Trắc nghiệm Toán 11: Bài 8 – Mẫu số liệu ghép nhóm là một phần quan trọng trong chương III: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm. Trong bài học này, học sinh sẽ tìm hiểu về cách tổ chức và phân tích dữ liệu trong bảng mẫu số liệu ghép nhóm, một kỹ thuật quan trọng trong thống kê, giúp tóm tắt và rút ra các đặc điểm chính của tập dữ liệu.
Các kiến thức cần nắm để giải quyết tốt bài này bao gồm:
- Cách xây dựng bảng mẫu số liệu ghép nhóm từ các dữ liệu thô.
- Phương pháp tính các số liệu đặc trưng như trung bình, trung vị, phương sai, và độ lệch chuẩn từ bảng mẫu số liệu ghép nhóm.
- Các bước và kỹ thuật để phân tích và giải thích dữ liệu thống kê từ mẫu ghép nhóm.
Đây là nền tảng quan trọng giúp học sinh hiểu rõ hơn về việc xử lý và phân tích dữ liệu thống kê trong các tình huống thực tế. Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức để rèn luyện kỹ năng thống kê của bạn!
Trắc nghiệm Toán 11: Bài 8 – Mẫu số liệu ghép nhóm
Câu 1: Điền từ thích hợp và chỗ trống: “Mẫu số liệu … là mẫu số liệu cho dưới dạng bảng tần số của các nhóm số liệu.”
A. Ghép nhóm
B. Không ghép nhóm
C. Ghép nhóm và không ghép nhoms
D. Cả ba đều sai
Câu 2: Mỗi nhóm số liệu ghép nhóm là tập hợp gồm:
A. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo nhiều tiêu chí xác định
B. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo hai tiêu chí xác định
C. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo một tiêu chí xác định
D. các giá trị của số liệu được ghép nhóm theo ba tiêu chí xác định
Câu 3: Nhóm số liệu ghép nhóm thường được cho dưới dạng:
A. (a; b), trong đó a là đầu mút trải, b là đầu mút phải
B. [a; b], trong đó a là đầu mút trải, b là đầu mút phải
C. [a; b), trong đó a là đầu mút trải, b là đầu mút phải
D. (a; b], trong đó a là đầu mút trải, b là đầu mút phải
Câu 4: Mẫu số liệu ghép nhóm được dùng khi nào?
A. khi ta có thể thu thập được số liệu chính xác hoặc do yêu cầu của bài toán mà ta phải biểu diễn mẫu số liệu dưới dạng ghép nhóm để thuận lợi cho việc tổ chức, đọc và phân tích số liệu.
B. khi ta không thể thu thập được số liệu chính xác hoặc do yêu cầu của bài toán mà ta phải biểu diễn mẫu số liệu dưới dạng ghép nhóm để thuận lợi cho việc phân tích số liệu.
C. khi ta không thể thu thập được số liệu chính xác hoặc do yêu cầu của bài toán mà ta phải biểu diễn mẫu số liệu dưới dạng ghép nhóm để thuận lợi cho việc tổ chức, đọc và phân tích số liệu.
D. Cả ba câu trên đều sai
Câu 5: Mẫu số liệu (T) được mô tả dưới dạng bảng thống kê sau: Tổng số giá trị của mẫu số liệu là:
A. 2 589 863
B. 14 583 632
C. 125 863
D. 1 379 008
Câu 6: Mẫu số liệu (T) được mô tả dưới dạng bảng thống kê sau: Số lượng thí sinh có ít nhất một môn học có điểm từ 6 đến dưới 7 là:
A. 69
B. 192
C. 56
D. 23
Câu 7: Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thời gian (phút) đi từ nhà đến nơi làm việc của các nhân viên một công ty như sau: Mẫu số liệu được chia thành bao nhiêu nhóm?
A. 5 nhóm
B. 6 nhóm
C. 7 nhóm
D. 8 nhóm
Câu 8: Cho mẫu số liệu ghép nhóm về số tiền mà sinh viên chi cho thanh toán cước điện thoại trong tháng: Có bao nhiêu sinh viên chi từ 100 đến dưới 150 nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng?
A. 5
B. 12
C. 17
D. 23
Câu 9: Cho mẫu số liệu ghép nhóm về thống kê nhiệt độ tại một địa điểm trong 40 ngày, ta có bảng số liệu sau: Có bao nhiêu ngày có nhiệt độ từ \(28^\circ C\) đến dưới \(31^\circ C\) ?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 10: Một công ty may quần áo đồng phục học sinh cho biết cỡ áo theo chiều cao của học sinh được tính như sau: Công ty muốn ước lượng tỉ lệ các cỡ áo khi may cho học sinh lớp 11 đã đo chiều cao của 36 học sinh khối 11 của một trường và thu được mẫu số liệu sau (đơn vị là cm). 160; 161; 161; 162; 162; 162; 163; 163; 163; 164; 164; 164; 164; 165; 165; 165; 165; 165; 166; 166; 166; 166; 167; 167; 168; 168; 168; 168; 169; 169; 170; 171; 171; 172; 172; 174. Số học sinh có chiều cao vừa vặn với size L là bao nhiêu?
A. 6
B. 5
C. 8
D. 7
Câu 11: Chọn đáp án sai trong các đáp án sau
A. Nên chia thành nhiều nhóm và có độ dài từng nhóm linh hoạt.
B. Mẫu số liệu ghép nhóm được dùng khi ta không thể thu thập được số liệu chính xác.
C. Trong một số trường hợp, nhóm số liệu cuối cùng có thể lấy đầu mút bên phải.
D. Độ dài cuả nhóm là b – a.
Câu 12: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:
A. Phương sai luôn là một số không âm;
B. Phương sai là bình phương của độ lệch chuẩn;
C. Phương sai càng lớn thì độ phân tán so với số trung bình cộng càng lớn;
D. Phương sai luôn lớn hơn độ lệch chuẩn.
Câu 13: Phương sai của dãy số 2; 3; 4; 5; 6; 7 là.
A. 4.5;
B. 3,1;
C. 2,92;
D. 2.
Câu 14: Độ lệch chuẩn là:
A. Bình phương của phương sai;
B. Một nửa của phương sai;
C. Căn bậc hai của phương sai;
D. Nghịch đảo của phương sai.
Câu 15: Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau: 200 240 220 210 225 235 225 270 250 280.
A. 80;
B. 20;
C. 30;
D. 10.
Câu 16: Tiến hành đo huyết áp của 8 người ta thu được kết quả sau: 77 105 117 84 96 72 105 124 Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.
A. 10;
B. 20;
C. 10,5;
D. 30,5.
Câu 17: Cho mẫu số liệu: 10 7 8 5 4. Tính độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đó.
A. 6,8;
B. 2,14;
C. 4,56;
D. 20,79.
Câu 18: Nhiệt độ trung bình hàng tháng trong một năm được ghi lại trong bảng sau: Tìm khoảng tứ phân vị của bảng số liệu trên.
A. 19,5;
B. 28,5;
C. 24,5;
D. 19.
Câu 19: Thời gian chạy 50 m của 20 học sinh được ghi lại trong bảng sau đây: Hãy tìm độ lệch chuẩn của mẫu số liệu đã cho.
A. 0,14;
B. 0,0191;
C. 8,53;
D. 8,5.
Câu 20: Theo thống kê điểm thi giữa kì 2 môn toán khối 11 của một trường THPT, người ta tính được phương sai của bảng thống kê đó là \(s^2 = 0,573\). Độ lệch chuẩn của bảng thống kê đó bằng:
A. 0,182;
B. 0,757;
C. 0,936;
D. 0,657.

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.