Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 4 – Bài 3: Hai đường thẳng song song là một trong những đề thi thuộc Chương 4 – Góc. Đường thẳng song song trong chương trình Toán lớp 7. Đây là chuyên đề quan trọng giúp học sinh nhận biết và vận dụng các định lí về hai đường thẳng song song, đặc biệt là mối quan hệ giữa các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
Để làm tốt đề thi lớp 7 này, học sinh cần nắm vững:
- Các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Định lí về hai đường thẳng song song.
- Mối quan hệ giữa các cặp góc: đồng vị, so le trong, so le ngoài và trong cùng phía.
- Cách vận dụng vào chứng minh hai đường thẳng song song hoặc chứng minh quan hệ giữa các góc.
Đây là nội dung thường xuất hiện trong các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, giúp học sinh củng cố tư duy hình học trực quan và rèn luyện khả năng suy luận logic.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài tập – Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 7 Chương 4 – Bài 3
Câu 1. Qua một điểm ở ngoài đường thẳng, ta kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó.
A. một đường thẳng;
B. hai đường thẳng;
C. không đường thẳng;
D. vô số đường thẳng.
Câu 2. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
A. hai góc đồng vị bằng nhau;
B. hai góc kề nhau bằng nhau;
C. hai góc bù nhau bằng nhau;
D. hai góc kề bù bằng nhau.
Câu 3. Cho hình vẽ dưới đây: \( \widehat{A_1} \) và \( \widehat{B_1} \) là hai góc:
A. so le trong;
B. kề bù;
C. đồng vị;
D. kề nhau.
Câu 4. Chọn phát biểu đúng.
A. \( \widehat{M_1} \) và \( \widehat{N_1} \) là hai góc so le trong;
B. \( \widehat{M_2} \) và \( \widehat{N_2} \) là hai góc so le ngoài;
C. \( \widehat{M_3} \) và \( \widehat{N_1} \) là hai góc đồng vị;
D. \( \widehat{M_4} \) và \( \widehat{N_4} \) là hai góc đồng vị.
Câu 5. Chọn một cặp góc đồng vị trong hình vẽ sau:
A. \( \widehat{B_2} \) và \( \widehat{B_3} \);
B. \( \widehat{A_3} \) và \( \widehat{B_3} \);
C. \( \widehat{A_2} \) và \( \widehat{B_4} \);
D. \( \widehat{A_4} \) và \( \widehat{A_2} \).
Câu 6. Nếu đường thẳng z cắt hai đường thẳng x, y và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
A. hai đường thẳng x, y song song với nhau;
B. hai đường thẳng x, y cắt nhau;
C. hai đường thẳng x, y trùng nhau;
D. hai đường thẳng x, y vuông góc với nhau.
Câu 7. Cho hình vẽ. Biết một cặp góc đồng vị \( \widehat{A_4} = \widehat{B_4} = 30^\circ \). Tính số đo của cặp góc đồng vị \( \widehat{A_3} \) và \( \widehat{B_3} \).
A. \( 130^\circ \);
B. \( 50^\circ \);
C. \( 60^\circ \);
D. \( 150^\circ \).
Câu 8. Biết một cặp góc so le trong \( \widehat{A_2} = \widehat{B_4} = 36^\circ \). Tính số đo của cặp góc so le trong còn lại:
A. \( 144^\circ \);
B. \( 136^\circ \);
C. \( 66^\circ \);
D. \( 64^\circ \).
Câu 9. Cho hình vẽ. Biết \( \widehat{K_1} = \widehat{H_3} = 42^\circ \). Tính \( \widehat{H_3} + \widehat{K_4} \).
A. \( 180^\circ \);
B. \( 138^\circ \);
C. \( 120^\circ \);
D. \( 148^\circ \).
Câu 10. Cho hình vẽ. Biết \( a \parallel b \), \( \widehat{H_3} = 42^\circ \). Tính số đo \( \widehat{K_3} \).
A. \( 138^\circ \);
B. \( 142^\circ \);
C. \( 42^\circ \);
D. \( 158^\circ \).
Câu 11. Chọn hình vẽ. Em hãy chọn câu trả lời đúng.
A. \( \widehat{DAC} \) và \( \widehat{AFE} \) là hai góc so le trong;
B. \( \widehat{AFE} \) và \( \widehat{BAC} \) là hai góc so le trong;
C. \( \widehat{AFE} \) và \( \widehat{ADC} \) là hai góc đồng vị;
D. \( \widehat{BAC} \) và \( \widehat{DAC} \) là hai góc đồng vị.
Câu 12. Cho hình vẽ. Biết \( a \parallel b \), \( \widehat{E_1} = 51^\circ \). Số đo \( \widehat{F_3} \) là:
A. \( 51^\circ \);
B. \( 129^\circ \);
C. \( 138^\circ \);
D. \( 48^\circ \).
Câu 13. Trong các câu sau có bao nhiêu câu đúng? Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: (I) Hai góc đồng vị bằng nhau, (II) Hai góc so le trong bằng nhau, (III) Hai góc bù nhau bằng nhau
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Câu 14. Cho hai điểm phân biệt M, N. Ta vẽ một đường thẳng a đi qua điểm M và một đường thẳng b đi qua điểm N sao cho \( a \parallel b \). Có thể vẽ được bao nhiêu cặp đường thẳng a, b thỏa mãn điều kiện trên.
A. Một cặp;
B. Hai cặp;
C. Không có cặp nào;
D. Vô số cặp.
Câu 15. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng x, vẽ hai đường thẳng qua A và song song với x thì:
A. Hai đường thẳng đó trùng nhau;
B. Hai đường thẳng cắt nhau tại A;
C. Hai đường thẳng song song;
D. Hai đường thẳng vuông góc.