Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí bám sát đề sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Làm bài thi

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí bám sát đề sở GD&ĐT Vĩnh Phúc là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi Chuyển Cấp, hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn luyện hiệu quả, nắm vững kiến thức cốt lõi và rèn luyện kỹ năng làm bài trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đồng thời, đây là tài liệu thực hành chất lượng thuộc nhóm Ôn tập thi thử THPT, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề và mức độ tương đương đề thi chính thức. Đề thi nằm trong hệ thống Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, được biên soạn bám sát theo Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025, đúng theo chương trình GDPT 2018.

Đề thi bao quát toàn bộ nội dung trọng tâm của chương trình Địa lí lớp 12 như: địa lí tự nhiên, dân cư – xã hội, các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, kết hợp với các chuyên đề then chốt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế theo vùng, cùng với hệ thống câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – phần không thể thiếu trong mọi đề thi chuẩn hóa.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề thi thử THPTQG Địa Lí bám sát đề sở GD&DT Vĩnh Phúc năm 2025

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phía Đông tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
B. Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta.
C. Vùng trọng điểm về sản xuất lương thực.
D. Phát triển khai thác tài nguyên sinh vật biển.

Câu 2: Nguồn lao động ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chất lượng nguồn lao động đang tăng dần lên.
B. Có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Có khả năng tiếp thu các công nghệ hiện đại.
D. Hầu hết lao động có trình độ chuyên môn cao.

Câu 3: Tham quan sinh thái gắn với văn hoá sông nước miệt vườn là sản phẩm đặc trưng của vùng du lịch nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.

Câu 4: Tỉnh nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng giáp biển?
A. Hà Nam.
B. Hưng Yên.
C. Vĩnh Phúc.
D. Thái Bình.

Câu 5: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là
A. dệt may.
B. thủy sản.
C. nông sản.
D. máy móc.

Câu 6: Vùng nào sau đây của nước ta có mật độ dân số thấp nhất?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Tây Nguyên.

Câu 7: Nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ có sự thay đổi theo hướng
A. ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất tập trung.
B. chú trọng các mô hình chăn nuôi hướng tự nhiên.
C. tăng diện tích trồng cây lương thực, cây hoa màu.
D. tập trung đẩy mạnh khai thác thủy sản ở ven bờ.

Câu 8: Vị trí của nước ta nằm ở
A. vùng nội chí tuyến.
B. bán cầu Nam.
C. vùng ngoại chí tuyến.
D. bán cầu Tây.

Câu 9: Ở miền núi nước ta, lũ quét thường kèm theo
A. hạn hán, nạn cát bay.
B. lũ bùn đá, sạt lở đất.
C. ngập lụt, xâm nhập mặn.
D. sương muối, sương giá.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng với nội thương ở nước ta hiện nay?
A. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Tập trung chủ yếu ở các vùng đồi núi.
C. Phát triển đồng đều giữa các khu vực.
D. Các mặt hàng rất phong phú, đa dạng.

Câu 11: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều bắc – nam của nước ta có ảnh hưởng nào sau đây đến phát triển kinh tế?
A. Tạo khác biệt về phân bố dân cư giữa các vùng.
B. Tạo nên sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên.
C. Đẩy mạnh sản xuất với quy mô lớn ở các vùng.
D. Hình thành hướng chuyên môn hóa sản xuất.

Câu 12: Cây nào sau đây của nước ta thuộc nhóm cây công nghiệp lâu năm?
A. Mía.
B. Cao su.
C. Bông.
D. Lạc.

Câu 13: Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng trang trại trồng trọt giảm liên tục.
B. Tỉ trọng trang trại chăn nuôi giảm liên tục.
C. Tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản tăng liên tục.
D. Tỉ trọng trang trại khác giảm liên tục.

Câu 14: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nuôi trồng thủy sản của Bắc Trung Bộ là
A. mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. tạo nông sản xuất khẩu, phát huy thế mạnh và đa dạng hoá sản xuất.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên, phân bố lại dân cư, lao động trong vùng.
D. nâng cao trình độ lao động, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Câu 15: Sản phẩm nào sau đây thuộc ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm?
A. Quần áo.
B. Sữa tươi.
C. Giày, dép.
D. Máy vi tính.

Câu 16: Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh kinh tế nào sau đây?
A. Chăn nuôi gia súc lớn.
B. Du lịch biển, đảo.
C. Trồng cây công nghiệp.
D. Phát triển thủy điện.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây đúng về vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Lao động có trình độ chuyên môn cao.
B. Giao thông hàng không phát triển chậm.
C. Hoạt động công nghiệp hình thành muộn.
D. Tiềm năng về dầu khí lớn nhất nước ta.

Câu 18: Đất feralit của nước ta có tầng đất dày chủ yếu là do
A. quá trình phong hoá diễn ra mạnh.
B. mưa nhiều tích tụ các chất bazơ dễ tan.
C. quá trình tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm.
D. đất dễ thấm nước và thoát nước kém.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1: Cho thông tin sau:
Đồng bằng sông Hồng có ngành thương mại phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2023 chiếm 25,3% so với cả nước. Trị giá xuất khẩu tăng nhanh và chiếm tỉ trọng cao trong cả nước. Thương mại phát triển rộng khắp với hàng hoá phong phú và hình thức buôn bán đa dạng và hiện đại.
a) Đồng bằng sông Hồng có trị giá xuất khẩu cao chủ yếu do kinh tế phát triển và đa dạng hóa thị trường.
b) Mức sống của người dân vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng được nâng cao.
c) Ngành thương mại của Đồng bằng sông Hồng phát triển chậm hơn các vùng khác.
d) Đồng bằng sông Hồng không có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại.

Câu 2: Cho thông tin sau:
Các dịch vụ viễn thông nước ta đang phát triển theo hướng chuyển đổi số và liên quan chặt chẽ đến các hoạt động dịch vụ khác. Mạng lưới viễn thông được mở rộng và phát triển nhanh. Các dịch vụ viễn thông bao gồm: dịch vụ điện thoại, internet, dịch vụ mạng và các dịch vụ khai thác công nghệ. Số thuê bao điện thoại khá ổn định và số thuê bao internet tăng nhanh. Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng internet nhanh trên thế giới.
a) Viễn thông chỉ mở rộng và phát triển ở các đồng bằng châu thổ.
b) Nước ta có tốc độ phát triển và ứng dụng internet chậm nhất thế giới.
c) Các dịch vụ viễn thông nước ta đa dạng gắn với chuyển đổi số.
d) Viễn thông nước ta phát triển nhanh chủ yếu do chú trọng đầu tư, nhu cầu tăng cao và ứng dụng khoa học – công nghệ.

Câu 3: Cho thông tin sau:
Năm 2023, sản lượng lương thực có hạt đạt 47,9 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với năm trước, trong đó sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn tăng 795 nghìn tấn. Lúa đông xuân sản lượng đạt 20,2 triệu tấn; lúa hè thu sản lượng đạt 11 triệu tấn; lúa thu đông sản lượng đạt 4 triệu tấn; lúa mùa sản lượng ước đạt 8,23 triệu tấn.
Sản lượng lương thực nói chung và sản lượng lúa nói riêng tăng so với năm trước đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu. Sản xuất lúa được thực hiện từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững như đưa vào sản xuất các giống lúa chịu mặn cho vùng ven biển; ứng dụng quy trình sản xuất “1 phải 5 giảm” nhằm tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và tăng thu nhập cho nông dân.
a) Lúa là cây trồng chính trong sản xuất lương thực.
b) Sản lượng lúa thu đông chiếm tỉ trọng cao nhất.
c) Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phân hóa mùa vụ của nền nông nghiệp nước ta là khí hậu.
d) Năng suất và sản lượng lúa tăng do nước ta đẩy mạnh thâm canh và chuyên môn hóa.

Câu 4: Cho biểu đồ:
a) Dân số tỉnh Vĩnh Phúc lớn hơn dân số tỉnh Bắc Ninh.
b) Dân số tỉnh Bắc Ninh nhỏ hơn dân số tỉnh Hải Dương.
c) Dân số tỉnh Hải Dương gấp ba lần dân số tỉnh Vĩnh Phúc.
d) Dân số tỉnh Quảng Ninh gấp hơn hai lần dân số tỉnh Bắc Ninh.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1: Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính nhiệt độ trung bình năm của Lai Châu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).

Câu 2: Cho bảng số liệu:

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2023, NXB Thống kê Việt Nam, 2024)

Căn cứ vào bảng số liệu trên, tính tổng lượng mưa của Huế năm 2022 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của mm).

Câu 3: Năm 2021, dân số nam của Việt Nam là 49 092 700 người còn dân số nữ của nước ta là 49 411 700 người. Hãy cho biết tỉ lệ giới tính nam của nước ta năm 2021 là bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân).

Câu 4: Biết năm 2021, tổng diện tích rừng của Bắc Trung Bộ là 3 131,1 nghìn ha, diện tích rừng trồng là 929,6 nghìn ha. Hãy cho biết diện tích rừng tự nhiên ở Bắc Trung Bộ năm 2021 là bao nhiêu nghìn ha? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của nghìn ha).

Câu 5: Biết trị giá xuất khẩu của nước ta năm 2021 là 336.1 tỉ USD, trị giá nhập khẩu là 332,9 tỉ USD. Hãy cho biết cán cân xuất nhập khẩu năm 2021 của nước ta là bao nhiêu tỉ USD? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tỉ USD).

Câu 6: Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết sản lượng gỗ khai thác tăng thêm năm 2023 so với năm 2010 của cả nước gấp bao nhiêu lần của vùng Đồng bằng sông Hồng (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: