Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – THPT Hậu Lộc 1 – Thanh Hóa là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT., nằm trong chương trình Đề thi vào Đại học.
Đề thi được xây dựng sát với định hướng của Bộ GD&ĐT, kiểm tra toàn diện kiến thức các chuyên đề trọng tâm như: Este – Lipit, Amin – Amino axit, Kim loại, Phi kim, Cacbohiđrat và Hóa học đại cương. Đây là tài liệu ôn luyện hữu ích giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải đề và củng cố kiến thức nền tảng.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu và thử sức với đề thi này ngay bây giờ!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 THPT HẬU LỘC 1 – THANH HÓA
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; K = 39; Cu = 64.
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho biết: E⁰ₓⁿ⁺/ₓ = -2,924 V; E⁰Yᵐ⁺/Y = 0,799V. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X có tính khử mạnh hơn Y; Y có tính khử yếu hơn X.
B. X và Y đều có tính khử mạnh như nhau.
C. X và Y đều có tính khử yếu.
D. X có tính khử yếu hơn Y; Y có tính khử mạnh hơn X.
Câu 2. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường khi sử dụng đồ nhựa, có thể thực hiện một số biện pháp như hình bên dưới. Nội dung của biện pháp (1), (2), (3) này lần lượt là
A. Tái chế và tái sử dụng đồ nhựa đã dùng, hạn chế các loại bao bì nhựa, túi nylon, mang theo túi đựng khi đi mua sắm.
B. Mang theo túi đựng khi đi mua sắm, sử dụng vật liệu phân hủy sinh học, phân loại rác thải tại nguồn.
C. Sử dụng vật liệu phân hủy sinh học, hạn chế các loại bao bì nhựa, phân loại rác thải tại nguồn.
D. Hạn chế các loại bao bì nhựa, phân loại rác thải tại nguồn, tái chế và tái sử dụng đồ nhựa đã dùng.
Câu 3. PE là loại nhựa phổ biến, được ứng dụng để sản xuất túi nylon, bao gói, màng bọc thực phẩm, chai lọ, đồ chơi trẻ em,… PE được cấu tạo từ các đơn vị mắt xích là
A. –CH₂–CH₂–.
B. –C₆H₁₀O₅–.
C. –CH₂–CHCl–.
D. –CH₂–CH(CH₃)–.
Câu 4. Tên gọi của ester CH₃COOCH₃ là
A. methyl acetate.
B. ethyl formate.
C. methyl formate.
D. ethyl acetate.
Câu 5. Tỉ lệ số người chết vì bệnh phổi do hút thuốc lá cao gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện có trong thuốc lá là một loại amine có tên gọi là
A. acid nicotineic.
B. caffeine.
C. nicotine.
D. morphine.
Câu 6. Xét quá trình điện phân dung dịch NaCl 20% bằng dòng điện một chiều (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Quá trình khử xảy ra ở cathode là
A. 2H₂O + 2e → H₂ + 2OH⁻.
B. Na⁺ + e → Na.
C. 2Cl⁻ → Cl₂ + 2e.
D. H₂O → ½ O₂ + 2H⁺ + 2e.
Câu 7. Polymer nào sau đây có chứa nguyên tố chlorine?
A. Poly(methyl methacrylate).
B. Polyethylene.
C. Polybutadien.
D. Poly(vinyl chloride).
Câu 8. Hai khí nào sau đây là tác nhân chính gây ra mưa acid?
A. CO₂ và NO₂.
B. CO₂ và SO₂.
C. NO₂ và SO₂.
D. N₂O và SO₂.
Câu 9. Hình 9.5 mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phương pháp chiết đã được sử dụng để tách chất trong trường hợp này.
(b) Quá trình chuyển trạng thái của chất từ vị trí A sang vị trí B là quá trình bay hơi.
(c) Quá trình chuyển trạng thái của chất từ vị trí B sang vị trí C là quá trình ngưng tụ.
(d) Thành phần các chất ở các vị trí A và C là giống nhau, chất lỏng ở vị trí C tinh khiết hơn so với chất lỏng ở vị trí A.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 10. Từ dầu thực vật (chất béo lỏng) làm thế nào để có được bơ thực vật (chất béo rắn)?
A. Hydrogen hóa acid béo.
C. Hydrogen hóa chất béo lỏng.
B. Xà phòng hóa chất béo lỏng.
D. dehydrogen hóa chất béo lỏng.
Câu 11. Chất nào sau đây là amine bậc 2?
A. H₂N-CH₂-NH₂.
B. (CH₃)₂CH-NH₂.
C. CH₃-NH-CH₃.
D. (CH₃)₃N.
Câu 12. Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal (hoặc hemiketal)?
A. Glucose.
B. Fructose.
C. Saccharose.
D. Maltose.
Câu 13. Ethylene là một chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực. Ethylene đóng vai trò là hormone sinh trưởng thực vật. Nhiều loại trái cây (cà chua, chuối, xoài,…) được xử lý bằng ethylene sẽ chín nhanh và đều hơn so với khi để trong điều kiện bình thường. Thực vật có xu hướng sinh ra nhiều ethylene hơn khi bị tổn thương hay gặp điều kiện bất lợi (hạn hán, ngập úng….). Ethylene còn có tác dụng kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ cây cao su chậm đông. Khí ethylene là nguyên liệu để sản xuất polyethylene hay chính là nhựa PE – một loại nhựa nhiệt dẻo được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới (hàng năm tiêu thụ hơn 60 triệu tấn)… Cho các phát biểu sau:
(1). Ethylene tan nhiều trong dung môi ether.
(2). Để làm chín trái cà chua thì người ta xử lý bằng cách bơm thêm khí ethylene vào kho chứa cà chua.
(3). Ethylene tham gia điều khiển quá trình sinh mủ của cây cao su từ đó quá trình thu hoạch mủ cây cao su sẽ làm tăng thời gian chờ thu hoạch mủ cao su.
(4). Bình thường cần để rau củ quả trong túi bóng kín để tránh tiếp xúc với khí ethylene từ đó tăng thời gian bảo quản thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 3
D. 4.
Câu 14. Phương trình hóa học của phản ứng bromine hóa ethylene là: CH₂=CH₂ + Br₂ → CH₂Br-CH₂Br
Cơ chế của phản ứng trên xảy ra theo 2 giai đoạn như sau:
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Phản ứng bromine hóa ethylene là phản ứng cộng.
B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết π.
C. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết σ.
D. Trong phân tử sản phẩm tạo thành có 6 liên kết σ.
Câu 15. Một thí nghiệm được mô tả như hình dưới đây:
Thứ tự các amino acid ứng các vệt được đánh dấu (1), (2), (3) là
A. Glu, Ala, Lys.
B. Lys, Ala, Glu.
C. Ala, Lys, Glu.
D. Lys, Glu, Ala.
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây về amino acid là không đúng?
A. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino acid trong dung dịch.
B. Amino acid ngoài dạng phân tử (H₂N-R-COOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H₃N⁺-R-COO⁻).
C. Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.
D. Hợp chất H₂N-COOH là amino acid đơn giản nhất.
Câu 17. Một pin Galvani được thiết lập ở điều kiện chuẩn theo sơ đồ sau:
Cho E⁰Cu²⁺/Cu = 0,34V; E⁰Ag⁺/Ag = 0,799 V. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thanh Cu là nguồn cung cấp electron nên đóng vai trò là anode.
B. Thanh Ag là nơi nhận electron nên đóng vai trò là cathode.
C. Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong pin: 2Ag + Cu²⁺ → 2Ag⁺ + Cu.
D. Sức điện động chuẩn của pin là 0,459 (V).
Câu 18. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường kiềm còn được gọi là phản ứng
A. ester hóa.
B. xà phòng hóa.
C. trung hòa.
D. trùng ngưng.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Điện phân dung dịch 300 mL dung dịch CuSO₄ 0,1M bằng điện cực trơ, với cường độ không đổi 2A. Sau 1930 giây thì dừng điện phân. Cho biết số mol electron (n) đi qua dây dẫn được tính theo công thức n = (I.t)/F.
Trong đó, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (s), F là số Faraday (96 500 C.mol⁻¹).
a) Ở cathode xảy ra quá trình khử Cu.
b) Khối lượng Cu sinh ra ở cathode là 2,56 gam.
c) Khối lượng dung dịch giảm 1,5 gam.
d) Dung dịch sau điện phân phản ứng tối đa với 600 mL dung dịch NaOH 0,1M.
Câu 2. Cho cacbohydrate X có cấu tạo như sau:
a) X có công thức phân tử (C₆H₁₀O₅)n, mỗi mắt xích của X chứa 5 nhóm OH.
b) Giả sử 125 kg gỗ trải qua nhiều công đoạn xử lí (tách lấy X, tạo bột giấy, …) sản xuất được 150 000 tờ giấy A4 – định lượng 75 (75 g/m²). Trung bình 1 ha trồng gỗ thu hoạch được 200 m³ gỗ/năm. Lượng gỗ nêu trên sẽ sản xuất được 28800 ram giấy A4 – định lượng 75. Biết mỗi ram giấy có 500 tờ giấy và gỗ có khối lượng riêng bằng 600 kg/m ³.
c) Khi đun nóng X với hỗn hợp HNO₃ đặc và H₂SO₄ đặc có thể thu được cellulose trinitrate, là chất dễ cháy và nổ mạnh, dùng để chế tạo thuốc súng không khói. Để thu được 5,94 kg cellulose trinitrate (hiệu suất phản ứng đạt 60%) cần dùng 4 lít dung dịch HNO₃ 63% (khối lượng riêng 1,5 g/mL).
d) Thuỷ phân không hoàn toàn X có thể thu được saccharose.
Câu 3. Cho chất béo A (triglyceride) có công thức khung phân tử như sau:
a. Chất béo A có tên là trilinolein.
b. Cho a mol triglyceride trên cộng tối đa với 6a mol H₂ (xt, t°, p).
c. Chất béo A chứa gốc acid béo omega-3.
d. Cho sơ đồ chuyển hoá: A → X → Y → Z. Phân tử khối của Z bằng 306 amu.
Câu 4. Alliin là một amino acid có trong tỏi tươi, khi đập dập hay nghiền, enzyme alliinase sẽ chuyển hoá alliin thành allicin, tạo ra mùi đặc trưng của tỏi.
a. Công thức phân tử của Alliin là C₆H₁₁NSO₃.
b. Alliin là một amino acid no, mạch hở thành phần chứa các nguyên tố C, S, O, N.
c. Phần trăm khối lượng của nitrogen trong Alliin là 12%.
d. Alliin và allicin có thành phần nguyên tố hóa học khác nhau.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng gây ra sự tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh. Phản ứng nổ được chia thành 3 loại:
Nổ vật lí: quá trình nổ gây ra bởi sự giãn nở rất nhanh về thể tích mà không kèm theo phản ứng hóa học.
Nổ hóa học: là quá trình nổ gây ra bởi phản ứng hóa học và phức tạp hơn nhiều so với nổ vật lí.
Nổ hạt nhân: gây ra bởi phản ứng nhiệt hạch hoặc phản ứng phân hạch, kèm theo giải phóng nhiệt lượng rất lớn.
Cho các hiện tượng nổ sau:
(1) Nổ cốc thí nghiệm khi cho lượng sodium quá lớn vào cốc thủy tính chứa nước.
(2) Nổ nồi hơi.
(3) Nổ thuốc súng (potassium, carbon và sulfur).
(4) Nổ bình khí nén.
(5) Nổ đường ống dẫn khí.
(6) Nổ thuốc nổ TNT (trinitrotoluene).
(7) Nổ khoang tàu chứa dầu đã hút cạn dầu.
Liệt kê các hiện tượng nổ hóa học theo thứ tự tăng dần. Ví dụ 123; 234…
Câu 2. Sắn khô chứa 38% khối lượng là tinh bột, còn lại là các chất không có khả năng lên men thành ethanol. Lên men 2 tấn sắn khô với hiệu suất cả quá trình là 81%. Toàn bộ lượng ethanol sinh ra để điều chế xăng E5 (có chứa 5% thể tích ethanol). Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/mL, thể tích xăng E5 thu được là bao nhiêu lít?
Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ dung dịch đường maltose vào ống nghiệm Cu(OH)₂/OH⁻ (ở nhiệt độ thường);
(2) Ngâm ống nghiệm chứa hồ tinh bột và dung dịch HCl trong nước nóng.
(3) Nhỏ dung dịch chứa đường Fructose vào thuốc thử tollens đun nóng.
(4) Nhỏ I₂ vào mặt cắt quả chuối xanh.
(5) Nhỏ dung dịch Saccharose vào thuốc thử tollens đun nóng.
Liệt kê các thí nghiệm có xảy ra phản ứng theo thứ tự tăng dần. Ví dụ 123; 234…
Câu 4. Cho các nhận định sau:
(1) Protein là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.
(2) Tính lưỡng tính của amino acid rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực của sinh học như ổn định pH của dung dịch máu, dung dịch nội bào….
(3) Phản ứng của protein với dung dịch nitric acid cho sản phẩm có màu tím.
(4) Có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể người, đều gọi là những amino acid thiết yếu.
(5) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.
Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần.
Câu 5. Cho các polymer: tinh bột; tơ tằm; polystyrene; polyethylene; polypropylene; nylon-6,6; tơ visco; cao su buna. Trong số các polymer trên, có bao nhiêu polymer được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
Câu 6. Đun nóng một loại dầu thực vật với dung dịch KOH, sản phẩm thu được có chứa muối potassium oleate (C₁₇H₃₃COOK). Phân tử khối của potassium oleate là bao nhiêu?
Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?
Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).
Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.
Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.