Trắc nghiệm Toán 11: Bài tập cuối chương VIII là một trong những đề thi thuộc chương VIII – Các quy tắc tính xác suất trong chương trình Toán 11, với mục tiêu tổng hợp và củng cố các kiến thức về xác suất.
Trong bài tập này, học sinh sẽ cần ôn lại tất cả các kiến thức đã học trong chương VIII, từ các công thức cộng xác suất, nhân xác suất cho hai biến cố độc lập, đến các khái niệm về biến cố hợp, biến cố giao. Đây là dịp để học sinh luyện tập và áp dụng các công thức vào các tình huống thực tế, giúp củng cố khả năng giải quyết các bài toán xác suất phức tạp. Các trọng tâm cần chú ý trong bài tập này bao gồm:
- Cách sử dụng các công thức cộng và nhân xác suất một cách chính xác.
- Vận dụng các kiến thức về biến cố hợp, biến cố giao và biến cố độc lập vào các bài toán tổng hợp.
- Phân biệt các loại bài toán xác suất và chọn lựa phương pháp giải quyết phù hợp.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Toán 11: Bài tập cuối chương VIII
Câu 1: Một hộp đựng 10 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 2 viên bi vàng, 1 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi tính xác suất biến cố “2 viên lấy ra có 1 đỏ, 1 vàng”
A. \(\dfrac{8}{55}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{8}{15}\)
D. \(\dfrac{8}{45}\)
Câu 2: Một hộp chứa 3 bi xanh và 2 b i đỏ. Lấy một bi lên xem rồi bỏ vào, rồi lấy một bi khác. Xác suất để lấy được cả 2 bi đỏ là:
A. \(\dfrac{4}{25}\)
B. \(\dfrac{1}{25}\)
C. \(\dfrac{2}{5}\)
D. \(\dfrac{1}{5}\)
Câu 3: Một hộp chứa 3 bi xanh, 2 bi đỏ, 4 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên 3 bi. Xác suất để đúng một bi đỏ là:
A. \(\dfrac{1}{3}\)
B. \(\dfrac{2}{5}\)
C. \(\dfrac{1}{2}\)
D. \(\dfrac{3}{5}\)
Câu 4: Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số từ 00 đến 99. Xác suất để có một con số có tận cùng là 0 là
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
Câu 5: Có hai hộp thẻ. Hộp thứ nhất chứa các thẻ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ hai chứa các thẻ được đánh số từ 6 đến 9. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hợp 1 thẻ. Hãy mô tả không gian mẫu, kí hiệu “ab” thể hiện hộp thứ nhất lấy thể đánh số a, hộp thứ hai lấy thẻ đánh số b.
A. \(\Omega = \{16, 27, 38, 49, 56\}\)
B. \(\Omega = \{19, 28, 37, 46, 57\}\)
C. \(\Omega = \{16, 17, 18, 19, 26, 27, 28, 29, 36, 37, 38, 39, 46, 47, 48, 49, 56, 57, 58, 59\}\)
D. \(\Omega = \{61, 62, 63, 64, 65, 71, 72, 73, 74, 75, 81, 82, 83, 84, 85, 91, 92, 92, 94, 95\}\)
Câu 6: Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Cho các biến cố: A: “Số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau” B: “ Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3” Tính \(|\Omega_A| + |\Omega_B|\)?
A. 18
B. 12
C. 16
D. 20
Câu 7: Một tổ có 7 nam và 3 nữ . Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn không có nữ
A. \(\dfrac{1}{15}\)
B. \(\dfrac{2}{15}\)
C. \(\dfrac{7}{15}\)
D. \(\dfrac{8}{15}\)
Câu 8: Một lớp có 20 học sinh nam và 18 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên một học sinh . Tính xác suất chọn được học sinh nữ
A. \(\dfrac{1}{38}\)
B. \(\dfrac{10}{19}\)
C. \(\dfrac{9}{19}\)
D. \(\dfrac{19}{9}\)
Câu 9: Chọn nẫu nhiên một số có hai chữ số từ các số 00 đến 99. Xác suất để có một con số lẻ và chia hết cho p
A. 0,12
B. 0,6
C. 0,06
D. 0,01
Câu 10: Ba cầu thủ sút phạt đền 11 m, mỗi người đá một lần với xác suất làm bàn tương ứng là x, y và 0,6 (với x > y). Biết xác suất để ít nhất một trong ba cầu thủ ghi bàn là 0,976 và xác suất để cả ba cầu thủ đều ghi bàn là 0,336. Tính xác suất để có đúng hai cầu thủ ghi bàn
A. 0,452
B. 0,435
C. 0,4525
D. 0,4245
Câu 11: Một bài trắc nghiệm có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án lựa chọn trong đó có 1 đáp án đúng. Giả sử mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm và mỗi câu trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Một học sinh không học bài nên đánh hú họa các câu trả lời. Tìm xác suất để học sinh này nhận điểm dưới 1
A. 0,7124
B. 0,7759
C. 0,7336
D. 0,783
Câu 12: Có hai chiếc hộp. Hộp thứ nhất chứa 1 bi xanh, 3 bi vàng. Hộp thứ hai chứa 2 bi xanh, 1 bi đỏ. Lấy từ mỗi hộp một viên bi. Xác suất để lấy được 2 bi xanh là
A. \(\dfrac{2}{3}\)
B. \(\dfrac{2}{7}\)
C. \(\dfrac{1}{6}\)
D. \(\dfrac{1}{12}\)
Câu 13: Có 3 chiếc hộp. Hộp A chứa 3 bi đỏ, 5 bi trắng. Hộp B chứa 2 bi đỏ, 2 bi vàng. Hộp C chứa 2 bi đỏ, 3 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên một hộp rồi lấy một bi từ hộp đó. Xác suất để lấy được 1 bi đỏ là
A. \(\dfrac{1}{8}\)
B. \(\dfrac{1}{6}\)
C. \(\dfrac{2}{15}\)
D. \(\dfrac{17}{40}\)
Câu 14: Sắp 3 quyển sách Toán và 3 quyển sách Vật lí lên một kệ dài. Xác suất để 2 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là
A. \(\dfrac{1}{5}\)
B. \(\dfrac{9}{10}\)
C. \(\dfrac{1}{20}\)
D. \(\dfrac{2}{5}\)
Câu 15: Một hộp có 5 bi đen, 4 bi trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 bi. Xác suất 2 bi chọn được cùng màu là
A. \(\dfrac{1}{4}\)
B. \(\dfrac{1}{9}\)
C. \(\dfrac{4}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
Câu 16: Có hai hộp thẻ. Hộp thứ nhất chứa các thẻ được đánh số từ 1 đến 5, hộp thứ hai chứa các thẻ được đánh số từ 6 đến 9. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hợp 1 thẻ. Xác định biến cố M:”tổng các số ở hai thẻ lấy ra là số nguyên tố”
A. \(M = \{16, 38, 49, 56\}\)
B. \(M = \{16, 29, 38, 47, 49, 56, 58\}\)
C. \(M = \{61, 74, 92, 94, 65\}\)
D. \(M = \{16, 38, 56\}\)
Câu 17: Một tổ có 7 nam và 3 nữ . Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có ít nhất một nữ
A. \(\dfrac{1}{15}\)
B. \(\dfrac{2}{15}\)
C. \(\dfrac{7}{15}\)
D. \(\dfrac{8}{15}\)
Câu 18: Một tổ có 7 nam và 3 nữ . Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn có đúng một nữ
A. \(\dfrac{1}{15}\)
B. \(\dfrac{2}{15}\)
C. \(\dfrac{7}{15}\)
D. \(\dfrac{8}{15}\)
Câu 19: Một hộp đựng 9 thẻ được đánh số từ 1 đến 9. Rút ngẫu nhiên hai thẻ và nhân hai số ghi trên thẻ với nhau. xác suất để tích hai số ghi trên thẻ là số lẻ là:
A. \(\dfrac{1}{9}\)
B. \(\dfrac{5}{18}\)
C. \(\dfrac{3}{18}\)
D. \(\dfrac{7}{18}\)
Câu 20: Cho 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100, chọn ngẫu nhiên 3 tấm thẻ . Xác suát để chọn được 3 tấm thẻ có tổng các số ghi trên thẻ là số chia hết cho 2 là
A. \(\dfrac{5}{6}\)
B. \(\dfrac{1}{2}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{3}{4}\)