Trắc nghiệm Toán 11: Bài 29 – Công thức cộng xác suất là một trong những đề thi thuộc chương VIII – Các quy tắc tính xác suất trong chương trình Toán 11, với trọng tâm xoay quanh cách tính xác suất của các biến cố hợp.
Trong bài học này, học sinh sẽ cần nắm vững công thức cộng xác suất, một công cụ quan trọng trong lý thuyết xác suất.
Các kiến thức cơ bản mà học sinh cần hiểu bao gồm:
- Công thức cộng xác suất đối với hai biến cố bất kỳ.
- Công thức cộng xác suất đối với hai biến cố không loại trừ nhau và các trường hợp đặc biệt.
- Cách áp dụng công thức cộng xác suất trong các bài toán xác suất thực tế, giúp giải quyết các vấn đề về khả năng xảy ra của nhiều sự kiện khác nhau.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Toán 11: Bài 29 – Công thức cộng xác suất
Câu 1: Một con xúc sắc đồng chất sao cho mặt bốn chấm xuất hiện nhiều gấp 3 lần mặt khác, các mặt còn lại đồng khả năng. Tìm xác suất để xuất hiện một mặt chẵn
A. \(\dfrac{5}{8}\)
B. \(\dfrac{3}{8}\)
C. \(\dfrac{7}{8}\)
D. \(\dfrac{1}{8}\)
Câu 2: Gieo một con xúc xắc 4 lần. Tìm xác suất của biến cố A: “Mặt 4 chấm xuất hiện ít nhất một lần”
A. \(P(A) = 1 – (\dfrac{5}{6})^4\)
B. \(P(A) = 1 – (\dfrac{1}{6})^4\)
C. \(P(A) = 3 – (\dfrac{5}{6})^4\)
D. \(P(A) = 2 – (\dfrac{5}{6})^4\)
Câu 3: Gieo đồng tiền 5 lần cân đối và đồng chất. Xác suất để được ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp là
A. \(\dfrac{31}{32}\)
B. \(\dfrac{21}{32}\)
C. \(\dfrac{11}{32}\)
D. \(\dfrac{1}{32}\)
Câu 4: Xác suất sinh con trai trong mỗi lần sinh là 0,51. Tìm xác suất sao cho 3 lần sinh có ít nhất 1 con trai (làm tròn đến số thập phân thứ hai)
A. 0,88
B. 0,23
C. 0,78
D. 0,32
Câu 5: Một bình đựng 5 viên bi canh và 3 viên bi đỏ (các viên bi chỉ khác nhau về màu sắc). Lấy ngẫu nhiên một viên bi, rồi lấy ngẫu nhiên một viên bi nữa. Khi tính xác suất của biến cố “lấy lần thứ hai được một viên bi xanh”, ta được kết quả
A. \(\dfrac{5}{8}\)
B. \(\dfrac{5}{9}\)
C. \(\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{4}{7}\)
Câu 6: Một hộp đựng 10 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 2 viên bi vàng, 1 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi tính xác suất biến cố: “lấy được 2 viên bi cùng màu”
A. \(\dfrac{7}{9}\)
B. \(\dfrac{1}{9}\)
C. \(\dfrac{5}{9}\)
D. \(\dfrac{2}{9}\)
Câu 7: Một bình chứa 2 bi xanh và 3 bi đỏ. Rút ngẫu nhiên 3 bi. Xác suất để được ít nhất một bi xanh là
A. \(\dfrac{1}{5}\)
B. \(\dfrac{1}{10}\)
C. \(\dfrac{9}{10}\)
D. \(\dfrac{4}{5}\)
Câu 8: Một hộp chứa 6 quả cầu trắng và 4 quả cầu đên. Lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 bốn quả. Tính xác suất sao cho có ít nhất một quả cầu trắng?
A. \(\dfrac{1}{21}\)
B. \(\dfrac{1}{210}\)
C. \(\dfrac{209}{210}\)
D. \(\dfrac{8}{105}\)
Câu 9: Chọn ngẫu nhiên mốt vé xổ số có 5 chữ số được lập từ các chữ số từ 0 đến 9. Tính xác suất của biến cố X: “lấy được vé không có chữ số 1 hoặc chữ số 2”
A. 0,8533
B. 0,8534
C. 0,84
D. 0,814
Câu 10: Một máy bay có 5 động cơ gồm 3 động cơ bên cánh trái và hia động cơ bên cánh phải. Mỗi động cơ bên cánh phải có xác suất bị hỏng là 0,09, mỗi động cơ bên cánh trái có xác suất bị hỏng là 0,04. Các động cơ hoạt động độc lạp với nhau. Máy bay chỉ thực hiện được chuyến bay an toàn nếu có ít nhất hai động cơ làm việc. Tìm xác suất để máy bay thực hiện được chuyến bay an toàn
A. 0,9999074656
B. 0,981444
C. 0,99074656
D. 0,91414148
Câu 11: Trong một túi có 5 viên bi xanh và 6 viên bi đỏ; lấy ngẫu nhiên từ đó ra 2 viên bi. Khi đó xác suất để lấy được ít nhất một viên bi xanh là:
A. \(\dfrac{8}{11}\)
B. \(\dfrac{2}{11}\)
C. \(\dfrac{3}{11}\)
D. \(\dfrac{9}{11}\)
Câu 12: Gieo ngẫu nhiên đồng thời bốn đồng xu. Tính xác suất để ít nhất hai đồng xu lật ngửa, ta có kết quả
A. \(\dfrac{10}{9}\)
B. \(\dfrac{11}{12}\)
C. \(\dfrac{11}{16}\)
D. \(\dfrac{11}{15}\)
Câu 13: Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để được nhiều nhất hai mặt 5 là
A. \(\dfrac{5}{72}\)
B. \(\dfrac{1}{216}\)
C. \(\dfrac{17}{72}\)
D. \(\dfrac{215}{216}\)
Câu 14: Một hộp chứa 6 bi xanh, 7 bi đỏ. Nếu chon ngẫu nhiên 2 bi từ hộp này. Thì xác suất để được 2 bi cùng màu là
A. 0,46
B. 0,51
C. 0,55
D. 0,64
Câu 15: Hai cầu thủ sút phạt đền. Mỗi người đá 1 lần với xác suất làm bàn tương ứng là 0,8 và 0,7. Tính xác suất để có ít nhất 1 cầu thủ làm bàn
A. 0,42
B. 0,94
C. 0,234
D. 0,9
Câu 16: Một đề trắc nghiệm gồm 20 câu, mỗi câu có 4 đáp án và chỉ có một đáp án đúng. Bạn An làm đúng 12 câu, còn 8 câu bạn An đánh hú họa vào đáp án mà An cho là đúng. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Hỏi An có khả năng được bao nhiêu điểm
A. \(6 + \dfrac{1}{47}\)
B. \(5 + \dfrac{1}{42}\)
C. \(6 + \dfrac{1}{42}\)
D. \(5 + \dfrac{1}{47}\)
Câu 17: Một hộp đựng 40 viên bi trong đó 20 viên bi đỏ, 10 viên bi xanh, 6 viên bi vàng, 4 viên bi trắng. lấy ngẫu nhiên 2 bi, tính xác suất biến cố: “lấy được 2 viên bi cùng màu”
A. \(\dfrac{41}{95}\)
B. \(\dfrac{61}{95}\)
C. \(\dfrac{4}{15}\)
D. \(\dfrac{64}{195}\)
Câu 18: Một hộp có 5 viên bi đỏ và 9 viên bi xanh. Chọn ngẫu nhiên 2 viên bi. Xác suất để được hai viên bi khác màu là
A. \(\dfrac{14}{45}\)
B. \(\dfrac{45}{91}\)
C. \(\dfrac{46}{91}\)
D. \(\dfrac{15}{22}\)
Câu 19: Một hộp đựng 10 viên bi trong đó có 4 viên bi đỏ, 3 viên bi xanh, 2 viên bi vàng, 1 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi, tính xác suất biến cố: “2 viên bi cùng màu”
A. \(\dfrac{1}{9}\)
B. \(\dfrac{2}{9}\)
C. \(\dfrac{4}{9}\)
D. \(\dfrac{1}{3}\)
Câu 20: Chọn ngẫu nhiên mốt vé xổ số có 5 chữ số được lập từ các chữ số từ 0 đến 9. Tính xác suất của biến cố X: “lấy được vé không có chữ số 2 hoặc chữ số 7”
A. 0,8533
B. 0,85314
C. 0,8545
D. 0,853124

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.