Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 42 – Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Làm bài thi

Trắc nghiệm Sinh học 9: Bài 42 – Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể là một nội dung quan trọng thuộc Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể trong chương trình Sinh học 9.

Bài học này giúp học sinh hiểu rõ về nhiễm sắc thể (NST) – cấu trúc mang vật chất di truyền trong tế bào, cũng như khái niệm bộ nhiễm sắc thể của các loài sinh vật.

Các nội dung trọng tâm cần nắm vững:

  • Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể.
  • Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n).
  • Tính đặc trưng về số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể của mỗi loài.
  • Ý nghĩa của nhiễm sắc thể trong di truyền và biến dị.

👉 Hãy cùng Dethitracnghiem.vn kiểm tra kiến thức của bạn ngay với bộ câu hỏi trắc nghiệm thú vị!

Trắc nghiệm Sinh học 9: Bài 42 – Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Câu 1: Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao?
A. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa
B. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau.
C. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong.
D. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi các yếu tố nào?
A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. Số lượng, hình thái NST
C. Số lượng, cấu trúc NST.
D. Số lượng không đổi.

Câu 3: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:
A. Hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội.
C. Giao tử có bộ NST lưỡng bội
D. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).

Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực sợi nhiễm sắc có đường kính là.
A. 300 nm.
B. 30 nm
C. 11 nm.
D. 700 nm.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
B. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
C. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.
D. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ RNA và protein loại histone.

Câu 6: Cho các cấu trúc sau:
Chromatid
Sợi cơ bản
DNA xoắn kép
Sợi nhiễm sắc thể
Vùng xếp cuộn
NST ở kì giữa
Nucleosome
Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?
A. (3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6).
B. (3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6).
C. (2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6).
D. (6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3).

Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của NST
A. Là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được nhân đôi.
B. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
C. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
D. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 8: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. Phân tử DNA → sợi cơ bản → nucleosome → sợi nhiễm sắc → chromatid.
B. Phân tử DNA → nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatid.
C. Phân tử DNA → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatid.
D. Phân tử DNA → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleosome → chromatid.

Câu 9: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn DNA chứa 146 cặp nucleotide quấn quanh 8 phân tử histone 1 3/4 của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là?
A. DNA.
B. Nucleosome.
C. Sợi cơ bản.
D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 10: Chọn câu đúng trong các câu sau:

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.

Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
A. 1, 2, 3 và 5.
B. 2, 3 và 5.
C. 3 và 4.
D. 2, 3 và 4.

Câu 11: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 12: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể?

Chỉ có 1 phân tử RNA.

Đơn vị cấu trúc cơ bản gồm 1 đoạn DNA chứa 146 cặp nucleotide quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histone.

Có khả năng đóng xoắn và tháo xoắn theo chu kì.

Có khả năng bị đột biến.

Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 13: Đoạn DNA quấn quanh các nucleosome và đoạn nối có khối lượng 12,162.105 đvC. Biết số nucleotide quấn quanh các nucleosome bằng 6,371 lần số nucleotide giữa các đoạn nối. Biết khoảng cách giữa các nucleosome là như nhau. Số phân tử protein histone và số nucleotide giữa 2 nucleosome kế tiếp nhau lần lượt là
A. 96 và 50.
B. 107 và 50.
C. 107 và 550.
D. 170 và 550.

Câu 14: Một tế bào xét 1 cặp NST tương đồng. Giả sử mỗi NST có tổng chiều dài các đoạn DNA quấn quanh khối cầu histone để tạo nên nucleosome là 14,892 micromet. Tổng số các phân tử protein histone trong các nucleosome của cặp NST tương đồng này là
A. 4800 phân tử.
B. 8400 phân tử.
C. 1020 phân tử.
D. 9600 phân tử.

Câu 15: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
C. Tế bào hợp tử.
D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.

Câu 16: Tính chất đặc trưng của NST là gì?
A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào.
B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ.
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định).
D. NST không có tính chất đặc trưng.

Câu 17: Câu nào sau đây không đúng?
A. Chromatid chính là NST đơn.
B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai chromatid đính nhau tại tâm động.
D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 18: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
B. Số lượng, hình thái NST.
C. Số lượng, cấu trúc NST.
D. Số lượng không đổi.

Câu 19: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là
A. Biến đổi hình dạng.
B. Tự nhân đôi.
C. Trao đổi chất.
D. Co, duỗi trong phân bào.

Câu 20: Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng
A. Đơn.
B. Kép.
C. Đơn bội.
D. Lưỡng bội.

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: