Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí sở Quảng Nam trường THPT Tố Hữu

Làm bài thi

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí sở Quảng Nam trường THPT Tố Hữu là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi Chuyển Cấp, được thiết kế nhằm hỗ trợ học sinh lớp 12 luyện tập hiệu quả theo cấu trúc đề thi thật, chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học. Đây cũng là tài liệu chất lượng nằm trong nhóm Ôn tập thi thử THPT, giúp học sinh làm quen với dạng câu hỏi trắc nghiệm, kỹ năng xử lý Atlat và các dạng bài phân hóa. Đề thi này nằm trong chuỗi Thi thử Địa Lý THPT – Đại Học, được biên soạn bám sát định hướng của Đề minh họa Tốt nghiệp THPT Địa lí năm 2025, theo chương trình GDPT 2018.

Đề thi bao phủ toàn bộ kiến thức trọng tâm chương trình Địa lí lớp 12 như: địa lí tự nhiên, dân cư, cơ cấu ngành kinh tế, vùng lãnh thổ, cùng các chuyên đề then chốt như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế theo vùng, khai thác hợp lý tài nguyên, và hệ thống câu hỏi luyện tập kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – công cụ không thể thiếu trong bài thi trắc nghiệm chuẩn hóa.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay hôm nay!

  • Số trang: 4 trang
  • Hình thức: 100% trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thì sinh trả lời tới câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thì sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Phía Tây lãnh thổ phần đất liền của nước ta tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
B. Mi-an-ma.
C. Trung Quốc.
D. Lào.

Câu 2: Hoạt động của bão nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
B. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Huế.
C. Mùa bão chậm dần từ Huế trở ra Bắc.
D. Mùa bão chậm dần từ Nam ra Bắc.

Câu 3: Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. thương mại.
C. du lịch.
D. nông nghiệp.

Câu 4: Thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương?
A. Hải Phòng.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.

Câu 5: Vùng nào sau đây có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.

Câu 6: Mỏ than lớn nhất của nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Lạng Sơn.
B. Lào Cai.
C. Thái Nguyên.
D. Quảng Ninh.

Câu 7: Loại hình vận tải trẻ, có tốc độ phát triển và hiện đại hóa nhanh ở nước ta là
A. đường ô tô.
B. đường hàng không.
C. đường sắt.
D. đường biển.

Câu 8: Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta thuộc vùng
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9: Thế mạnh phát triển kinh tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.
B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện.
C. Khai thác và chế biến bô-xít, thủy sản.
D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.

Câu 10: Tỉnh nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng không giáp biển?
A. Hà Nam.
B. Nam Định.
C. Thái Bình.
D. Quảng Ninh.

Câu 11: Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao mang lại lợi thế lớn nhất cho hoạt động nào sau đây ở nước ta?
A. Khai khoáng.
B. Khai thác lâm sản.
C. Giao thông vận tải.
D. Du lịch.

Câu 12: Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?
A. Tỉ trọng lao động trong nông – lâm – thủy sản tăng.
B. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng giảm.
C. Tỉ trọng lao động trong dịch vụ giảm.
D. Tỉ trọng lao động trong dịch vụ tăng.

Câu 13: Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để Duyên hải Nam Trung Bộ xây dựng cảng nước sâu?
A. Bờ biển dài, nhiều đầm phá.
B. Các tỉnh/thành phố đều giáp biển.
C. Có nhiều vịnh biển sâu, kín gió.
D. Ít chịu ảnh hưởng của bão.

Câu 14: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Bộ là
A. ít khoáng sản.
B. đất đai kém màu mỡ.
C. ít tài nguyên rừng.
D. mùa khô kéo dài sâu sắc.

Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự hình thành gió mùa ở Việt Nam?
A. Sự chênh lệch khí áp giữa đất liền và biển.
B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.
C. Sự tăng và hạ khí áp một cách đột ngột.
D. Sự chênh lệch nhiệt, ẩm giữa đất và biển.

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của nội thương?
A. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ.
B. Số lượng các cơ sở buôn bán.
C. Tổng mức bán lẻ hàng hoá.
D. Số lao động của nội thương.

Câu 17: Thế mạnh tự nhiên để Bắc Trung Bộ phát triển khai thác hải sản là
A. có mật độ sông ngòi khá cao.
B. có một số nguồn nước khoáng.
C. rừng tự nhiên có diện tích lớn.
D. vùng biển rộng, giàu nguồn lợi.

Câu 18: Mục đích chủ yếu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở ĐB sông Cửu Long?
A. Tạo nhiều nông sản, phát huy các thế mạnh.
B. Tăng sản phẩm hàng hóa, đa dạng sản xuất.
C. Cải tạo đất, đẩy mạnh hoạt động trồng trọt.
D. Phát triển kinh tế, sử dụng hợp lí tự nhiên.

PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin sau:
Về địa hình, đây là miền có địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh cao trên 2000 m… Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn, thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. Vùng biển có một số đảo như: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư… Về khí hậu, miền có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm; đầu mùa hạ, phần phía nam của miền chịu tác động của gió phơn Tây Nam.

a) Đây là đặc điểm tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b) Miền có một mùa đông lạnh đến muộn và kết thúc sớm.
c) Địa hình đồng bằng của miền nhỏ hẹp, bị chia cắt với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá.
d) Đây là sự thay đổi về khí hậu theo Bắc – Nam. Đầu mùa hạ, miền chịu ảnh hưởng của địa hình núi cao.

Câu 2. Cho thông tin sau:
Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống con người. Ở nước ta, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế và phát triển ngày càng đa dạng.
a) Cơ cấu ngành dịch vụ ở nước ta ngày càng đa dạng.
b) Ngành dịch vụ góp phần giúp cho nước ta thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c) Ngành dịch vụ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
d) Quy mô dân số đông, lực lượng lao động tăng cả về số lượng và chất lượng tạo nên thách thức lớn cho sự phát triển dịch vụ của nước ta.

Câu 3. Cho biểu đồ sau:

a) Mi-an-ma xuất siêu qua tất cả các năm.
b) Năm 2022, Mi-an-ma là nước nhập siêu.
c) Năm 2015, trị giá nhập siêu của Mi-an-ma cao nhất.
d) Năm 2022 so với năm 2015, trị giá xuất khẩu của Mi-an-ma tăng nhanh hơn trị giá nhập khẩu.

Câu 4. Cho thông tin sau:
Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vùng cũng phải đối mặt với không ít hạn chế như mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, triều cường và những thách thức lớn trước tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc sử dụng hợp lí tự nhiên ở
Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải đi đôi với cải tạo.
a) Vùng có mùa khô kéo dài do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
b) Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh, nâng vị thế vùng.
c) Diện tích rừng ở vùng giảm nhanh do tình trạng nhiễm mặn.
d) Giải pháp quan trọng để ứng phó nguy cơ hạn mặn, thiếu nước ở vùng là phát triển hệ thống thủy lợi, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

PHẦN III. Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của Nha Trang năm 2023 là bao nhiêu °C? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt độ năm của Hà Nội cao hơn của Cà Mau là bao nhiêu °C? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)

Câu 3. Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết mật độ dân số của tỉnh Sơn La ít hơn tỉnh Hòa Bình là bao nhiêu người/km²? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 4. Năm 2023, dân số nước ta là 100,3 triệu người, trong đó dân số Nam là 50 triệu người. Tỉ số giới tính của nước ta là bao nhiêu % ? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).

Câu 5. Năm 2022, trị giá nhập khẩu hàng hóa của nước ta là 359,8 tỉ USD, trị giá xuất khẩu là 371,7 tỉ USD. Hãy cho biết cán cân xuất nhập khẩu của nước ta năm 2022 là bao nhiêu tỉ USD? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 6. Năm 2022, tổng diện tích lúa đông xuân nước ta là 2992,3 nghìn ha với sản lượng đạt 19976 nghìn tấn. Hãy cho biết năng suất lúa đông xuân của nước ta là bao nhiêu tạ/ha? (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Địa lí không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Địa lí

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: