bơ thực vật (chất béo no, ở dạng rắn) có thể được tạo ra từ dầu thực vật (chất béo không no, ở dạng lỏng) bằng phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Xà phòng hoá.
B. Thuỷ phân.
C. Hydrogen hoá.
D. Hydrate hoá.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 19: Tại một nhà máy sản xuất rượu, cứ 10 tấn tinh bột (chứa 6,85% tạp chất trơ) sẽ sản xuất được 7,21 m³ dung dịch ethanol 40° (cho khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,789 g/cm³). Tinh bột là một polysaccharide gồm nhiều gốc α-glucose liên kết với nhau tạo ra hai dạng mạch amylose và amylopectin. Dưới đây là một đoạn cấu tạo của tinh bột:
a) Amylopectin có các gốc α-glucose liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glycoside và α-1,6-glycoside.
b) Tinh bột bị thủy phân hoàn toàn trong môi trường acid tạo thành glucose.
c) Hiệu suất của quá trình sản xuất ethanol ở trên đạt 40% (kết quả cuối cùng được làm tròn đến hàng đơn vị).
d) Đoạn mạch trên có các gốc α-glucose được liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside.

Câu 20: Quá trình điện phân để mạ đồng (Cu) lên một chiếc chìa khoá được làm từ thép không gỉ, được mô tả ở hình vẽ (cathode là chìa khóa, anode là đồng thô, dung dịch điện phân là CuSO₄). Biết cường độ dòng điện không đổi là 10A, thời gian điện phân là 16 phút 5 giây, Cu có khối lượng riêng là 8,9 gam/cm³, nguyên tử khối của Cu là 64; F = 96500 C/mol; hiệu suất điện phân 100%. Sơ đồ điện phân mạ đồng lên chìa khoá:
a) Anode xảy ra quá trình khử ion Cu²⁺.
b) Trong quá trình điện phân, điện cực anode tan dần.
c) Trong quá trình điện phân, số mol muối CuSO₄ không thay đổi.
d) Nếu chiếc chìa khóa có tổng diện tích cần mạ là 20 cm² thì bề dày lớp đồng bám đều trên chiếc chìa khóa là 0,006 cm (làm tròn đến hàng phần nghìn).

Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh xác định thành phần của chiếc định sắt (đinh sắt được làm từ hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố khác) đã bị oxi hóa một phần thành gỉ sắt (Fe₂O₃.nH₂O) theo các bước sau:
Bước 1: Hòa tan hoàn toàn đinh sắt vào dung dịch H₂SO₄ loãng, nóng (dùng gấp đôi lượng phản ứng), thu được 200 mL dung dịch X và 0,2225 mol H₂.
Bước 2: Cho dung dịch Ba(OH)₂ dư vào 20 mL dung dịch X, thu được 14,4 gam kết tủa.
Bước 3: Nhỏ từ từ dung dịch KMnO₄ 0,1 M vào 20 mL dung dịch X đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 46 mL. Giả thiết toàn bộ gỉ sắt tạo ra bám trên đinh sắt; carbon và một số nguyên tố khác trong đinh sắt là những chất không tham gia phản ứng trong các bước.
a) Ở bước 1 và bước 3 đều xảy ra phản ứng oxi – hóa khử.
b) Đinh sắt bị gỉ chủ yếu do ăn mòn điện hóa học.
c) Phần trăm khối lượng sắt đã bị oxi hóa thành gỉ sắt là 20% (làm tròn đến hàng đơn vị).
d) Sau bước 1, trong dung dịch X chỉ chứa hai muối tan.

Câu 22: Acid béo là thành phần quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Cho acid béo oleic acid và linoleic acid với công thức, kèm theo nhiệt độ nóng chảy: (hình ảnh cấu tạo Oleic acid và Linoleic acid)
Oleic acid (t°nc = 13°C):

Linoleic acid (t°nc = -5°C):

a) Oleic acid và linoleic acid đều có khả năng làm mất màu dung dịch bromine.
b) Oleic acid và linoleic acid đều ở dạng đồng phân cis.
c) Oleic acid và linoleic acid đều là các acid béo omega-6.
d) Một loại mỡ động vật chứa 50% triolein, 30% tripalmitin và 20% tristearin về khối lượng. Khối lượng muối RCOONa điều chế từ 100 kg loại mỡ trên là 110,25 kg. (Cho hiệu suất phản ứng là 100%, kết quả làm tròn, lấy đến hàng phần trăm)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Câu 23: Đun nóng một loại mỡ động vật với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được có chứa muối sodium stearate. Phân tử khối của sodium stearate là bao nhiêu?

Câu 24: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 2,0 kg than đá. Giả thiết loại than đá này chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ không cháy.
Cho các phản ứng:
C(s) + O₂(g) → CO₂(g) ΔH°₂₉₈ = -393,5 kJ/mol
S(s) + O₂(g) → SO₂(g) ∆H°₂₉₈ = -296,8 kJ/mol
Hiệu suất sử dụng nhiệt là 37,5%. Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện? (Biết cứ 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)

Câu 25: Cho phương trình hóa học của các phản ứng được đánh số thứ tự từ 1 tới 4 dưới đây:
(1) CH₃-CH=O + 2[Ag(NH₃)₂]OH → CH₃COONH₄ + 2Ag + 3NH₃ + H₂O
(2) CH₃-CH=O + 3I₂ + 4NaOH → CHI₃ + HCOONa + 3NaI + H₂O
(3) C₆H₁₂O₆ (enzyme) → 2C₂H₅OH + 2CO₂
(4) (C₆H₁₀O₅)n + nH₂O (enzyme) → nC₆H₁₂O₆
Gán số thứ tự phương trình hoá học của các phản ứng theo tên gọi: Phản ứng với thuốc thử Tollens, phản ứng lên men rượu, phản ứng tạo iodoform, phản ứng thủy phân và sắp xếp theo trình tự thành dãy bốn số. (ví dụ: 1234, 4321,. ).

Câu 26: Quy trình công nghệ sản xuất phèn alumininum (KAl(SO₄)₂.12H₂O) từ cao lanh thành phần khoáng chính là kaolinit (Al₂O₃.SiO₂) được tiến hành như sau:
– Bước 1: Cao lanh đã tuyển được hoạt hóa ở chế độ nung 700° C trong 1 giờ.
Bước 2: Sau đó được nghiền nhỏ và hòa tách trong 117,6 kg dung dịch H₂SO₄ 25% ở nhiệt độ 95°C. Lượng acid được tính theo tỷ lượng vừa đủ. Sau khi phản ứng, dung dịch muối aluminium sulfate được lọc tách khỏi bã silicon.
Bước 3: Thêm tiếp 87 kg dung dịch K₂SO₄ 20% vừa đủ vào dung dịch sau phản ứng rồi đun nóng để nước bay hơi cho đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 30% so với ban đầu.
Bước 4: Hạ nhiệt độ dung dịch về 20°C để phèn chua tách ra. Biết các phản ứng xảy ra vừa đủ và 100 gam nước ở 20°C hòa tan được tối đa 15 gam KAl(SO₄)₂. Sau khi kết thúc các bước trên thu được m kg phèn chua. Tính m kg phèn chua thu được?

Câu 27: Để tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại. Một nhóm học sinh đã thực hiện 5 thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Cho một dây Zinc (Zn) sạch vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch HCl 0,2 M.
Thí nghiệm 2: Cho một dây Zinc (Zn) sạch vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch HCl 0,2 M nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO₄.
Thí nghiệm 3: Cho một dây bạc sạch vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch HCl 0,2 М.
Thí nghiệm 4: Cho một dây Cu được quấn bởi dây Zinc (Zn) vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch HCl 0,2 M.

Thí nghiệm 5: Cho một dây Zinc (Zn) sạch vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch CuSO₄ 0,2 M.
Liệt kê các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa theo thứ tự tăng dần? (Ví dụ 123,1234,.)

Câu 28: Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptide A có công thức Val-Ala-Gly-Ala-Gly thì dung dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptide có thể tham gia phản ứng màu biuret?

Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?

Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.

– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:

– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).

Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.

Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: