Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh (Lần 1)

Làm bài thi

Đề thi thử Đại học 2025 môn Hóa học – THPT Hương Khê – Hà Tĩnh (Lần 1) là một trong những đề thi thuộc Trắc nghiệm thi thử Tốt nghiệp THPT trong chương trình Tổng hợp đề thi thử môn Hóa học THPT, trong chương trình Đề thi vào Đại học.

Đề thi được xây dựng theo chuẩn cấu trúc đề minh họa 2025 của Bộ GD&ĐT, bao gồm các chuyên đề quan trọng như: Este – Lipit, Amin – Amino axit, Cacbohiđrat, Kim loại, Phi kim và Hóa học đại cương. Với hệ thống câu hỏi có tính phân loại cao, đề giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, phản xạ nhanh và làm quen với các dạng bài thi thực tế.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề thi này để vững vàng bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2025!

  • Số trang: 5 trang
  • Hình thức: 70% trắc nghiệm – 30% vận dụng
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC NĂM 2025 THPT HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1: Tên gọi của ester HCOOC₂H₅ là
A. ethyl acetate.
B. ethyl formate.
C. methyl acetate.
D. methyl formate.

Câu 2: Dẫn xuất halogen nào sau đây khi thủy phân bằng dung dịch NaOH cho CH₃OH?
A. C₆H₅Cl.
B. CH₂Cl₂.
C. C₂H₅Cl.
D. CH₃Cl.

Câu 3: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm (nguyên tố nhóm IA)?
A. Li.
B. Na.
C. Ba.
D. K.

Câu 4: Cellulose thuộc loại polysaccharide, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là
A. (C₆H₁₀O₅)n.
B. C₆H₁₂O₆.
C. C₁₂H₂₂O₁₁⁻.
D. C₂H₄O₂.

Câu 5: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO₂ và
A. CH₃CHO.
B. HCOOH.
C. CH₃COOH.
D. C₂H₅OH.

Câu 6: Kí hiệu cặp oxi hóa – khử ứng với quá trình khử: Fe²⁺ + 2e⁻ → Fe là
A. Fe³⁺/Fe²⁺.
B. Fe²⁺/Fe³⁺.
C. Fe³⁺/Fe.
D. Fe²⁺/Fe.

Câu 7: Cho các thế điện cực chuẩn: E°Al³⁺/Al = -1,66V; E°Zn²⁺/Zn = -0,76V; E°Pb²⁺/Pb = -0,13V; E°Cu²⁺/Cu = +0,34V. Kim loại có tính khử yếu nhất là
A. Al.
B. Pb.
C. Zn.
D. Cu.

Câu 8: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?
A. CH₃[CH₂]₁₆COOK.
B. C₃H₅(OH)₃.
C. CH₃[CH₂]₁₁C₆H₄SO₃Na.
D. CH₃[CH₂]₁₄COONa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng ngưng buta-1,3-điene với acrylonitrile có xúc tác Na được cao su buna-N.
B. Tơ visco là tơ tổng hợp.
C. Trùng hợp styrene thu được poly(phenol formaldehyde).
D. Poly(ethylene – terephthalate) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monomer tương ứng.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các kim loại: sodium, potasium, iron đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
B. Kim loại magnesium thuộc nhóm IA.
C. Sodium carbonate (Na₂CO₃) được dùng để xử lý nước nhiễm phèn.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ Li đến Cs) có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

Câu 11: Phương pháp điện phân được sử dụng trong mạ điện, dưới đây là hình mô tả quá trình mạ đồng lên bề mặt chìa khóa.
Cho các phát biểu về quá trình mạ đồng như sau:
(a) Mạ điện lên bề mặt chìa khóa nhằm trang trí bề mặt và chống sự ăn mòn kim loại.
(b) Chìa khóa gắn vào cathode, thanh đồng gắn vào anode, các điện cực cùng nhúng vào dung dịch CuSO₄.
(c) Độ dày của lớp mạ tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với thời gian điện phân.
(d) Màu xanh của dung dịch CuSO₄ không đồi (giả sử nước không bay hơi).
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

Câu 12: Sức điện động chuẩn của pin điện hóa gồm hai điện cực M²⁺/M và Ag⁺/Ag bằng 1,056V, theo bảng sau:
Hãy cho biết kim loại nào phù hợp với M?
A. Cu.
B. Fe.
C. Sn.
D. Ni.

Câu 13: Có 2 nguyên tố X (Z = 1); Y (Z = 7) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết cộng hóa trị có cực.
B. X₂Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết ion.
D. XY₂, liên kết cộng hóa trị có cực.

Câu 14: Công thức Haworth của một carbohydrate X như sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X có công thức phân tử (C₆H₁₀O₅)n.
B. X là một disaccharide.
C. X là glucose.
D. X được tạo nên từ 2 gốc β-glucose.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch ethylamine và dung dịch aniline đều làm xanh giấy quỳ tím.
(2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch copper(II) sulfate, ban đầu thấy xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt, sau đó kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(3) Cho dung dịch methylamine vào ống nghiệm đựng dung dịch iron(III) chloride thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
(4) Nhỏ vài giọt dung dịch aniline vào ống nghiệm đựng nước bromine thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.

Câu 16: Polymer X được dùng sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm trong công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng điều chế X thu được kết quả: %C = 85,71%; %H = 14,29% (về khối lượng). Từ phổ khối lượng xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. Tên của polymer X là
A. Polypropylene.
B. Polyethylene.
C. Polymethylene.
D. Polybuta-1,3-diene.

Câu 17: Sulfur dioxide là một trong các tác nhân gây mưa acid, phát thải chủ yếu từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, xăng, dầu,.; Một nhà máy nhiệt điện than sử dụng hết 6000 tấn than đá/ngày, có thành phần chứa 0,8% sulfur về khối lượng để làm nhiên liệu. Giả thiết có 1% lượng khí SO₂ tạo ra khuếch tán vào khí quyển rồi bị chuyển hóa thành sulfuric acid trong nước mưa theo sơ đồ: SO₂ → SO₃ → H₂SO₄. Tính thể tích nước mưa bị nhiễm acid, giả thiết nồng độ sulfuric acid trong nước mưa là 1.10⁻⁵ M.
A. 150000 m³.
B. 120000 m³.
C. 96000 m³.
D. 1500000 m³.

Câu 18: Chất hữu cơ X có công thức phân tử không trùng công thức đơn giản nhất, phổ khối lượng của X cho biết peak ion phân tử có giá trị m/z = 58. Chất X có thể là chất nào sau đây?
A. OHC-CHO.
B. CH₃CH₂COCH₃.
C. CH₃CH₂CHO.
D. CH₃COCH₃.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 19: Tyrosine là một trong những loại amino acid cần thiết và có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tyrosine làm tăng mức độ chất dẫn truyền tế bào thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp tỉnh táo đầu ốc và tăng khả năng tập trung. Cơ thể có thể tổng hợp tyrosine từ các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, đậu, các loại hạt, yển mạch và lúa mì. Tyrosine có cấu tạo như hình bên.
(hình ảnh)
a) Tyrosine có công thức phân tử là C₉H₁₁NO₃.
b) Tyrosine tác dụng với dung dịch KOH tối đa theo tỉ lệ mol là 1 : 1.
c) Tyrosine có thể được dùng tới 150 mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, liên tục hàng ngày trong vòng 3 tháng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn nặng 60kg, bạn có thể bổ sung tới 10 gam tyrosine/ngày.
d) Cho 1 mol tyrosine phản ứng với lượng dư dung dịch Br₂/CCl₄, thu được kết tủa có khối lượng là 339 gam.

Câu 20: Người ta điều chế H₂ và O₂ bằng cách điện phân m gam dung dịch NaOH C% với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67A trong thời gian 40 giờ. Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ NaOH là 6%.
a. Tại anode khử H₂O thu được O₂.
b. Khối lượng dung dịch giảm bằng khối lượng của khí H₂ và O₂.
c. Có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch H₂SO₄ loãng để điều chế H₂ và O₂.
d. Khối lượng của dung dịch NaOH ban đầu là 120 gam.

Câu 21: Isoamyl acetate thường được sử dụng làm chất phụ gia để tạo mùi chuối trong thực phẩm hoặc được dùng làm hương liệu nhân tạo. Một học sinh tiến hành điều chế isoamyl acetate theo các bước sau :
Bước 1: Cho vào bình cầu 26,4 mL isoamyl alcohol (d = 0,81 g/mL), 40 mL acetic acid (d=1,049 g/mL) và 2,5 mL H₂SO₄ đậm đặc, cho thêm vào bình vài viên đá bọt. Lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đứng vào miệng bình cầu. Sau đó đun nóng bình cầu trong khoảng 1,5 giờ.
Bước 2: Sau khi đun, để nguội rồi rót sản phẩm vào phễu chiết, thêm 50 mL nước cất vào phiễu, lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút, lúc đó chất lỏng tách thành hai lớp, loại bỏ phần chất lỏng phía dưới, lấy phần chất lỏng phía trên.
Bước 3: Cho từ từ dung dịch Na₂CO₃ 10% vào phần chất lỏng thu lấy ở bước 2 và lắc đều cho đến khi không còn khí thoát ra, thêm tiếp 20 mL dung dịch NaCl bão hòa rồi để yên khi đó chất lỏng tách thành hai lớp. Chiết lấy phần chất lỏng phía trên, thu được 26,0 mL isoamyl acetate (d = 0,876 g/mL).
a) Biết tổng lượng isoamyl acetate bị thất thoát ở bước 2 và 3 là 5% so với lượng thu được ở trên, hiệu suất phản ứng ester hóa ở bước 1 bằng 72,1%.
b) Việc lắp ống sinh hàn ở bước 1 nhằm mục đích hạn chế sự thất thoát chất lỏng ra khỏi bình cầu.
c) Tiến hành đo phổ khối lượng (MS) của isoamyl acetate sẽ xuất hiện peak ion phân tử có m/z = 130
d) Thêm dung dịch Na₂CO₃ ở bước 3 nhằm mục đích loại bỏ acid lẫn trong isoamyl acetate.

Câu 22: Dung dịch acetic acid 2% – 5% trong nước gọi là giấm ăn. Một trong những phương pháp cổ nhất ngày nay vẫn dùng để sản xuất giấm ăn là lên men ethanol. Một người đã thực hiện lên men 500 mL dung dịch ethanol 4,6° với hiệu suất của quá trình lên men là 85% và khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/mL.
a. Công thức phân tử của acetic acid là C₂H₆O₂.
b. Giấm ăn có pH < 7.
c. Có thể dùng giấm ăn để làm mất mùi tanh của cá khi ta chế biến các món ăn.
d. Nồng độ phần trăm acetic acid trong dung dịch thu được sau phản ứng lên men là 4,03%.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

Câu 23: Cho các chất sau: polybuta-1,3-diene, poly(methyl metacrylate), polystyrene, len lông cừu, polyacrylonitrile, cellulose, polychloroprene. Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất được dùng để chế tạo cao su ?

Câu 24: Trong công nghiệp được điều chế bằng phương pháp solvay từ nguyên liệu chính là đá vôi (CaCO₃), muối ăn NaCl, ammonia và nước qua phương trình :
CaCO₃ → CaO + CO₂ (1)
NaCl + NH₃ + CO₂ + H₂O → NaHCO₃ + NH₄Cl (2)
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, để sản xuất 8,4 tấn NaHCO₃ (baking soda) cần bao nhiêu tấn đá vôi (có 100% CaCO₃) biết 20% lượng CO₂ sinh ra ở phản ứng (1) đã thất thoát ra ngoài.

Câu 25: Nhiều enzyme tham gia có chọn lọc với các liên kết peptide nhất định. Chẳng hạn tryspin là một emzyme tiêu hóa xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide ở carboxyl của các amino acid argnine (Arg) và lysine (Lys). Thủy phân pepitse sau Ala – Phe – Lys – Val – Met – Tyr – Gly – Arg – Ser – Trp – Leu – His bằng emzyme tryspin thu được tối đa bao nhiêu peptide có mạch ngắn hơn ?

Câu 26: Cho các thí nghiệm sau :
(1) Glucose phản ứng thuốc thử Tollens
(2) Glucose phản ứng với nước bromine
(3) Glucose phản ứng với copper(II) hydroxide trong NaOH đun nóng.
(4) Saccharose phản ứng với copper(II) hydroxide trong môi trường kiềm ở điều kiện thường.
(5) Cellulose phản ứng với HNO₃ đặc có mặt H₂SO₄ đặc, đun nóng.
Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử ?

Câu 27: Đốt hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong O₂, thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe₃O₄ và CuO. Cho Y vào dung dịch chứa 0,2 mol HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối, 0,05 mol H₂ và 9,2 gam chất rắn T. Cho T tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m ?

Câu 28: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,8 kg than. Gia thiết loại than đá trên chứa 90% carbon và 1,2% sulfur về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ. Cho các phản ứng :
C(s) + O₂(g) → CO₂(g) ΔrH°₂₉₈ = -393,5 kJ/mol
S(s) + O₂(g) → SO₂(g) ΔrH°₂₉₈ = -296,8 kJ/mol
Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện (1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ)? (kết quả làm trong đến hàng phần mười).

Mục đích tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025 là gì?

Căn cứ theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi Đại học năm 2025, mục đích của kỳ thi là:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.

– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

Thí sinh thi Đại học năm 2025 có bắt buộc thi môn Hóa học không?

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Đại học năm 2025, thí sinh dự thi phải thực hiện như sau:

– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông).

Trong số các môn thi, Hóa học là một trong ba môn thuộc bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, thí sinh chỉ phải thi môn Hóa học nếu chọn tổ hợp này, không phụ thuộc vào mục đích xét tuyển đại học.

Như vậy, kỳ thi Đại học năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Hóa học, việc thi môn này phụ thuộc vào lựa chọn bài thi tổ hợp của thí sinh.

Related Posts

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: