581 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tài Chính Tiền Tệ – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 44
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính Tiền tệ
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 44
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ là một bộ đề cương ôn tập các kiến thức về môn Tài chính Tiền tệ, được biên soạn bởi các giảng viên có chuyên môn cao từ các trường đại học có chuyên ngành Tài chính. Tài liệu này đặc biệt phù hợp cho sinh viên năm 3 và năm 4, đang theo học ngành Tài chính – Ngân hàng, hoặc các ngành kinh tế liên quan. Thông qua các câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, sinh viên sẽ được ôn tập lại các kiến thức về hệ thống tài chính, ngân hàng, lãi suất, và các chính sách tiền tệ. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về bộ đề cương này để nắm vững các kiến thức về môn học Tài chính Tiền tệ để chuẩn bị tốt cho kì thi nhé.

Tổng hợp 581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ Phần 1 

Câu 1: Mức độ thanh khoản của một tài sản được xác định bởi 2 yếu tố nào sau đây:
A. Chi phí thời gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
B. Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.
C. Có người sẵn sàng trả một số tiền để sở hữu tài sản đó.
D. Cả A và B

Câu 2: Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất là:
A. M1.
B. M2.
C. M3.
D. Vàng và ngoại tệ mạnh.

Câu 3: Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau đây:
A. Giá trị của tiền là lượng hàng hoá mà tiền có thể mua được
B. Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ
C. Lạm phát là tình trạng giá cả tăng lên
D. Nguyên nhân của lạm phát là do giá cả tăng lên

Câu 4: Điều kiện để một hàng hoá được chấp nhận là tiền trong nền kinh tế gồm:
A. Thuận lợi trong việc sản xuất ra hàng loạt và dễ dàng trong việc xác định giá trị.
B. Được chấp nhận rộng rãi.
C. Có thể chia nhỏ và sử dụng lâu dài mà không bị hư hỏng.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 5: Mệnh đề nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm của chế độ bản vị vàng?
A. Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.
B. Tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với số lượng không hạn chế.
C. Tiền giấy và tiền vàng cùng được lưu thông không hạn chế.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 6: Chọn đáp án đúng khi nói về thời kỳ chế độ bản vị vàng:
A. Chế độ tỷ giá cố định và xác định dựa trên cơ sở “ngang giá vàng”.
B. Thương mại giữa các nước không được khuyến khích.
C. Ngân hàng Trung ương hoàn toàn có thể án định được lượng tiền cung ứng.

Câu 7: Chức năng nào của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là chức là quan trọng nhất?
A. Phương tiện trao đổi.
B. Phương tiện đo lường và biểu hiện giá trị.
C. Phương tiện lưu giữ giá trị.
D. Phương tiện thanh toán quốc tế.

Câu 8: Việc chuyển từ loại tiền tệ có giá trị thực (Commodities money) sang tiền quy ước (fiat money) được xem là một bước phát triển trong lịch sử tiền tệ bởi vì:
A. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ.
B. Tăng cường khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.
C. Chỉ như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế.
D. Tiết kiệm được khối lượng vàng đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác.

Câu 9: Giá cả trong nền kinh tế trao đổi bằng hiện vật (barter economy) được tính dựa trên cơ sở:
A. Theo cung cầu hàng hoá.
B. Theo cung cầu hàng hoá và sự điều tiết của chính phủ.
C. Một cách ngẫu nhiên.
D. Theo giá cả của thị trường quốc tế.

Câu 10: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng có thể được phổ biến rộng rãi trong các nền kinh tế hiện đại và Việt Nam bởi vì:
A. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đơn giản, thuận tiện, an toàn, với chi phí thấp nhất.
B. Các nước đó và Việt Nam có điều kiện đầu tư lớn.
C. Đây là hình thức phát triển nhất của thanh toán không dùng tiền mặt cho đến ngày nay.
D. Hình thức này có thể làm cho bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể coi là tiền quốc tế (International money) và có thể được chi tiêu miễn thuế ở nước ngoài với số lượng không hạn chế.

Câu 11: “Giấy bạc ngân hàng” thực chất là:
A. Một loại tín tệ.
B. Tiền được làm bằng giấy.
C. Tiền được ra đời thông qua hoạt động tín dụng và ghi trên hệ thống tài khoản của ngân hàng.
D. Tiền gửi ban đầu và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Câu 12: Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp là:
A. Điều kiện tiền đề, đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển.
B. Điều kiện để doanh nghiệp ra đời và chiến thắng trong cạnh tranh.
C. Điều kiện để sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ổn định
D. Điều kiện để đầu tư và phát triển.

Câu 13: Vốn lưu động của doanh nghiệp theo nguyên lý chung có thể được hiểu là:
A. Giá trị của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp đó.
B. Giá trị của tài sản lưu động và một số tài sản khác có thời gian luân chuyển từ 5 đến 10 năm.
C. Giá trị của công cụ lao động và nguyên nhiên vật liệu có thời gian sử dụng ngắn.
D. Giá trị của tài sản lưu động, bằng phát minh sáng chế và các loại chứng khoán Nhà nước khác.

Câu 14: Vốn cố định theo nguyên lý chung có thể được hiểu là:
A. Giá trị của toàn bộ tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng và những khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp.
B. Giá trị của máy móc thiết bị, nhà xưởng, và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
C. Giá trị của tài sản cố định hữu hình và vô hình của doanh nghiệp.
D. Theo quy định cụ thể của từng nước trong mỗi thời kỳ.

Câu 15: Sự khác nhau căn bản của vốn lưu động và vốn cố định là:
A. Quy mô và đặc điểm luân chuyển.
B. Đặc điểm luân chuyển, vai trò và hình thức tồn tại.
C. Quy mô và hình thức tồn tại.
D. Đặc điểm luân chuyển, hình thức tồn tại, thời gian sử dụng.

Câu 16: Nguồn vốn quan trọng nhất đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và hiện đại hoá các doanh nghiệp Việt Nam là:
A. Chủ doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào sản xuất kinh doanh.
B. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
C. Tín dụng trung và dài hạn từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng thương mại Nhà nuớc.
D. Nguồn vốn sẵn có trong các tầng lớp dân cư.

Câu 17: Ý nghĩa của việc nghiên cứu sự phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động của một doanh nghiệp là:
A. Tìm ra các biện pháp quản lý, sử dụng để thực hiện khấu hao tài sản cố định nhanh chóng nhất.
B. Tìm ra các biện pháp để quản lý và tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.
C. Tìm ra các biện pháp để tiết kiệm vốn.
D. Tìm ra các biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả nhất đối với mỗi loại.

Câu 18: Vốn tín dụng ngân hàng có những vai trò đối với doanh nghiệp cụ thể là:
A. Bổ sung thêm vốn lưu động cho các doanh nghiệp theo thời vụ và củng cố hạch toán kinh tế.
B. Tăng cường hiệu quả kinh tế và bổ sung nhu cầu về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
C. Bổ sung thêm vốn cố định cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
D. Tăng cường hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Câu 19: Những khoản mục thu thường xuyên trong cân đối Ngân sách Nhà nước bao gồm:
A. Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí.
B. Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, phát hành trái phiếu chính phủ.
C. Thuế, sở hữu tài sản, phí và lệ phí, lợi tức cổ phần của Nhà nước.
D. Thuế, phí và lệ phí, từ các khoản viện trợ có hoàn lại.

Câu 20: Kể tên 3 khoản chi của Ngân sách Nhà nước là chi cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội:
A. Chi dự trữ Nhà nước, chi chuyển nhượng đầu tư;
B. Chi hỗ trợ vốn cho Nhà nước và đầu tư vào hạ tầng cơ sở của nền kinh tế; chi chăm sóc và bảo vệ trẻ em; chi đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường;
C. Chi trợ giá mặt hàng chính sách;
D. Chi giải quyết chế độ tiền lương khối hành chính sự nghiệp.

Câu 21: Các khoản thu nào dưới đây được coi là thu không thường xuyên của Ngân sách Nhà nước Việt Nam?
A. Thuế thu nhập cá nhân và các khoản viện trợ không hoàn lại.
B. Thuế lạm phát, thuê thu nhập cá nhân và thu từ các đợt phát hành công trái.
C. Thu từ sở hữu tài sản và kết dư ngân sách năm trước.
D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Câu 22: Khoản thu nào dưới đây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam:
A. Thuế
B. Phí
C. Lệ phí
D. Tất cả đều sai.

Câu 23: Việc nghiên cứu những tác động tiêu cực của Thuế có tác dụng:
A. Để xây dựng kế hoạch cắt giảm thuế nhằm giảm thiểu gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp và công chúng.
B. Để xây dựng chính sách thuế tối ưu, đảm bảo doanh thu Thuế cho Ngân sách Nhà nước.
C. Để kích thích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng.
D. Để kích thích nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài và giảm thiểu gánh nặng thuế cho công chúng.

Câu 24: Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế thông qua sự tác động tới, chọn đáp án đúng:
A. Lãi suất thị trường.
B. Tổng tiết kiệm quốc gia.
C. Đầu tư và cán cân thương mại quốc tế.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 25: Thuế được coi là có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì:
A. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước và là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền KTQD.
B. Thuế là công cụ để kích thích nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
C. Chính sách Thuế là một trong những nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia.
D. Việc quy định nghĩa vụ đóng góp về Thuế thường được phổ biến thành Luật hay do Bộ Tài chính trực tiếp ban hành.

Câu 26: Trong các khoản chi sau, khoản chi nào là thuộc chi thường xuyên?
A. Chi dân số kế hoạch hóa gia đình.
B. Chi Khoa học, Công nghệ và Môi truờng.
C. Chi trợ cấp Ngân sách cho Phường, Xã.
D. Chi bù giá hàng chính sách.

Câu 27: Nguyên nhân thất thu Thuế ở Việt Nam bao gồm:
A. Do chính sách Thuế và những bất cập trong chi tiêu của Ngân sách Nhà nước.
B. Do hạn chế về nhận thức của công chúng và một số quan chức.
C. Do những hạn chế của cán bộ Thuế.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 28: Chọn nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước đúng:
A. Thu Ngân sách – Chi Ngân sách > 0
B. Thu Ngân sách (không bao gồm thu từ đi vay) – Chi Ngân sách thường xuyên > 0
C. Thu Ngân sách nhà nước – Chi thường xuyên = Chi đầu tư + trả nợ (cả tín dụng nhà nước)
D. Thu Ngân sách = Chi Ngân sách

Câu 29: Các giải pháp để tài trợ thâm hụt Ngân sách Nhà nước bao gồm:
A. Tăng thuế, tăng phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc.
B. Phát hành tiền, tăng thuế thu nhập cá nhân và phát hành trái phiếu Chính phủ.
C. Tăng thuế, phát hành tiền và trái phiếu Chính phủ để vay tiền dân cư.
D. Tăng thuế, tăng phát hành tiền và vay nợ nước ngoài.

Câu 30: Trong các giải pháp nhằm khắc phục thâm hụt Ngân sách Nhà nước dưới đây, giải pháp nào sẽ có ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ? Chọn đáp án đúng:
A. Vay dân cư trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và Tín phiếu Kho bạc;
B. Phát hành trái phiếu Quốc tế;
C. Phát hành và bán trái phiếu Chính phủ cho các Ngân hàng Thương mại.
D. Tất cả đáp án trên

Câu 31: Giải pháp bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước có chi phí cơ hội thấp nhất là:
A. Chỉ cần phát hành thêm tiền mặt vào lưu thông.
B. Vay tiền của dân cư.
C. Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt thuế thu nhập doanh nghiệp.
D. Chỉ cần tăng thuế, đặc biệt là thuế Xuất – Nhập khẩu.

Câu 32: Chính sách Tài khoá được hiểu là:
A. Chính sách Tiền tệ mở rộng theo quan điểm mới.
B. Chính sách Tài chính Quốc gia.
C. Là chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định và tăng trường nền kinh tế thông qua các công cụ Thu, Chi Ngân sách nhà nước.
D. Là bộ phận cấu thành chính sách Tài chính Quốc gia, có các công cụ Thu, Chi ngân sách nhà nước, và các công cụ điều tiết Cung và Cầu tiền tệ.

Câu 33: Đặc trưng nào khiến cho Thị trường Chứng khoán bị coi là có tính chất “may rủi” giống với “sòng bạc”?
A. Rủi ro cao và tất cả người tham gia đều giàu lên một cách rất nhanh chóng.
B. Tất cả mọi tính toán đều mang tính tương đối.
C. Rất nhộn nhịp và hấp dẫn, thích hợp với người ưa thích mạo hiểm và phải có rất nhiều tiền.
D. Nếu có vốn lớn và bản lĩnh thì sẽ đảm bảo thắng lợi.

Câu 34: Thị trường chứng khoán trên thực tế chính là:
A. Sở giao dịch chứng khoán.
B. Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn trung và dài hạn.
C. Tất cả những nơi mua và bán chứng khoán.
D. Tất cả những nơi mua và bán cổ phiếu và trái phiếu.

Câu 35: Thị trường vốn trên thực tế được hiểu là:
A. Thị trường mở.
B. Thị trường chứng khoán.
C. Thị trường tín dụng trung, dài hạn và thị trường chứng khoán.
D. Tất cả những nơi diễn ra các hoạt động mua và bán vốn với thời hạn trên một năm.

Câu 36: Căn cứ được sử dụng để phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ là:
A. Thời hạn chuyển giao vốn và mức độ rủi ro.
B. Thời hạn, phương thức chuyển giao vốn và các chủ thể tham gia.
C. Công cụ tài chính được sử dụng và lãi suất.
D. Thời hạn chuyển giao vốn.

Câu 37: Các công cụ tài chính nào dưới đây không là chứng khoán:
A. Chứng chỉ tiền gửi (CDs).
B. Kỳ phiếu Ngân hàng.
C. Cổ phiếu thông thường.
D. Thương phiếu.

Câu 38: 2 chủ thể tham gia thị trường mở bao gồm:
A. Ngân hàng Trung Ương và các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng và các ngân hàng thương mại thành viên
B. Hộ gia đình
C. Doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức các Tổng công ty
D. Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh với quy mô rất lớn.

Câu 39: Nếu bạn cho rằng nền kinh tế sẽ suy sụp vào năm tới, thì bạn sẽ nắm giữ loại tài sản nào sau đây:
A. Cổ phiếu thông thường;
B. Bất động sản;
C. Trái phiếu Chính phủ;
D. Ngoại tệ mạnh;

Câu 40: Phiếu nợ chuyển đổi là:
A. Cổ phiếu thông thường.
B. Trái phiếu công ty.
C. Trái phiếu công ty có khả năng chuyển thành cổ phiếu thông thường.
D. Trái phiếu Chính phủ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu của bất cứ công ty cổ phần nào.

Câu 41: Thị trường OTC:
A. Là thị trường vô hình, hoạt động diễn ra suốt ngày đêm và ở khắp mọi nơi.
B. Là Sở giao dịch thứ hai trong các nước có thị trường chứng khoán phát triển.
C. Là thị trường giao dịch các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
D. Là thị trường tự doanh của các công ty chứng khoán thành viên.

Câu 42: Các công cụ tài chính bao gồm:
A. Các loại giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
B. Cổ phiếu ưu đãi và phiếu nợ chuyển đổi.
C. Thương phiếu và những bảo lãnh của ngân hàng (Bank’s Acceptances).
D. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Câu 43: Chứng khoán là:
A. Các giấy tờ có giá được mua bán trên thị trường tài chính.
B. Cổ phiếu và trái phiếu các loại.
C. Các giấy tờ có giá, mang lại thu nhập, quyền tham gia sở hữu hoặc đòi nợ, và được mua bán trên thị trường.
D. Tín phiếu Kho bạc và các loại thương phiếu.

Câu 44: Chức năng cơ bản nhất của thị trường chứng khoán là:
A. Cung cấp thông tin và định giá các doanh nghiệp.
B. Chuyển giao vốn, biến tiết kiệm thành đầu tư.
C. Dự báo “sức khoẻ” của nền kinh tế, kênh dẫn chuyền vốn quan trọng bậc nhất của nền kinh tế thị trường.
D. Định giá doanh nghiệp, cung cấp thông tin, tạo khả năng giám sát của Nhà nước.

Tham khảo thêm các phần khác của bộ 581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ tại đây:
581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ phần 2
581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ phần 3
581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ phần 4
581 câu hỏi trắc nghiệm tài chính tiền tệ phần 5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)