Trắc nghiệm địa lí 7 – Bài 5: Thiên nhiên Châu Á

Làm bài thi

Trắc nghiệm Địa lí 7: Bài 5 – Thiên nhiên Châu Á là một trong những đề thi quan trọng nằm trong Chương 2 – Châu Á của chương trình Địa lí 7. Đây là bài học mở đầu cho phần tìm hiểu về châu Á – châu lục rộng lớn nhất thế giới với sự đa dạng và phức tạp về tự nhiên.

Trong phần trắc nghiệm Bài 5: Thiên nhiên Châu Á, học sinh cần nắm rõ các kiến thức trọng tâm như: vị trí địa lí và giới hạn của châu Á, các đặc điểm địa hình nổi bật (núi cao, đồng bằng rộng, sơn nguyên…), sự phân hoá khí hậu rõ rệt theo vĩ độ và địa hình, cùng với hệ thống sông ngòi lớn (sông Mê Kông, Trường Giang, Ấn, Hằng…). Bên cạnh đó, học sinh cũng cần hiểu về sự phân bố thực – động vật và các kiểu cảnh quan đặc trưng như rừng nhiệt đới, hoang mạc, thảo nguyên…

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức! 

Trắc nghiệm địa lí 7 – Bài 5: Thiên nhiên Châu Á

Câu 1. Châu Á có diện tích phần đất liền là bao nhiêu?
A. 44,5 triệu km²
B. 41,5 triệu km²
C. 40,5 triệu km²
D. 34,5 triệu km²

Câu 2. Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương
B. Bắc Băng Dương
C. Thái Bình Dương
D. Ấn Độ Dương

Câu 3. Châu Á tiếp giáp với 2 châu lục nào sau đây?
A. Châu Âu và châu Mĩ
B. Châu Mĩ và châu Đại Dương
C. Châu Âu và châu Phi
D. Châu Âu và châu Đại Dương

Câu 4. Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ 4.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á
A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 6. Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?
A. Tiếp giáp hai châu lục
B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn
C. Lãnh thổ cố dạng hình khối
D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo

Câu 7. Hướng địa hình chủ yếu của các dãy núi châu Á là
A. Đông-Tây hoặc gần Đông-Tây và Bắc – Nam hoặc dần Bắc Nam
B. Tây Bắc – Đông Nam và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam
C. Đông – Tây và vòng cung
D. Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam

Câu 8. Đâu không phải là hướng núi chủ yếu của châu Á?
A. Đông – Tây hoặc gần Đông – tây
B. Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam
C. Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam
D. Đông – Tây và Bắc – Nam

Câu 9. Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây ở châu Á?
A. phía đông
B. phía tây
C. Trung tâm
D. phía bắc

Câu 10. Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào?
A. Đông Nam Á
B. Tây Nam Á
C. Trung Á
D. Nam Á

Câu 11. Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á.
A. Hi-ma-lay-a
B. Côn Luân
C. Thiên Sơn
D. Cap-ca

Câu 12. Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á:
A. Đồng bằng Tây Xi-bia.
B. Đồng bằng Ấn – Hằng.
C. Đồng bằng Trung tâm.
D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 13. Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?
A. Sơn nguyên Đê-can
B. Sơn nguyên Trung Xi-bia
C. Sơn nguyên Tây Tạng
D. Sơn nguyên Iran

Câu 14. Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế-xã hội là:
A. Bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp
B. Gồm các khối núi cao và cao nguyên đồ sộ
C. Vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm
D. Chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi

Câu 15. Khu vực Trung Á tập trung nhiều hoang mạc, bán hoang mạc. Nguyên nhân chu yếu do đâu?
A. Vị trí nằm sâu trong nội địa kết hợp bức chắn địa hình
B. Ảnh hưởng của gió tín phong khô nóng
C. Có dòng biển lạnh chảy ven bờ
D. Sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: