Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa lí sở GD&ĐT Đắk Lắk là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi Chuyển Cấp, hỗ trợ học sinh lớp 12 ôn luyện bài bản theo định dạng đề thi chính thức, sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Đồng thời, đây là tài liệu luyện tập chất lượng trong nhóm Ôn tập thi thử THPT, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề chuẩn, độ phân hóa hợp lý và các dạng câu hỏi trọng tâm. Đề thi nằm trong hệ thống Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, được biên soạn bám sát theo Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025, đúng theo chương trình GDPT 2018.
Nội dung đề thi bao phủ toàn bộ chương trình Địa lí lớp 12, tập trung vào các chuyên đề trọng tâm như: địa lí tự nhiên, dân cư – xã hội, các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, kết hợp với các nội dung then chốt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác thế mạnh theo vùng, và hệ thống câu hỏi luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – phần không thể thiếu trong mọi đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay hôm nay!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi thử đại học môn Địa lí 2025 sở GD&ĐT Đắk Lắk
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thì sinh trả lời tới câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thì sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Vị trí địa lí của Việt Nam, nằm trong vùng nội chí tuyến và tiếp giáp Biển Đông, có ảnh hưởng quyết định đến
A. sự hình thành các đồng bằng châu thổ lớn.
B. sự phân hóa khí hậu theo độ cao rõ rệt.
C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và sự đa dạng sinh học.
D. sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch biển.
Câu 2: Sự tác động của gió mùa Tây Nam và đặc điểm địa hình ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến hiện tượng nào vào mùa mưa?
A. Ngập úng cục bộ ở các vùng trũng thấp.
B. Xâm nhập mặn sâu vào nội đồng do triều cường.
C. Lũ lụt thường xuyên và kéo dài trên diện rộng.
D. Thiếu nước ngọt nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 3: Giải pháp tổng hợp và bền vững nhất để bảo vệ và cải tạo đất ở các đồng bằng châu thổ nước ta là
A. tăng cường bón phân hóa học để nâng cao độ phì.
B. xây dựng hệ thống đê bao kiên cố chống lũ và triều cường.
C. quy hoạch sử dụng đất hợp lí, kết hợp thủy lợi và canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
D. chuyển đổi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản có giá trị cao.
Câu 4: Sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và sự gia tăng bức xạ mặt trời từ Bắc vào Nam là nguyên nhân chính dẫn đến
A. sự phân hóa mùa mưa rõ rệt giữa hai miền, với miền Nam có mùa khô sâu sắc hơn.
B. sự khác biệt về nền nhiệt độ trung bình năm và đặc điểm mùa đông giữa các vùng lãnh thổ.
C. sự hình thành các vùng khí hậu khô hạn cục bộ đặc trưng ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. sự gia tăng tổng lượng mưa hàng năm ở các vùng núi cao chắn gió.
Câu 5: Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam, kết quả của mức sinh giảm và tuổi thọ tăng, đang tạo ra áp lực lớn nhất đối với
A. thị trường lao động và năng suất lao động trong các ngành kinh tế.
B. hệ thống giáo dục phổ thông và đào tạo nghề.
C. hệ thống an sinh xã hội và dịch vụ y tế chăm sóc người cao tuổi.
D. tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Câu 6: Để giải quyết hiệu quả tình trạng dư thừa lao động và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, giải pháp mang tính chiến lược là
A. đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao.
B. phát triển các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn ở vùng ven đô.
C. đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp và dịch vụ.
D. tăng cường đầu tư vào các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, ít sử dụng lao động.
Câu 7: Nguồn gốc nhiệt đới của hầu hết các cây công nghiệp chủ lực ở nước ta quy định đặc điểm nào sau đây về phân bố và phát triển của chúng?
A. Chỉ có thể trồng được ở các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.
B. Yêu cầu kỹ thuật canh tác đơn giản, không cần đầu tư nhiều.
C. Phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, đất đai phù hợp như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Có khả năng chịu hạn tốt và thích nghi với nhiều loại đất khác nhau.
Câu 8: Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay chủ yếu phản ánh
A. sự phân bố không đồng đều của các nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước.
B. quá trình đô thị hóa tự phát và sự di dân từ nông thôn ra thành thị.
C. chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. nhu cầu bức thiết giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn dôi dư.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây phản ánh chưa đầy đủ hoặc không hoàn toàn chính xác về vai trò và đặc điểm của vận tải biển nước ta hiện nay?
A. Đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, kết nối Việt Nam với thị trường thế giới.
B. Hệ thống cảng biển đang được đầu tư nâng cấp, tuy nhiên năng lực tiếp nhận tàu lớn còn hạn chế ở một số nơi.
C. Chi phí vận chuyển đơn vị hàng hóa trên các tuyến đường dài thường thấp hơn so với các loại hình vận tải khác.
D. Mạng lưới cảng biển đã được quy hoạch và phát triển đồng bộ, hiện đại hóa toàn diện trên tất cả các tuyến bờ biển.
Câu 10: Việc phát triển các công trình thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại ý nghĩa tổng hợp quan trọng nhất là
A. cung cấp nguồn điện chủ lực cho xuất khẩu sang các nước láng giềng.
B. giải quyết triệt để vấn đề việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.
C. khai thác hiệu quả tài nguyên nước, cung cấp năng lượng, điều tiết lũ cho hạ du và phát triển kinh tế đa ngành.
D. bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm.
Câu 11: Nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng, so với các vùng khác, có thế mạnh nổi bật nhất về
A. số lượng đông đảo và chi phí lao động thấp nhất cả nước.
B. kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thâm canh truyền thống lâu đời.
C. mặt bằng dân trí và trình độ chuyên môn kĩ thuật tương đối cao, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tốt.
D. khả năng thích ứng nhanh với các công việc trong lĩnh vực công nghiệp nặng và khai khoáng.
Câu 12: Việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp khó khăn chủ yếu do
A. thiếu thị trường tiêu thụ ổn định và giá cả sản phẩm thấp.
B. dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
C. cơ sở thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên còn hạn chế và điều kiện tự nhiên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
D. thiếu vốn đầu tư phát triển trang trại quy mô lớn và công nghệ chăn nuôi hiện đại.
Câu 13: Vấn đề sử dụng đất ở Duyên hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn lớn nhất do
A. đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện rộng, khó cải tạo.
B. diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai chủ yếu là đất cát nghèo dinh dưỡng, dễ bị bạc màu.
C. tình trạng sa mạc hóa và hoang mạc hóa diễn ra ngày càng nghiêm trọng, khó kiểm soát.
D. khí hậu khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới trầm trọng, đất thường nghèo dinh dưỡng và dễ bị suy thoái.
Câu 14: Sự phát triển của các công trình thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc
A. cung cấp nguồn điện chủ yếu cho các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
B. điều tiết lũ hiệu quả cho các vùng hạ lưu sông ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. thu hút một lượng lớn lao động phổ thông và thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong vùng.
D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng công nghiệp hóa, cải thiện đời sống dân cư tại chỗ và cung cấp nước tưới.
Câu 15: Ngành công nghiệp dầu khí vẫn giữ vai trò mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ chủ yếu do
A. trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước và chất lượng dầu tốt, dễ khai thác.
B. công nghệ khai thác và chế biến dầu khí hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
C. đóng góp lớn vào GDP của vùng và cả nước, kim ngạch xuất khẩu cao và nguồn thu ngân sách quan trọng.
D. tạo ra nhiều việc làm có thu nhập cao hơn hẳn so với các ngành công nghiệp khác trong vùng.
Câu 16: Việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa then chốt trong việc
A. đa dạng hóa các loại hình sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn quả đặc sản.
B. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
C. mở rộng diện tích canh tác lúa và các cây trồng khác, nâng cao năng suất và sản lượng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực.
D. giải quyết căn bản vấn đề việc làm cho người dân, hạn chế tình trạng di dân tự do.
Câu 17: Các khu công nghiệp và khu chế xuất ở nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm là do các vùng này có lợi thế nổi bật nào sau đây?
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, khí hậu ôn hòa, ít thiên tai.
B. Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất cao, đồng đều giữa các ngành.
C. Diện tích đất đai chưa sử dụng còn rất lớn, giá thuê đất và chi phí nhân công rẻ.
D. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tương đối phát triển đồng bộ, vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu kinh tế.
Câu 18: Hệ thống thủy lợi ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là
A. cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.
B. ngăn chặn hiệu quả tình trạng sạt lở đất và lũ quét ở các vùng đồi núi dốc.
C. đảm bảo chủ động nguồn nước tưới tiêu trong mùa khô, tiêu úng trong mùa mưa, góp phần thâm canh tăng vụ.
D. tạo nguồn năng lượng điện dồi dào, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
“Nhìn trên bản đồ sông ngòi, ta thấy ngay một mạng lưới dày đặc, cắt xẻ địa hình đồi núi trùng điệp và chảy ra Biển Đông. Tất cả có đến 2 360 con sông dài từ 10 km trở lên nhưng sông dài trên 100 km chỉ hơn 2 %. Hai nhân tố chính chi phối mạng lưới sông ngòi ở nước ta là lượng mưa và cấu trúc địa hình.”
(Theo: Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2012, tr.159)
a) Mật độ sông ngòi trên lãnh thổ nước ta rất thưa thớt.
b) Chế độ mưa thất thường nhưng chế độ dòng chảy khá ổn định.
c) Chế độ nước sông phân mùa lũ – cạn theo sát nhịp điệu mùa mưa – khô.
d) Sông ngòi ở nước ta chủ yếu là sông ngòi nhỏ và ngắn, nguồn nước cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa ở các vùng của nước ta, năm 2021
Vùng | Diện tích (nghìn ha) | Sản lượng (nghìn tấn) |
Đồng bằng sông Hồng | 970,3 | 6020,4 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 662,2 | 3426,5 |
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ | 1198,7 | 7200,2 |
Tây Nguyên | 250,2 | 1466,3 |
Đông Nam Bộ | 258,9 | 1411,8 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 3898,6 | 24327,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn) |
a) Đông Nam Bộ là vùng có diện trồng lúa thấp hơn Tây Nguyên.
b) Sản lượng lúa phân theo vùng năm 2021 ở nước ta có sự khác nhau.
c) Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
d) Biểu đồ kết hợp là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể bảng số liệu trên.
Câu 3. Đọc đoạn thông tin:
“Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và cả năm 2023 do Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12 nhận định: “… hoạt động du lịch năm 2023 diễn ra sôi động”. Tính chung cả năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách. Tuy vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá, số lượng này mới chỉ bằng 70 % năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch COVID-19.”
(Nguồn: Báo Nhân dân, ngày 29/12/2023)
a) Ngành du lịch Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
b) Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng bằng 70 % so với năm 2019.
c) Giai đoạn 2020 – 2021, du lịch phát triển chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
d) Hoạt động du lịch biển phát triển đều nhau ở tất cả các vùng trong cả nước.
Câu 4. Cho thông tin sau:
Năm 2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2021, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 95,4 tỷ USD, tăng 6,8%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 275,9 tỷ USD, tăng 11,8%, chiếm 74,3%.
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023).
a) Khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
b) Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu nước ta năm 2022 giảm so với năm 2021.
c) Sản phẩm hàng ngày càng đa dạng, chất lượng hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
d) Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất do quá trình hội nhập và thu hút đầu tư.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ các tháng tại Nha Trang năm 2023 (Đơn vị: °C)
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Nhiệt độ | 24,4 | 25,2 | 25,6 | 28,6 | 29,3 | 29,5 | 29,2 | 29,8 | 29,0 | 28,0 | 27,0 | 26,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2023) |
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của Nha Trang năm 2023 là bao nhiêu °C? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Câu 2. Cho số liệu năm 2021 của nước ta về diện tích rừng là 148 nghìn km² và diện tích tự nhiên là 331 nghìn km². Hãy cho biết độ che phủ rừng của nước ta năm 2021 là bao nhiêu %? (kết quả làm tròn đến số thập phân thứ nhất)
Câu 3. Năm 2021, dân số thành thị của nước ta là 36,6 triệu người và dân số nông thôn là 61,9 triệu người. Vậy tỉ lệ dân nông thôn của nước ta năm 2021 là bao nhiêu phần trăm? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân của %).
Câu 4. Cho bảng số liệu:
Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của nước ta, giai đoạn 2010-2022 (Đơn vị: ‰)
Năm | 2010 | 2015 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 |
Tỉ lệ sinh | 17,1 | 16,2 | 16,3 | 16,3 | 15,7 | 15,2 |
Tỉ lệ tử | 6,8 | 6,8 | 6,3 | 6,06 | 6,4 | 6,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) |
Cho biết tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta năm 2022 giảm đi bao nhiêu % so với năm 2010? (làm tròn kết quả đến 2 chữ số thập phân của %).
Câu 5. Cho bảng số liệu:
Trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta, giai đoạn 2005 – 2021 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm | 2010 | 2015 | 2021 |
Xuất khẩu | 72,2 | 162,0 | 336,1 |
Nhập khẩu | 84,8 | 165,7 | 332,9 |
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2006, 2011, 2016 và 2022) |
Cho biết tỉ trọng nhập khẩu hàng hóa nước ta trong giai đoạn 2010 – 2021 thấp nhất vào năm nào?
Câu 6. Sản lượng điện nước ta tăng liên tục do nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng. Sản lượng điện từ 157 949 triệu kWh năm 2015 lên 258 790,9 triệu kWh năm 2022. Hãy tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện của nước ta năm 2022 so với năm 2015 (lấy năm 2015 = 100%). (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của phần trăm).
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí