Trắc nghiệm Sinh học 9: Bài 39 – Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA là một trong những nội dung quan trọng thuộc Chương 11: Di truyền học Mendel – Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền trong chương trình Sinh học 9.
Bài học này giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản về quá trình tái bản DNA – cơ chế nhân đôi vật chất di truyền để đảm bảo sự di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào, cũng như quá trình phiên mã tạo RNA, một bước quan trọng trong việc truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA để tổng hợp protein.
Các nội dung trọng tâm cần lưu ý gồm:
- Nguyên tắc tái bản DNA (bán bảo toàn, bổ sung).
- Các enzym tham gia vào quá trình tái bản.
- Quá trình phiên mã và các loại RNA (mRNA, tRNA, rRNA).
- Vai trò của enzyme RNA polymerase trong phiên mã.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu kỹ hơn về các câu hỏi trắc nghiệm của bài học này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ!
Trắc nghiệm Sinh học 9: Bài 39 – Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA
Câu 1: Nếu không xảy ra sai sót, kết thúc quá trình tái bản, từ 1 DNA thường tạo ra bao nhiêu DNA mới:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Kết quả của quá trình tái bản DNA là:
A. Phân tử DNA con được đổi mới so với DNA mẹ.
B. Phân tử DNA con giống hệt DNA mẹ.
C. Phân tử DNA con dài hơn DNA mẹ.
D. Phân tử DNA con ngắn hơn DNA mẹ.
Câu 3: Phiên mã là quá trình tổng hợp:
A. DNA.
B. RNA.
C. Protein.
D. tRNA.
Câu 4: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành:
A. Cùng chiều tháo xoắn của DNA.
B. Cùng chiều với mạch khuôn.
C. Theo chiều 3’ đến 5’.
D. Theo chiều 5’ đến 3’.
Câu 5: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành có đặc điểm:
A. Chỉ liên kết tạm thời với mạch gốc.
B. Một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia gián đoạn.
C. Theo chiều 3’ đến 5’.
D. Được nối lại với nhau nhờ enzyme nối hylase.
Câu 6: Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?
A. Các nucleotide tự do.
B. Enzyme ligase.
C. Amino acid.
D. DNA polymerase.
Câu 7: Trong quá trình tái bản DNA, quá trình nào sau đây không xảy ra?
A. A của môi trường liên kết với T mạch gốc.
B. T của môi trường liên kết với A mạch gốc.
C. U của môi trường liên kết với A mạch gốc.
D. G của môi trường liên kết với C mạch gốc.
Câu 8: Hình ảnh dưới đây minh họa cho quá trình nào?
A. Tái bản DNA.
B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
D. Tổng hợp protein.
Câu 9: Hình ảnh dưới đây minh họa cho quá trình nào?
A. Tái bản DNA.
B. Phiên mã.
C. Dịch mã.
D. Tổng hợp protein.
Câu 10: Trong tế bào động vật, quá trình tái bản của DNA xảy ra ở:
A. Lục lạp, nhân, trung thể.
B. Ti thể, nhân, lục lạp.
C. Nhân, trung thể.
D. Nhân, ti thể.
Câu 11: Một DNA tái bản 3 lần. Số DNA con được tạo ra là:
A. 2.
B. 3.
C. 8.
D. 16.
Câu 12: Một DNA sau khi tái bản k lần tạo ra được 64 DNA con. Tính k?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã của DNA?
A. Diễn ra trên DNA.
B. Mạch polynucleotide.
C. Sử dụng Uracine trong quá trình tổng hợp.
D. Có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
Câu 14: Một phân tử DNA “mẹ” tự tái bản k lần liên tiếp thì số DNA “con, cháu” có thể là:
A. k.
B. 2k.
C. 2k.
D. k2.
Câu 15: Một phân tử DNA sau k lần tái bản thì số chuỗi polynucleotide có nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường được tổng hợp là:
A. 2.(2k – 1).
B. 2. (2k – 1).
C. 2k – 1.
D. 2. 2k.
Câu 16: Đặc điểm chung của quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử DNA của nhiễm sắc thể.
B. Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. Đều có sự tham gia của DNA polymerase.
D. Đều diễn ra trên cả hai mạch của gene.
Câu 17: Hình bên mô tả cơ chế tái bản DNA, cách chú thích các vị trí a, b, c, d nào dưới đây là đúng?
A. a-3’; b-5’; c-3’; d-5’.
B. a-5’; b-5’; c-3’; d-3’.
C. a-3’; b-5’; c-5’; d-3’.
D. a-5’; b-3’; c-3’; d-5’.
Câu 18: Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau: ….ATGCATGGCCGC…. Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự:
A. …TACGTACCGGCG….
B. …ATGCATGGCCGC….
C. …UACGUACCGGCG.…
D. …ATGCGTACCGGCT.…
Câu 19: Có một số phân tử DNA thực hiện tái bản 5 lần. nếu môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tổng hợp 62 mạch polynucleotide mới thì số phân tử DNA đã tham gia quá trình tái bản nói trên là:
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử DNA tái bản một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử DNA ban đầu đã tái bản mấy lần?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 21: Một gene có G= 20% và 720 nucleotide loại T. Mạch đơn thứ nhất của gene có C= 276 nu và 21%A. Quá trình phiên mã của gene cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gene phiên mã mấy lần?
A. Mạch 2 : 2 lần.
B. Mạch 1 : 4 lần.
C. Mạch 1 : 3 lần.
D. Mạch 2 : 3 lần.
Câu 22: Giả sử một đoạn DNA có số lượng các loại nucleotide trên một mạch là A = 70; G = 100; C = 90; T = 80. Đoạn DNA này tái bản một lần, số nucleotit loại C mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là:
A. 100.
B. 180.
C. 90.
D. 190.
Câu 23: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotidede có (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G=80%; T+C=20%.
B. A+G=20%; T+C=80%.
C. A+G=25%; T+C=75%.
D. A+G= 75%; T+C=25%.
Câu 24: Trên một phân tử mRNA có hiệu số giữa các loại ribonucleotide như sau A-U= 450, C-U= 300. Trên mạch khuôn của nó có T-C=20% số nucleotide của mạch. Biết gene tổng hợp ra mRNA dài 6120Å. Số lượng nucleotide loại A của mạch mRNA là:
A. 540.
B. 240.
C. 690.
D. 330.
Câu 25: Giả sử một đoạn DNA ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nucleotide và số nucleotide loại A chiếm 15% tổng số nucleotide của đoạn đó. Trên mạch 1 của đoạn DNA có 150 số nucleotide loại T và có 450 số nucleotide G. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về gene D?
A. Trên mạch 1 có G/C=2/3.
B. Trên mạch 2 có số nucleotide T= 250.
C. Trên mạch 2 có T=2A.
D. Tổng số C nucleotide trên cả 2 mạch là 1000.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.