Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí sở Lào Cai trường PTDTNT THCS&THPT Văn Bàn là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi Chuyển Cấp, được thiết kế dành cho học sinh lớp 12 đang trong quá trình ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đây là tài liệu chất lượng trong nhóm Ôn tập thi thử THPT, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài, tiếp cận các dạng câu hỏi trắc nghiệm theo cấu trúc chuẩn. Đề thi này nằm trong chuỗi Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, được biên soạn bám sát Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025, đúng theo định hướng chương trình GDPT 2018.
Nội dung đề thi bao quát toàn bộ chương trình Địa lí lớp 12 với các phần trọng tâm như: địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, cùng với các chuyên đề then chốt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo vùng, khai thác thế mạnh lãnh thổ, và đặc biệt là phần luyện tập kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – công cụ thiết yếu trong mọi đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay hôm nay!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: 100% trắc nghiệm
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI



PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thì sinh trả lời tới câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thì sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Đại bộ phận lãnh thổ của nước ta nằm trong múi giờ số 7 là do
A. nước ta trải dài nhiều vĩ độ và địa hình phân hóa.
B. lãnh thổ của nước ta trải dài theo chiều Bắc-Nam.
C. nằm trong vùng nội chí tuyến thuộc bán cầu Bắc.
D. kinh tuyến 105°Đ chạy qua lãnh thổ của nước ta.
Câu 2: Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng tự nhiên ở nước ta là
A. khai thác, sử dụng hợp lí; phòng chống cháy rừng.
B. ngăn chặn nạn phá rừng, thực hiện đóng cửa rừng.
C. đẩy mạnh khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng rừng mới.
D. giao đất, giao rừng cho dân; khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Câu 3: Tác động tích cực của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là
A. thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
B. làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động.
C. tăng nhanh cả về số lượng và quy mô đô thị.
D. tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nhân dân.
Câu 4: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta đang có sự biến đổi nhanh chóng chủ yếu do
A. phát triển giáo dục và nâng cao mức sống.
B. quy mô dân số tăng nhanh, lao động đông.
C. thực hiện chính sách dân số, tăng tuổi thọ.
D. dân số trẻ, nguồn lao động tăng rất nhanh.
Câu 5: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. thiếu lao động trình độ chuyên môn cao.
B. thiếu nước tưới trong hoạt động sản xuất.
C. thời tiết diễn biến ngày càng thất thường.
D. thị trường tiêu thụ còn nhiều biến động.
Câu 6: Nguồn năng lượng biển có tiềm năng cao ở nước ta là
A. thủy triều.
B. mặt trời.
C. địa nhiệt.
D. sinh khối.
Câu 7: Ngành giao thông vận tải nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Đời sống của nhân dân đang dần được ổn định.
B. Kinh tế – xã hội đang phát triển theo chiều rộng.
C. Sự mở cửa, hội nhập và phát triển kinh tế thị trường.
D. Nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng sâu, vùng xa.
Câu 8: Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam do các nhân tố chủ yếu nào sau đây?
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên du lịch hấp dẫn, lao động dồi dào.
B. Nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, nhu cầu thị trường lớn.
C. Có di sản thế giới, chính sách ưu tiên, xu hướng mở cửa hội nhập.
D. Chính sách ưu tiên, tài nguyên du lịch, xu hướng phát triển kinh tế.
Câu 9: Khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp để trồng cây thuốc quý ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. vùng núi giáp biên giới.
B. vùng đồi trung du.
C. các cao nguyên đá vôi.
D. các đồng bằng giữa núi.
Câu 10: Dệt, may và giày, dép trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh
A. tài nguyên và thị trường.
B. thị trường và lao động.
C. truyền thống sản xuất và lao động.
D. đầu tư nước ngoài và thị trường.
Câu 11: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho dịch vụ hàng hải ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nhanh trong thời gian gần đây?
A. Gần đường hàng hải quốc tế, kinh tế phát triển.
B. Kinh tế tăng trưởng nhanh, vùng có ít thiên tai.
C. Nhiều vũng biển sâu, kín gió, dân cư đông đúc.
D. Chất lượng lao động năng lên, vốn đầu tư lớn.
Câu 12: Đâu không phải là thế mạnh nổi bật của Đông Nam Bộ?
A. Phát triển sản xuất lương thực.
B. Trồng các loại cây công nghiệp.
C. Khai thác dầu khí quy mô lớn.
D. Xây dựng nhà máy thủy điện.
Câu 13: Khí hậu tác động đến sông ngòi nước ta thể hiện rõ qua
A. tốc độ dòng chảy, hướng chảy của sông, mật độ và mạng lưới.
B. mạng lưới, hướng chảy, mật độ, chế độ nước sông, tốc độ sông.
C. mật độ, mạng lưới, tổng lượng nước, phù sa, chế độ nước sông.
D. lưu lượng nước, độ dốc của con sông, hướng chảy, mật độ sông.
Câu 14: Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Vải, chôm chôm tăng nhanh hơn xoài.
B. Xoài tăng, nhãn, vải, chôm chôm giảm.
C. Nhãn tăng ít hơn vải, chôm chôm.
D. Xoài tăng nhiều hơn nhãn.
Câu 15: Cơ cấu hàng xuất khẩu nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. giảm tỉ lệ hàng sơ chế, nguyên liệu thô; tăng tỉ lệ hàng chế biến.
B. giảm tỉ lệ hàng nông, thủy sản; tăng tỉ lệ hàng thiết bị hiện đại.
C. tăng tỉ lệ nhóm hàng điện tử; giảm tỉ lệ hàng dệt may, da giày.
D. tăng tỉ lệ hàng công nghiệp chế biến; giảm tỉ lệ hàng điện tử.
Câu 16: Đối tượng nuôi trồng thủy sản của Bắc Trung Bộ ngày càng đa dạng chủ yếu do
A. đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
B. đường bờ biển kéo dài, có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. nhiều vũng trũng đồng bằng, trình độ lao động năng cao.
D. lao động giàu kinh nghiệm, tài nguyên sinh vật đa dạng.
Câu 17: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tính chất nhiệt đới tăng lên so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chủ yếu do tác động của
A. gió Tây hoạt động mạnh, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới tồn tại lâu.
B. gió hướng đông bắc tăng cường, độ cao của địa hình, vị trí địa lí.
C. vị trí địa lí, hướng của các dãy núi, gió mùa Đông Bắc giảm sút.
D. vị trí gần Xích đạo, Tín phong bán cầu Bắc ưu thế, núi chắn phần bắc.
Câu 18: Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá được chú trọng phát triển ở nhiều nơi của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhằm
A. nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch.
B. giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo việc làm cho người dân.
C. tạo việc làm cho người dân, hình thành các khu tiêu thụ.
D. hình thành các khu tiêu thụ, nâng cao khả năng khai thác.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Địa hình đa dạng, đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng của các dãy núi theo hướng vòng cung, cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng tương đối rộng và bằng phẳng. Địa hình caxtơ khá phổ biến, tiêu biểu ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo như vùng biển tỉnh Quảng Ninh.
a) Đây là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta.
b) Địa hình của miền có nhiều thuận lợi cho phát triển ngành du lịch.
c) Địa hình thấp, hướng núi vòng cung là điều kiện khiến cho gió mùa Đông Bắc lấn sâu vào lãnh thổ nước ta.
d) Các cánh cung tạo bức chắn địa hình với gió mùa Đông Nam gây nên khô hạn kéo dài cho các vùng khuất gió.
Câu 2. Cho thông tin sau:
Trong báo cáo năm 2020 của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam có đưa ra khái niệm: Du lịch xanh là du lịch dựa trên nền tảng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát triển gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
a) Phát triển du lịch xanh giúp khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường.
b) Du lịch xanh chịu sự tác động rất lớn của tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa – nhân văn.
c) Những nơi kinh tế phát triển, đô thị hoá mạnh, dân số có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch xanh hơn.
d) Du lịch xanh là hình thức phát triển cao nhất, hiệu quả và toàn diện nhất so với các hình thức phát triển du lịch hiện nay.
Câu 3. Cho thông tin sau:
Tây Nguyên có trữ năng thủy điện lớn thứ hai sau vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trữ năng thủy điện của vùng tập trung ở một số hệ thống sông như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai.
a) Trên các hệ thống sông lớn ở Tây Nguyên có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện.
b) Khó khăn lớn nhất trong hoạt động của các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên hiện nay là chế độ nước theo mùa.
c) Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên có ý nghĩa chủ yếu là phát triển công nghiệp, tạo việc làm.
d) Tây Nguyên hình thành được các bậc thang thủy điện chủ yếu do đặc điểm mạng lưới sông ngòi và địa hình.
Câu 4. Cho biểu đồ:
a) GDP của Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2022.
b) GDP của Thái Lan tăng liên tục trong giai đoạn 2017 – 2022.
c) GDP của Việt Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2017 – 2022.
d) Năm 2022 so với năm 2017, giá trị GDP tăng thêm của Việt Nam gấp hơn 3 lần giá trị GDP tăng thêm của Thái Lan.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết lưu lượng nước trung bình các tháng trong năm 2022 của sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận là bao nhiêu m³/s? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 2. Cho bảng số liệu:
Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết sự chênh lệch tổng lưu lượng nước mùa lũ tại trạm Củng Sơn cao hơn tổng lưu lượng nước mùa cạn là bao nhiêu m³/s? (làm tròn kết quả đến 4ang đơn vị).
Câu 3. Năm 2023, qui mô GDP của nước ta đạt 430 tỉ USD, số dân của nước ta năm này là 100,3 triệu người. Tính GDP bình quân đầu người của nước ta năm 2023 (làm tròn kết quả đến 4ang đơn vị của USD/người).
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết số lượng quần áo mặc thường sản xuất từ ngành công nghiệp năm 2023 so với năm 2019 tăng bao nhiêu triệu cái? (làm tròn kết quả đến 4ang đơn vị).
Câu 5. Một xe ô tô đảm nhận vận chuyển 32 tấn hàng hoá từ Lào Cai đến Hà Nội với quãng đường 296 km. Hãy tính khối lượng luân chuyển của xe ô tô trên (làm tròn kết quả đến 4ang đơn vị của tấn.km).
Câu 6. Năm 2010 và 2022, diện tích trồng lạc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ lần lượt là 37,6 nghìn ha và 43,6 nghìn ha. Tốc độ tăng trưởng diện tích trồng lạc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2022 so với năm 2010 (coi năm 2010 = 100%) là bao nhiêu %? (làm tròn kết quả đến 4ang đơn vị).
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.