Trắc nghiệm địa lý 10 Bài 2 – Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Làm bài thi

Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 2 – Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là một trong những đề thi thuộc Chương 1: Sử dụng bản đồ trong Phần 2: Địa lí tự nhiên của chương trình Địa lí 10. Đây là nội dung quan trọng giúp học sinh làm quen với các phương pháp thể hiện thông tin địa lí trên bản đồ – một kỹ năng thiết yếu trong học tập và ứng dụng thực tế.

Để hoàn thành tốt đề trắc nghiệm bài này, học sinh cần nắm được các phương pháp biểu hiện chính trên bản đồ như: phương pháp chấm điểm, phương pháp kí hiệu, phương pháp đường chuyển động, phương pháp bản đồ – biểu đồ, phương pháp khoanh vùng…. Bên cạnh đó, việc phân biệt đặc điểm, cách sử dụng, ưu nhược điểm của từng phương pháp cũng là nội dung trọng tâm cần ghi nhớ.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 2 – Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Câu 1: Các trung tâm công nghiệp thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. Chấm điểm
B. Đường chuyển động
C. Bản đồ – biểu đồ
D. Kí hiệu

Câu 2: Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí
A. Được phân bố ở các vùng khác nhau
B. Trên một đơn vị lãnh thổ hành chính
C. Được sắp xếp thứ tự theo thời gian
D. Trong một khoảng thời gian nhất định

Câu 3: Đối tượng nào sau đây được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu?
A. Hải cảng
B. Dòng biển
C. Luồng di dân
D. Hướng gió

Câu 4: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
A. Bản đồ – biểu đồ
B. Chấm điểm
C. Kí hiệu
D. Kí hiệu theo đường

Câu 5: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?
A. Tượng hình
B. Hình học
C. Điểm
D. Chữ

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?
A. Thể hiện được tốc độ di chuyển đối tượng
B. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng
C. Xác định được vị trí của đối tượng
D. Thể hiện được quy mô của đối tượng

Câu 7: Đặc trưng của phương pháp khoanh vùng:
A. Thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lý
B. Thể hiện được động lực phát triển của các đối tượng
C. Thể hiện sự phân bố của đối tượng riêng lẻ, dường như tác ra với các đối tượng khác
D. Các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Trong phương pháp kí hiệu, để phân biệt cùng một loại đối tượng địa lí, nhưng khác nhau về chất lượng hoặc động lực phát triển, người ta sử dụng / cùng một kí hiệu nhưng khác nhau về
A. Màu sắc
B. Diện tích (độ to nhỏ)
C. Nét vẽ
D. Cả 3 cách trên

Câu 8: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng được biểu hiện bằng phương pháp chuyển động đó là:
A. Hướng gió, các dãy núi
B. Dòng sông, dòng biển
C. Hướng gió, dòng biển
D. Các ý trên đều đúng

Câu 9: Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm
A. Phân bố theo luồng di chuyển
B. Phân bố phân tán, lẻ tẻ
C. Phân bố theo những điểm cụ thể
D. Phân bố thanh từng vùng

Câu 10: Phương pháp kí hiệu là:
A. Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể
B. Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội
C. Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau
D. Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó

Câu 11: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
D. Sự khác nhau về độ nét kí hiệu

Câu 12: Kí hiệu hình học dùng để biểu thị các đối tượng như thế nào?
A. Sắt, than, croom, kim cương,…
B. Apatit, niken, thủy ngân
C. Rừng nhiệt đới, cây lúa, …
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Để thể hiện các mỏ than trên bản đồ chúng ta thường dùng phương pháp nào?
A. Kí hiệu đường chuyển động
B. Vùng phân bố
C. Kí hiệu
D. Chấm điểm

Câu 14: Trong các đối tượng địa lí dưới đây, đối tượng nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu trên bản đồ?
A. Đường giao thông
B. Mỏ khoáng sản
C. Sự phân bố dân cư
D. Lượng khách du lịch tới

Câu 15: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là:
A. Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá
B. Biên giới, đường giao thông
C. Các luồng di dân, các luồng vận tải
D. Các nhà máy, đường giao thông

Câu 16: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể là phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp kí hiệu
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. Phương pháp chấm điểm
D. Phương pháp kí hiệu theo đường

Câu 17: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố với phạm vi rộng rãi
B. Phân bố theo những điểm cụ thể
C. Phân bố theo dải
D. Phân bố không đồng đều

Câu 18: Các đối tượng địa lí nào sau đây thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
A. Các đường ranh giới hành chính
B. Các hòn đảo
C. Các điểm dân cư
D. Các dãy núi

Câu 19: Dạng kí hiệu nào thường không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu là:
A. Hình học
B. Chữ
C. Tượng hình
D. Dạng đường

Câu 20: Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng:
A. Sự khác nhau về màu sắc kí hiệu
B. Sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu
C. Sự khác nhau về hình dạng kí hiệu
D. Sự khác nhau về màu sắc và độ lớn kí hiệu

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: