Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 34 – Địa lí ngành giao thông vận tải là một trong những đề thi thuộc Chương 12 – Địa lý ngành dịch vụ trong Phần ba: Địa lí kinh tế xã hội của chương trình Địa lí 10.

Trong đề trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 34, học sinh sẽ được kiểm tra kiến thức về vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải – một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò huyết mạch trong việc lưu thông hàng hóa, kết nối các vùng kinh tế và thúc đẩy phát triển toàn diện. Nội dung trọng tâm của bài học gồm: các loại hình giao thông vận tải chủ yếu (đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống), ưu – nhược điểm của từng loại hình, và xu hướng phát triển hiện đại hóa hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, đề thi còn yêu cầu học sinh nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, như: điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân cư, nhu cầu vận chuyển và chính sách phát triển. Việc hiểu rõ mối quan hệ giữa giao thông và các ngành kinh tế khác cũng là nội dung không thể thiếu.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Địa lí 10: Bài 34 – Địa lí ngành giao thông vận tải

Câu 1: Kênh đào Xuy-ê có vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa nào sau đây từ các nước Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển?
A. Máy móc
B. Dầu mỏ
C. Hàng tiêu dùng
D. Lương thực

Câu 2: Quốc gia nào sau đây có chiều dài đường ống lớn nhất thế giới?
A. Hoa Kì
B. Ả-rập Xê-út
C. Nhật Bản
D. LB Nga

Câu 3: Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định
A. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải
B. Trình độ phát triển giao thông vận tải
C. Vai trò của ngành giao thông vận tải
D. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Câu 4: Luồng vận tải đường biển lớn nhất Thế giới nối liền các đại dương nào sau đây?
A. Hai bờ Thái Bình Dương
B. Hai bờ Đại Tây Dương
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Câu 5: Khu vực nào sau đây tập trung nhiều cảng biển của thế giới?
A. Ấn Độ Dương
B. Thái Bình Dương
C. Địa Trung Hải
D. Đại Tây Dương

Câu 6: Yếu tố nào sau đây quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải?
A. Điều kiện tự nhiên
B. Trình độ lao động
C. Vốn đầu tư nước ngoài
D. Chính sách Nhà nước

Câu 7: Ngành đường biển đảm nhận chủ yếu việc vận chuyển
A. Các tỉnh
B. Nội địa
C. Các vùng
D. Quốc tế

Câu 8: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở quốc gia/khu vực nào sau đây?
A. Nhật Bản và các nước Đông Âu
B. Hoa Kì và các nước Đông Âu
C. Hoa Kì và Tây Âu
D. Nhật Bản, Anh và Pháp

Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn
B. Tăng cường sức mạnh của quốc phòng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế
C. Phục vụ nhu cầu đi lại của người có bằng tái xe máy, ôtô, đi xe công cộng
D. Cung cấp nông sản cho người dân, góp phần bữa ăn thêm dinh dưỡng

Câu 10: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở biển/đại dương nào sau đây?
A. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương
B. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương
C. Ven bờ Ấn Độ Dương
D. Ven bờ Địa Trung Hải

Câu 11: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là
A. Đanuýp, Vônga
B. Vônga, Rainơ
C. Rainơ, Đanuýp
D. Vônga, Iênitxây

Câu 12: Cảng Rotterdam, cảng biển lớn nhất thế giới nằm ở biển/đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Địa Trung Hải
D. Bắc Hải

Câu 13: Ngành vận tải nào sau đây đảm nhiệm phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế và có khối lượng luân chuyển lớn nhất thế giới?
A. Đường hàng không
B. Đường ôtô
C. Đường biển
D. Đường sắt

Câu 14: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là
A. Cung cấp nhiều lao động và lương thực, thực phẩm
B. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải
C. Xây dựng mạnh lưới y tế, giáo dục
D. Mở rộng diện tích trồng rừng

Câu 15: Vai trò nào sau đây không phải của ngành giao thông vận tải?
A. Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường
B. Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới
C. Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước
D. Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân

Câu 16: Nhược điểm lớn nhất của ngành đường ôtô là
A. Tình trạng tắt nghẽn giao thông vào giờ cao điểm
B. Gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường
C. Thiếu chỗ đậu xe
D. Độ an toàn chưa cao

Câu 17: Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi cơ sở hạ tầng đầu tiên cần chú ý là
A. Xây dựng mạng lưới y tế, giáo dục, an ninh
B. Cung cấp lao động và lương thực, thực phẩm
C. Mở rộng diện tích trồng rừng, rừng tự nhiên
D. Phát triển nhanh các tuyến giao thông vận tải

Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng với ngành giao thông vận tải?
A. Chất lượng sản phẩm được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn
B. Cung cấp nông sản cho người dân, góp phần bữa ăn thêm dinh dưỡng
C. Tăng cường sức mạnh của quốc phòng, tạo điều kiện giao lưu kinh tế
D. Phục vụ nhu cầu đi lại của người có bằng tái xe máy, ôtô, đi xe công cộng

Câu 19: Giao thông vận tải là ngành kinh tế độc đáo vừa mang tính sản xuất vật chất vừa mang tính dịch vụ. Điều đó xác định
C. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
A. Vai trò của ngành giao thông vận tải
B. Điều kiện để phát triển giao thông vận tải
D. Trình độ phát triển giao thông vận tải

Câu 20: Khi kênh đào Xuy-ê bị đóng cửa các quốc gia nào sau đây bị tổn thất lớn nhất?
A. Các nước Mĩ Latinh
B. Các nước ven Địa Trung Hải và Biển Đen
C. Các nước Đông Á và Nam Á
D. Các nước Bắc Mĩ

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: