Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 bám sát minh họa môn Địa Lí – Đề số 20 là tài liệu tiêu biểu thuộc Thi Chuyển Cấp, nằm trong nhóm Ôn tập thi thử THPT, được thiết kế nhằm giúp học sinh lớp 12 luyện đề theo đúng chuẩn cấu trúc thi thật. Đề thi này thuộc chuỗi Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, bám sát nội dung của Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025 theo định hướng GDPT mới.
Đề tập trung vào các mảng kiến thức quan trọng như địa lí tự nhiên, phân bố dân cư, cơ cấu ngành kinh tế, phát triển vùng kinh tế trọng điểm, và đặc biệt là hệ thống câu hỏi rèn luyện kỹ năng đọc Atlat Địa lí Việt Nam.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi bám sát minh họa môn Địa Lí THPT QG 2025 – Đề số 20
PHẦN I. THÍ SINH TRẢ LỜI TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1: Vị trí nước ta ở
A. phía bắc chí tuyến bán cầu Bắc.
B. phía tây bán đảo Đông Dương.
C. phía đông của Thái Bình Dương.
D. trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 2: Thiên tai nào sau đây ở nước ta không có nguồn gốc từ địa chất?
A. Động đất.
B. Sạt lở đất.
C. Sụt lún đất.
D. Ngập lụt.
Câu 3: Dân cư nông thôn của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ cao.
B. Chiếm tỉ lệ thấp.
C. Tỉ trọng đang tăng.
D. Số lượng nhỏ.
Câu 4: Đô thị nước ta hiện nay
A. có cơ sở hạ tầng rất hoàn thiện.
B. có khả năng thu hút vốn đầu tư.
C. có tỉ lệ thiếu việc làm rất cao.
D. tập trung đa số dân cư cả nước.
Câu 5: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên.
Câu 6: Công nghiệp nước ta phát triển mạnh ở khu vực
A. hải đảo.
B. sơn nguyên.
C. ven biển.
D. núi cao.
Câu 7: Các tuyến đường sắt nước ta chủ yếu bắt đầu từ
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Đà Nẵng.
D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 8: Vùng nào sau đây của nước ta không có trung tâm du lịch cấp quốc gia?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 9: Đồng bằng sông Hồng hiện nay dẫn đầu cả nước về
A. năng suất trồng lúa.
B. sản lượng thủy sản.
C. sản lượng than đá.
D. số lượng cảng biển.
Câu 10: Thế mạnh nổi bật của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. khai thác thủy hải sản.
B. trồng cây dược liệu.
C. trồng cây công nghiệp.
D. chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 11: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là
A. công nghiệp chế biến còn chậm phát triển.
B. thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.
C. giống cây trồng cho năng suất chưa cao.
D. mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 12: Hoạt động lâm nghiệp của Bắc Trung Bộ hiện nay
A. tập trung hoàn toàn vào khai thác gỗ.
B. đẩy mạnh khai thác lâm sản quý hiếm.
C. đã ứng dụng các công nghệ hiện đại.
D. chỉ chú trọng trồng mới rừng sản xuất.
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta là do tác động của
A. gió Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
B. gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương và front lạnh.
C. các khối khí hướng đông bắc và áp thấp nhiệt đới.
D. gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 14: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Năng suất sắn và năng suất khoai lang tăng tiền tục qua các năm.
B. Trong giai đoạn 2015 – 2023, năng suất khoai lang tăng 14,7 tạ/ha.
C. Năm 2023, năng suất sắn cao gấp 1,71 lần so với năng suất khoai lang.
D. Giai đoạn 2015 – 2023, trung bình mỗi năm năng suất sắn tăng 2,1 tạ/ha.
Câu 15: Hoạt động thương mại điện tử của nước ta hiện nay ngày càng phát triển mạnh chủ yếu do
A. sản phẩm hàng hóa đa dạng với chất lượng cao.
B. sản xuất phát triển và nhiều lao động phổ thông.
C. nền sản xuất và công nghệ ngày càng phát triển.
D. quan hệ tốt với nhiều nước, giao thông thuận lợi.
Câu 16: Mục đích chủ yếu của việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là
A. thay đổi cơ cấu kinh tế, ứng phó xâm nhập mặn.
B. thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đáp ứng thị trường.
C. đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đa dạng sản xuất.
D. phục vụ xuất khẩu, phát huy thế mạnh tự nhiên.
Câu 17: Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế ở nước ta chủ yếu là do
A. bức xạ Mặt Trời lớn, địa hình nhiều dãy núi cao.
B. khí hậu phân hóa theo mùa, tổng lượng mưa lớn.
C. các luồng di cư từ phương Bắc, nền nhiệt độ cao.
D. vị trí nội chí tuyến, địa hình thấp chiếm ưu thế.
Câu 18: Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. nâng cấp các cơ sở lưu trú, khai thác mới tài nguyên.
B. hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đa dạng loại hình sản phẩm.
C. nâng cao trình độ người lao động, tích cực quảng bá.
D. thu hút dân cư tham gia, phát triển du lịch cộng đồng.
PHẦN II. THÍ SINH TRẢ LỜI TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Cho thông tin sau:
Nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng. Bên cạnh các loài sinh vật có nguồn gốc nhiệt đới, ở nước ta còn có sự xuất hiện của các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới như thiết sam, lãnh sam, đỗ quyên, sa mu, pơ mu, các loại thú có lông dày,…
a) Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là rừng cận nhiệt đới lá rộng thường xanh.
b) Các loài thú có lông dày xuất hiện ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, vị trí địa lí và đặc điểm địa hình.
c) Thảm thực vật rừng nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
d) Nước ta có tài nguyên sinh vật phong phú chủ yếu là do vị trí nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật, địa hình, đất đai và khí hậu có sự phân hóa đa dạng.
Câu 2: Cho thông tin sau:
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng. Hiện nay nước ta đang chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng xanh, bền vững, chú trọng phát triển các ngành có trình độ cao.
a) Công nghiệp khai khoáng là nhóm ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay.
b) Một trong những vấn đề quan trọng để phát triển công nghiệp bền vững ở nước ta là chú ý đến việc bảo vệ môi trường.
c) Thuận lợi chủ yếu để đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là lao động đông, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư.
d) Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta là thích ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường, khai thác tốt các thế mạnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 3: Cho thông tin sau:
Vùng Đông Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển mạnh với cơ cấu ngành đa dạng. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng này là khai thác dầu khí, sản xuất điện, điện tử, thực phẩm, dệt may, giày dép và hóa chất,…
a) Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay.
b) Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp điện tử, tin học ở Đông Nam Bộ là nguồn lao động có trình độ cao, nguồn vốn đầu tư lớn, khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu thị trường mở rộng.
c) Giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ là thu hút vốn đầu tư, đảm bảo cơ sở năng lượng, ứng dụng nhiều khoa học công nghệ hiện đại.
d) Mục đích chủ yếu của việc phát triển các ngành công nghiệp xanh ở Đông Nam Bộ là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tạo nhiều việc làm, phân bổ lại dân cư và lao động.
Câu 4: Cho biểu đồ sau:
a) Thái Lan luôn xuất siêu trong giai đoạn 2018 – 2022.
b) Trong giai đoạn 2018 – 2022, tỉ trọng xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm.
c) Trong giai đoạn 2018 – 2022, tỉ trọng nhập khẩu của Thái Lan tăng 4,6%.
d) Trong giai đoạn 2018 – 2022, sự chênh lệch về tỉ trọng xuất khẩu và tỉ trọng nhập khẩu của Thái Lan lớn nhất vào năm 2019.
PHẦN III. THÍ SINH TRẢ LỜI TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 6
Câu 1: Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy tính tổng lượng mưa các tháng hạn ở Bãi Cháy vào năm 2023. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm)
Câu 2: Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết số tháng có số giờ nắng cao hơn số giờ nắng trung bình các tháng trong năm của Tuyên Quang lớn hơn so với số tháng có số giờ nắng cao hơn số giờ nắng trung bình các tháng trong năm của Lai Châu là bao nhiêu tháng?
Câu 3:
Năm 2019, tuổi thọ trung bình ở nam giới của nước ta là 71,0 tuổi, đến năm 2023 tuổi thọ trung bình ở nam giới ta là 72,1 tuổi.
Hãy cho biết, trong giai đoạn 2019 – 2023, tuổi thọ trung bình của nam giới ở nước ta tăng bao nhiêu tuổi? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của đơn vị tuổi)
Câu 4: Năm 2023, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta là 5502,4 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản biển là 436,4 nghìn tấn. Hãy tính sản lượng nuôi trồng thủy sản nội địa của nước ta năm 2023. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của nghìn tấn)
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong giai đoạn 2020 – 2023, tỉ lệ xuất nhập khẩu của nước ta tăng bao nhiêu %? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất của đơn vị %)
Câu 6:
Năm 2023, ở nước ta có 24938 trang trại, trong đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 2448 trang trại, vùng Tây Nguyên có 2760 trang trại.
Hãy cho biết trong cơ cấu số lượng trang trại của nước ta năm 2023, tỉ trọng trang trại ở vùng Tây Nguyên nhiều hơn bao nhiêu % so với tỉ trọng trang trại vùng Trung du và miền núi phía Bắc? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %)
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí