Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 24 – Địa lí ngành nông nghiệp là một trong những đề thi thuộc Chương 10 – Địa lý ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trong Phần ba: Địa lí kinh tế xã hội của chương trình Địa lí 10.
Trong đề trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24, học sinh sẽ được kiểm tra các kiến thức trọng tâm liên quan đến đặc điểm phân bố, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp trên thế giới, cũng như những xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay. Nội dung bài học còn tập trung vào các loại hình nông nghiệp chính như: nông nghiệp cổ truyền, nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp hiện đại ứng dụng công nghệ cao,…
Học sinh cần hiểu rõ mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và sự hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa. Ngoài ra, khả năng phân tích bản đồ, biểu đồ nông nghiệp và vận dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn cũng là những kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện qua đề thi.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 24 – Địa lí ngành nông nghiệp
Câu 1: Loại cây nào sau đây phân bố ở cả miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng?
A. Khoai lang
B. Lúa gạo
C. Lúa mì
D. Ngô
Câu 2: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt?
A. Lúa mì
B. Ngô
C. Lúa gạo
D. Kê
Câu 3: Khu vực châu Á gió mùa là nơi nổi tiếng về cây
A. Lúa mì
B. Lúa nước
C. Khoai tây
D. Ngô
Câu 4: Ngô phân bố nhiều nhất ở miền
A. Nhiệt đới, cận nhiệt
B. Ôn đới, hàn đới
C. Nhiệt đới, hàn đới
D. Cận nhiệt, ôn đới
Câu 5: Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu
A. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa
B. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón
C. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước
D. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu
Câu 6: Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu
A. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước
B. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa
C. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu
D. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón
Câu 7: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa mì?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Thái Lan
C. Trung Quốc
D. Băng-la-đét
Câu 8: Nước nào sau đây trồng nhiều lúa gạo?
A. Ô-xtrây-li-a
B. LB Nga
C. Hoa Kì
D. Trung Quốc
Câu 9: Ngô là cây phát triển tốt trên đất
A. Màu mỡ, cần nhiều phân bón
B. Phù sa, cần có nhiều phân bón
C. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước
D. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét
Câu 10: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa?
A. Ngô
B. Kê
C. Lúa mì
D. Lúa gạo
Câu 11: Lúa mì phân bố tập trung ở miền
A. Nhiệt đới và ôn đới
B. Cận nhiệt và nhiệt đới
C. Ôn đới và hàn đới
D. Ôn đới và cận nhiệt
Câu 12: Lúa gạo phân bố tập trung ở miền
A. Cận nhiệt
B. Nhiệt đới
C. Ôn đới
D. Hàn đới
Câu 13: Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất
A. Màu mỡ, cần nhiều phân bón
B. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước
C. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét
D. Phù sa, cần có nhiều phân bón
Câu 14: Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất
A. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước
B. Phù sa, cần có nhiều phân bón
C. Màu mỡ, cần nhiều phân bón
D. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét
Câu 15: Nước nào sau đây trồng nhiều ngô?
A. Ấn Độ
B. Hoa Kì
C. LB Nga
D. Ô-xtrây-li-a
Câu 16: Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?
A. Củ cải đường
B. Cao su
C. Mía
D. Cà phê
Câu 17: Loại cây nào sau đây trồng được miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới?
A. Bông
B. Đậu tương
C. Mía
D. Chè
Câu 18: Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?
A. Mía, đậu tương
B. Đậu tương, củ cải đường
C. Củ cải đường, chè
D. Chè, đậu tương
Câu 19: Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?
A. Mía
B. Cà phê
C. Cao su
D. Chè
Câu 20: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ
A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển
B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển
C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển
D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển

Thảo Linh là một tác giả và biên tập viên giàu kinh nghiệm tại DeThiTracNghiem.vn, chuyên cung cấp các bộ đề thi thử trắc nghiệm chất lượng cao, giúp học sinh và sinh viên ôn tập hiệu quả. Với sự am hiểu sâu rộng về giáo dục và kỹ năng biên soạn nội dung học thuật, Thảo Linh đã đóng góp nhiều bài viết giá trị, giúp người học tiếp cận kiến thức một cách hệ thống và dễ hiểu.